560 câu trắc nghiệm Sinh học ôn thi THPT quốc gia 2023 giúp các em tham khảo, luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm, rồi so sánh với bài làm của mình vô cùng thuận lợi, để ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2023 hiệu quả.
Bạn đang đọc: 560 câu trắc nghiệm Sinh học ôn thi THPT Quốc gia 2023
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học bám sát kiến thức trong SGK Sinh học, các em sẽ nắm chắc kiến thức trọng tâm của môn Sinh học. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ 180 câu trắc nghiệm lý thuyết môn Sinh học. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
560 câu trắc nghiệm Sinh học ôn thi THPT Quốc gia 2023
Câu 1. Thể đột biến là:
A. Tập hợp các kiểu gen trong tế bào cơ thể bị đột biến.
B. Tập hợp các dạng đột biến của cơ thể
C. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên KH.
D. Tập hợp các nhiễm sắc thể bị đột biến.
Câu 2. Đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử gọi là….
A. Đột biến xôma.
B. đột biến tiền phôi.
C. Đột biến giao tử.
D. tiền đột biến.
Câu 3. Đột biến gen là:
A. Sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào hay cấp độ phân tử.
B. Các biến dị tổ hợp xuất hiện qua sinh sản hữu tính.
C. Sự biến đổi đột ngột về cấu trúc di truyền của NST.
D. Sự biến đổi đột ngột về cấu trúc của ADN.
Câu 4. Loại đột biến gen không di truyền qua sinh sản hữu tính là đột biến….
A. giao tử.
B. xôma.
C. trong hợp tử.
D. tiền phôi.
Câu 5. Đột biến gen gồm các dạng là:
A. Mất, thay, đảo và chuyển cặp Nu.
B. Mất, thay, thêm và đảo vị trí 1 hay 1 số cặp Nu.
C. Mất, nhân, thêm và đảo cặp Nu.
D. Mất, thay, thêm và chuyển cặp Nu.
Câu 6. Cơ thể mang đột biến biểu hiện thành kiểu hình đột biến gọi là….
A. tiền đột biến.
B. đột biến xôma.
C. đột biến giao tử.
D. thể đột biến.
Câu 7. Cơ thể mang đột biến biểu hiện thành kiểu hình đột biến gọi là….
A. tiền đột biến.
B. đột biến xôma.
C. đột biến giao tử.
D. thể đột biến.
Câu 8. Đột biến là những biến đổi….
A. ở cấp độ phân tử.
B. trong nhiễm sắc thể.
C. trong vật chất di truyền.
D. ở kiểu hình cơ thể.
Câu 9. Loại đột biến giao tử là đột biến
A. Xảy ra trong quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử.
B. Xảy ra trong quá trình nguyên phân của hợp tử.
C. Không di truyền.
D. Xảy ra ở các mô sinh dưỡng.
Câu 10. Đột biến thoạt đầu xảy ra trên một mạch của gen gọi là..
A. tiền đột biến.
B. đột biến xôma.
C. đột biến tiền phôi.
D. thể đột biến.
Câu 11. Nguyên nhân của đột biến gen là do:
A. Hiện tượng NST phân ly không đồng đều.
B. Tác nhân vật lý, hoá học của môi trường ngoài hay do biến đổi sinh lí, sinh hoá tế bào.
C. NST bị chấn động cơ học.
D. Sự chuyển đoạn NST.
Câu 12. Dạng đột biến nào sau đây gây hậu quả lớn nhất về mặt di truyền ?
A. Mất cặp nuclêôtit trước mã kết thúc.
B. Mất cặp nuclêôtit sau bộ 3 mở đầu
C. Thay cặp nuclêôtit ở giữa đoạn gen.
D. Đảo vị trí cặp nuclêôtit ở bộ ba kết thúc.
Câu 13. Đột biến gen trội xảy ra trong quá trình giảm phân sẽ biểu hiện…
A. ngay trong giao tử của cơ thể.
B. ở một phần cơ thể tạo thể khảm.
C. ngay trong hợp tử được tạo ra.
D. ở kiểu hình cơ thể mang đột biến.
Câu 14. Đột biến gen được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá vì:
1. Mang tính phổ biến.
2. Thường ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
3. Xảy ra do các tác nhân của môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể.
4. Thời điểm xảy ra đột biến.
Câu trả lời đúng:
A. 1, 2 và 3.
B. 1, 2 và 4
C. 1, 2, 3 và 4.
D. 2, 3 và 4.
Câu 15. Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc dẫn tới sự biến đổi nào sau đây ?
