Giải Lịch sử 7 Bài 4 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi mở đầu, nội dung bài học và luyện tập vận dụng bài Phong trào cải cách tôn giáo trang 14, 15.
Bạn đang đọc: Lịch sử 7 Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo
Giải Lịch sử Lớp 7 Bài 4 Phong trào cải cách tôn giáo được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 7 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.
Lịch sử 7 Bài 4: Phong trào cải cách tôn giáo
Trả lời câu hỏi nội dung bài học Lịch sử 7 bài 4
1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo
Câu hỏi: Đọc thông tin trong sơ đồ 4, hãy nêu và giải thích nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo.
Gợi ý đáp án
Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cải cách tôn giáo:
– Thời kì trung đại giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh Thánh của Thiên Chúa giáo làm cơ sở tự tưởng chính thống. Tư tưởng này chi phối toàn bộ đời sống xã hội Tây Âu.
– Đến cuối thời trung đại, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hoá, khoa học.
– Giáo hội Thiên Chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên.
2. Nội dung cơ bản và tác động của các cuộc Cải cách tôn giáo
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 4.1, 4.2, hãy nêu nội dung và tác động của cuộc Cải cách tôn giáo.
Gợi ý đáp án
– Nội dung của cuộc Cải cách tôn giáo:
- Phong trào Cải cách tôn giáo diễn ra ở khắp các nước Tây Âu. Đi đầu là Đức, Thụy Sĩ, sau đó đến Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh. Tiêu biểu là cuộc Cải cách tôn giáo của Mác-tin Lu-thơ ở Đức và của Giăng Can-vanh ở Thụy Sĩ.
- Tại Thụy Sĩ, Giăng Can-vanh lên tiếng bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng. Trong thời gian ở Giơ-ne-vơ, Giăng Can-vanh đã thực hiện hơn 2 000 lần thuyết giảng. Trên cơ sở tư tưởng của Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh, đạo Tin Lành ra đời.
– Tác động của cuộc Cải cách tôn giáo:
- Làm Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo cũ) và Tân giáo (tôn giáo cải cách).
- Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc “chiến tranh nông dân Đức”).
Giải Luyện tập, vận dụng Lịch sử 7 bài 4 trang 15
Luyện tập
Lập bảng thống kê thể hiện nguyên nhân, nội dung và tác động của phong trào Cải cách tôn giáo theo nội dung sau:
Nguyên nhân |
Nội dung |
Tác động |
Gợi ý đáp án
Nguyên nhân |
Nội dung |
Tác động |
– Giáo hội Thiên chúa giáo ngăn cản, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hóa,khoa học. – Giáo hội Thiên chúa giáo là một thế lực cản trở bước tiến của giai cấp tư sản đang lên. => Giai cấp tư sản đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức, giáo lí, của Giáo hội Thiên chúa giáo. |
– Dùng biện pháp ôn hòa để tiến hành cải cách, bãi bỏ các lễ nghi phiền toái. – Phê phán chính sách bóc lột nông dân của Tòa thánh (Mác-tin Lu-thơ) – Bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng ( Giăng Can-vanh) – Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời và tấn công vào trật tự phong kiến. |
– Góp phần giải phóng tư tưởng, tình cảm của con người khỏi sự nô dịch của thần học. – Thiên Chúa giáo phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo. – Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc chiến tranh nông dân Đức) |
Vận dụng
Sưu tầm tư liệu, hình ảnh về Mác-tin Lu-thơ, Giăng Can-vanh để giới thiệu với thầy cô và bạn cùng lớp.
Gợi ý đáp án
+)Tư liệu, hình ảnh về Mác-tin Lu-thơ:
Martin Luther sinh năm 1483, tại thành Eisleben, trong một gia đình nghèo. Năm 1501, ông vào trường Ðại học Erfurt để học luật khoa. Ông là một sinh viên xuất sắc, hay nói chuyện và tranh luận, rất có tài xã giao và âm nhạc. Ông tốt nghiệp sau một thời gian hết sức ngắn ngủi. Năm 1506, ông thình lình quyết định vào tu viện, trở thành một tu sĩ gương mẫu và rất sùng đạo. Một ngày kia trong năm 1508, đang khi đọc thơ Rô-ma, ông thình lình được soi sáng và ông thấy rằng phải được cứu rỗi bởi tin cậy Ðức Chúa Trời qua Ðấng Christ, chớ chẳng phải bởi nghi lễ, phép bí tích và phép khổ hạnh của Giáo hội. Sự thấy này đã thay đổi cả cuộc đời ông và cả dòng lịch sử. Năm 1508, ông làm giáo sư tại trường Ðại học Wittenberg, và giữ địa vị ấy cho đến khi qua đời năm 1546.
Ông là người khởi xướng ra phong trào cải cách tôn giáo ở Đức. Ông đã lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy. Năm 1517, ông đã viết “Luận văn 95 điều” dán trước cửa nhà thờ của trường đại học vitenbec tố cáo việc mua bán thẻ miễn tội hồi đó. Trong “Luận văn 95 điều” ông cho rằng việc mua bán thẻ miễn tội là giả dối, chỉ làm lợi cho những người lợi dụng nó. Ông cho rằng chỉ cần lòng tin vào Đức Chúa là sẽ được cứu vớt, ngay cả những nghi lễ phức tạp, tốn kém cũng không cần thiết. Phong trào đòi cải cách tôn giáo ở Đức đã diễn ra rất quyết liệt. Rất nhiều người nông dân đã ủng hộ những tư tưởng của ông và xảy ra xung đột với giáo hội. Đến năm 1555, những tư tưởng của Luther đã được công nhận. Tôn giáo cải cách của Luther từ Đức đã lan sang nhiều nước Châu Âu khác.