11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hóa học THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận môn Hóa học trong chương trình tập huấn Tìm hiểu chương trình GDPT 2018.
Bạn đang đọc: 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hóa học THPT
Bên cạnh đó, thầy cô tham khảo thêm 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ văn, Toán, Vật lí, Địa lí, Tin học cấp THPT để có thêm nhiều kinh nghiệm, nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn Tìm hiểu chương trình GDPT 2018 của mình, với kết quả như mong muốn. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Hóa học THPT
Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
- Nêu được mô hình sắp xếp electron trong vỏ nguyên tử của một số nguyên tố khí hiếm
- Nêu được sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc dùng chung electron để tạo ra lớp vỏ của electron của nguyên tố khí hiếm( Áp dụng cho một số phân tử đơn giản như H2, Cl2, NH3, H2O, CO2, NH2…)
- Nêu được sự hình thành liên ion theo nguyên tắc cho và nhận electron để tạo ra ion có lớp vỏ của nguyên tố khí hiếm (Áp dụng cho một số phân tử đơn giản như NaCl, MgO…)
- Chỉ ra được sự khác nhau về một số tính chất của ion và chất cộng hóa trị
Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
- Tìm hiểu xu hướng chung của sự tồn tại các chất trong tự nhiên
- Tìm hiểu xu hướng chung của các nguyên tử khi hình thành các chất hóa học
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc Otec
- Sự hình thành liên kết ion theo quy tắc cho và nhận electron
- Sự khác nhau về tính chất của hợp chất cộng hóa trị so với hợp chất ion
- Vận dụng
Câu 3:Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
– Phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm
– Năng lực chung: tự chủ tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Hỗ trợ các thành viên trong nhóm để tiến hành chơi trò chơi
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ
– Năng lực đặc thù:
- Nêu được các quy luật của tự nhiên hướng đến cân bằng bền vững và nhận biết được một số chất bền vững trong tự nhiên
- So sánh được các chất bền nếu biết năng lượng của chúng và ngược lại
- Trình bày được trong tự nhiên có hàng triệu hợp chất hóa học
- Trình bày được các nguyên tố mà nguyên tử có 8 electron ở lớp vỏ ngoài cùng thì bền
- Trình bày được sự hình thành các liên kết trong cộng hóa trị trong một số trường hợp đơn giản bằng sử dụng quy tắc Octet
- Phán đoán được trong các phản ứng hóa học, các nguyên tố có 1- 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng có xu hướng liên kết với nhau để tạo lớp vỏ bền vững của khí hiếm (Quy tắc Octet)
- Phân tích và phán đoán được số electron của các nguyên tử có 1- 7 electron lớp ngoài cùng cần thiếu bao nhiêu để thỏa mãn quy tắc Octet
- Giải thích được vì sao các nguyên tử có thể liên kết được với nhau
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
– Phiếu học tập
– Các quả cầu bằng xốp có ghi sẵn tên các nguyên tố, các thẻ giấy có ghi sẵn chữ electron
– Trò chơi
– Tư liệu học tập do giáo viên cung cấp, sách giáo khoa
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
- Quan sát, phân tích các tư giáo viên cung cấp như: đoạn video, clip, …
- Tìm hiểu hoàn thành phiếu học tập..
- Hoạt động cá nhân, nhóm
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Kết quả báo cáo của cá nhân, nhóm sau khi đối chiếu với thông tin phản hồi từ giáo viên
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
- GV quan sát hoạt động của HS, động viên, hướng dẫn kịp thời.
- Đánh giá thông qua phần trình bày của HS, nhóm.
- GV chốt kiến thức, tuyên dương, khích lệ.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
- Phiếu học tập
- Các quả cầu bằng xốp có ghi sẵn tên các nguyên tố, các thẻ giấy có ghi sẵn chữ electron
- Trò chơi
- Tư liệu học tập do giáo viên cung cấp, sách giáo khoa
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
- Quan sát, phân tích:tư liệu học tập do giáo viên cung cấp, sách giáo khoa
- Hoàn thành phiếu học tập theo yêu cầu của giáo viên
- Tích cực tham gia các trò chơi
Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Học sinh trình bày được:
- Xu hướng chung của sự tồn tại các chất trong tự nhiên
- Xu hướng chung của các nguyên tử khi hình thành các chất hóa học
- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị theo nguyên tắc Otec
- Sự hình thành liên kết ion theo quy tắc cho và nhận electron
- Sự khác nhau về tính chất của hợp chất cộng hóa trị so với hợp chất ion
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
- GV quan sát hoạt động thảo luận, động viên, hướng dẫn kịp thời.
- Đánh giá thông qua phần trình bày nhóm.
- GV nhận xét, chốt kiến thức, tuyên dương, khích lệ.