A. Gen đột biến → ARN thông tin đột biến → Prôtêin đột biến.
B. ARN thông tin đột biến → Gen đột biến → Prôtêin đột biến.
C. Prôtêin đột biến → Gen đột biến → ARN thông tin đột biến.
D. Gen đột biến → Prôtêin đột biến → ARN thông tin đột biến.
Câu 16. Loại đột biến gen nào dưới đây không di truyền qua sinh sản hữu tính:
A. Đột biến giao tử
B. Đột biến xôma.
C. Đột biến tiền phôi.
D. Đột biến đa bội thể.
Câu 17. Đột biến gen có những tính chất là …
A. phổ biến trong loài, di truyền, có lợi hoặc có hại.
B. biến đổi cấu trúc prôtêin làm prôtêin biến đổi.
C. riêng rẽ, không xác đinh, di truyền, đa số có hại, ít có lợi.
D. riêng rẽ, không xác định, chỉ di truyền nếu xảy ra trong giảm phân.
Câu 18. Đột biến đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit của gen dẫn đến phân tử prôtêin được tổng hợp có thể thay đổi tối đa:
A. 1 axit amin.
B. 2 axit amin.
C. 3 a.amin.
D. 4 a. amin.
Câu 19. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit ảnh hưởng tới số axit amin trong chuỗi polipeptit là…
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 20. Loại đột biến có thể xuất hiện ngay trong đời cá thể:
1. Đột biến xôma. 2. Đột biến tiền phôi.
3. Đột biến giao tử. Câu trả lời đúng.
A. 1 và 2.
B. 1 và 3.
C. 2 và 3.
D. 1, 2 và 3.
Câu 21: Hình vẽ sau mô tả dạng đột biến gen nào?
A T G X
T A X G
→
T T G X
A A X G
A. Đảo vị trí giữa các cặp nuclêôtit.
B. Thay thế cặp A – T bằng cặp G – X.
C. Thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.
D. Thay thế cặp A – T bằng cặp T – A.
Câu 22. Hiện tượng được xem là cơ chế của đột biến gen:
A. ADN tự nhân đôi vào kỳ trung gian của quá trình phân bào.
B. Nhiễm sắc thể được phân ly trong nguyên phân.
C. Gen tổ hợp trong quá trình thụ tinh
D. Rối loạn tự nhân đôi của ADN.
Câu 23. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do…
A. mất đoạn nhiễm sắc thể 21.
B. đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường.
C. đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y.
D. đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X.
Câu 24. Một gen bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit. Số liên kết hyđrô sẽ thay đổi là:
A. Giảm 6 hoặc 9.
B. Giảm 6 hoặc 9 hoặc 7.
C. Tăng 6 hoặc 7 hoặc 8 hoặc 9
D. Giảm 6 hoặc 7 hoặc 8 hoặc 9
Câu 25. Một gen bị đột biến làm phân tử prôtêin giảm 1 axit amin và các a xít amin còn lại không thay đổi so với prôtêin bình thường. Gen đã xảy ra đột biến…..
A. mất 3 cặp nuclêôtit ở trong gen.
B. mất 3 cặp nuclêôtit trong một bộ ba.
C. mất 3 cặp nuclêôtit của ba bộ ba liên tiếp.
D. mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba kết thúc.
Câu 26. Căn cứ để phân đột biến thành đột biến trội hay lặn là döïa treân:
A. Đối tượng xuất hiện đột biến.
B. Hướng biểu hiện kiểu hình của đột biến.
C. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp sau.
D. Cơ quan xuất hiện đột biến
Câu 27. Một mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau : ….A T X X G T A A G G… Sau đột biến trình tự nuclêôtit mạch gốc là ….A T G X G T A A X G …
Đột biến trên thuộc dạng….
