Trong hóa học lớp 8, có thể thấy chương IV: Oxi – Không khí là 1 trong những chương học quan trọng nhất với những kiến thức cơ bản của môn hóa học. Phần học này chủ yếu là lý thuyết, chính vì vậy việc làm các bài tập trắc nghiệm sẽ giúp bạn nhanh chóng ôn luyện và nhận ra những thứ còn thiếu sót của mình.
Bạn đang đọc: 280 câu trắc nghiệm Hóa học lớp 8 chương IV: Oxi – Không khí (Có đáp án)
Về cơ bản phần Oxi – không khí không phải là kiến thức khó nhưng nó lại rất quan trọng để chúng ta làm các bài tập liên quan. Nguyên tố Oxi sẽ xuất hiện trong hầu hết phần bài tập nên hãy cố gắng luyện tập kỹ phần học này để dễ dàng cho quá trình học tập môn hóa học về sau. Dưới đây là 280 câu trắc nghiệm chương 4 Oxi – không khí lớp 8 để các bạn kiểm tra kiến thức của mình.
CHƯƠNG IV: OXI – KHÔNG KHÍ
Câu 1: Hãy cho biết 3,01.1024 phân tử oxi nặng bao nhiêu gam? (lấy NA = 6,02.1023)
A. 120g . B.140g. C. 160g. D. 150g.
Câu 2: Đốt cháy 3,1 gam photpho trong bình chứa 5 gam oxi. Sau phản ứng chất nào còn dư?
A. Oxi. B.Photpho.
C. Hai chất vừa hết. D.Không xác định được.
Câu 3: Chọn phát biểu chưa đúng:
A. Oxi là phi kim hoạt động hóa học rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao.
B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại.
C. Oxi không có mùi và vị.
D. Oxi cần thiết cho sự sống.
Câu 4: Cho phản ứng: C + O2 CO2. Phản ứng trên là:
A. Phản ứng hóa học. B.Phản ứng tỏa nhiệt.
C. Phản ứng oxi hóa – khử. D.Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxi trong không khí?
A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt.
B. Sự cháy của than, củi, bếp ga.
C. Sự quang hợp của cây xanh.
D. Sự hô hấp của động vật.
Câu 6: Khác với nguyên tử oxi, ion O2- có:
A. Bán kính ion nhỏ hơn và ít electron hơn.
B. Bán kính ion nhỏ hơn và nhiều electron hơn.
C. Bán kính ion lớn hơn và nhiều electron hơn.
D. Bán kinh ion lớn hơn và ít electron hơn.
Câu 7: Một hợp chất có thành phần % theo khối lượng (trong 1 mol hợp chất) là: 35,97% S, 62,92% O và 1,13% H. Hợp chất này có công thức hóa học:
A. H2SO3. B.H2SO4. C. H2S2O7. D. H2S2O8.
Câu 8: Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm từ các chất KMnO4, KClO3, NaNO3, H2O2 (số mol mỗi chất bằng nhau), lượng oxi thu được nhiều nhất từ:
A. KMnO4. B.KClO3. C. NaNO3. D. H2O2.
Câu 9: Thể tích không khí cần để oxi hóa hoàn toàn 20 lít khí NO thành NO2 là (các thể tích đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất):
A. 10 lít. B.50 lít. C. 60 lít. D. 70 lít.
Câu 10: Cấu hình electron của Fe (Z = 26) là:
A. 1s22s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6. B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s1.
C. 1s22s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2. D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s1.
Câu 11: Dãy chỉ gồm các oxit axit là:
A. CrO ; Al2O3; MgO ; Fe2O3. B. CrO3 ; Fe3O4 ; CuO ; ZnO.
C. Cr2O3; Cu2O ; SO3 ; CO2. D. CrO3 ; SO2 ; P2O5 ; Cl2O7.
Câu 12: Hợp chất nào sau đây không tồn tại?
A. BH3. B.NH3. C. H2S. D. HCl.
Câu 13: Ion CrO42- có màu:
A. Da cam. B.Hồng. C. Vàng. D. Xanh lam.
Câu 14: Dẫn V (lít) khí oxi vừa đủ qua crom (II) hiđroxit có lẫn nước, sau phản ứng thu được 3,09 gam crom (III) hiđroxit. Giá trị V là:
A. 168 ml. B.0,168 l . C. 0,093 l. D. 93 ml.
Câu 15: Chọn nhận định chưa đúng:
A. Cr(OH)2là chất rắn, màu vàng.
B. Cr(OH)2có tính oxi hóa.
C. Trong không khí, Cr(OH)2oxi hóa thành Cr(OH)3.
D. Cr(OH)2là một bazơ.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.