A. thay thế cặp nuclêôtit.
B. thay thế cặp nuclêôtit cùng loại.
C. thay thế cặp nuclêôtit khác loại.
D. đảo vị trí cặp nuclêôtit.
Câu 28. Mạch gốc của gen bị đột biến mất một bộ ba ở khoảng giữa. Sau đột biến, chuỗi pôlypeptit được điều khiển tổng hợp so với gen bình thường sẽ:
A. Không thay đổi số lượng axit amin.
B. Tăng 1 axit amin.
C. Giảm 1 axit amin.
D. Tăng 2 axit amin.
Câu 29. Sau đột biến, chiều dài số của gen không thay đổi nhưng số liên kết hydrô giảm 1, đây có thể là dạng đột biến gì:
A. Thêm một cặp nuclêôtit.
B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Thay thế một cặp nuclêôtit.
D. Đảo vị trí các cặp nuclêôtit.
Câu 30. Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một prôtêin có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đột biến gen xảy ra là:
A.Thay thế một cặp nuclêôtit.
B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Thêm một cặp nuclêôtit.
D. Đảo cặp nuclêôtit.
Câu 31. Đột biến đảo vị trí hai cặp nu của gen có thể làm phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen đó có thể thay đổi tối đa:
A. 1 a. amin
B. 2 a.amin
C. 3 a.amin
D. 4 a. amin
Câu 32. Gen A có khối lượng phân tử bằng 450000 đơn vị cacbon và có 1900 liên kết hydrô.Gen A bị thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X trở thành gen a, thành phần nuclêôtit từng loại của gen a là:
A. A = T = 349 ; G = X = 401
B. A = T = 348 ; G = X = 402.
C. A = T = 401 ; G = X = 349
D. A = T = 402 ; G = X = 348 .
Câu 33. Một gen tổng hợp 1 phân tử prôtêin có 498 axit amin, trong gen có tỷ lệ A/G = 2/3. Nếu sau đột biến, tỷ lệ A/G = 66,85%. Đây là đột biến:
A. Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
B. Thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T .
C. Thay thế 2 cặp A-T ở 2 bộ 3 kế tiếp bằng 2 cặp G-X.
D. Thay thế 2 cặp G-X ở 2 bộ 3 kế tiếp bằng 2 cặp A-T.
Câu 34. Một gen dài 3060 ăngstrong, trên mạch gốc của gen có 100 ađênin và 250 timin. Gen đó bị đột biến mất một cặp G – X thì số liên kết hydrô của gen đột biến sẽ bằng :
A. 2344
B. 2345
C. 2347
D. 2348
Câu 35. Một gen có 1200 nu và có 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 Avà có G= 3/2 A.
Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
A. A=T= 220 và G=X= 330.
B. A=T= 330 và G=X=220.
C. A=T = 340 và G=X =210.
D. A=T = 210 và G=X= 34
Câu 36. Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin . Do đột biến chiều dài của gen giảm 10,2 ăngstrong và kém 7 liên kết hydrô . Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến tự nhân đôi liên tiếp hai lần là:
A. A= T=1074 ; G=X=717
B. A= T =1080 ; G = X=720
C. A= T=1432 ; G =X=956
D. A= T =1440 ; G =X =960
Câu 37. Gen có 1170 nuclêôtit và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử prôtêin giảm xuống 1 axit amin. Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nuclêôtit loại A giảm xuống 14 nuclêôtit, số liên kết hyđrô bị phá huỷ trong quá trình trên là:
A. 13104.
B. 11417.
C. 11466.
D. 11424.
Câu 38. Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômét và có A/G = 2/3. Dạng đột biến ở gen nói trên là:
A. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T
B. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X
C. Mất một cặp A – T
D. Thêm một cặp G – X
Câu 39. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở kì đầu giảm phân I làm xuất hiện dạng đột biến nào sau đây?
A. Đa bội.
B. Đảo đoạn NST.
C. Lặp đoạn NST.
D. Thay cặp nuclêôtit.
Câu 40. Có 2 dạng đột biến nhiễm sắc thể là:
A. Đột biến dị bội và đột biến đa bội
B. Đột biến một nhiễm và đột biến đa nhiễm
C. Đột biến cấu trúc và đột biến số lượng
D. Đột biến mất đoạn và đột biến lặp đoạn
…………
Tải file PDF hoặc Word để tham khảo nội dung chi tiết