Soạn bài Trưởng giả học làm sang Kết nối tri thức

Soạn bài Trưởng giả học làm sang Kết nối tri thức

Tài liệu Soạn văn 8: Trưởng giả học làm sang, sẽ được Download.vn giới thiệu với những kiến thức hữu ích.

Bạn đang đọc: Soạn bài Trưởng giả học làm sang Kết nối tri thức

Soạn bài Trưởng giả học làm sang Kết nối tri thức

Soạn bài Trưởng giả học làm sang

Hy vọng có thể giúp ích cho các bạn học sinh lớp 8 trong quá trình chuẩn bị bài cho môn Ngữ văn.

Soạn văn 8: Trưởng giải học làm sang

    Soạn bài Trưởng giả học làm sang

    Trước khi đọc

    Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình hài mà em yêu thích.

    Gợi ý:

    – Học sinh tự nêu cảm nhận.

    – Ví dụ như: Cô Việt Hương một nghệ sĩ hài nổi tiếng. Cô còn là một người dẫn chương trình đáng yêu. Cách nói chuyện của cô dí dỏm và duyên dáng. Tôi ấn tượng nhất với giọng nói của cô. Nó rất đặc biệt và hấp dẫn. Cô không quá cao hay xinh đẹp. Nhưng mọi người vẫn yêu mến cô. Bởi vì cô luôn biết đem lại tiếng cười cho khán giá. Tôi cảm thấy vô cùng ngưỡng mộ cô Việt Hương.

    Đọc văn bản

    Tại sao lời thoại của nhân vật Ni-côn chủ yếu là tiếng cười?

    Ni-côn nhìn thấy ông Giuốc-đanh mặc áo hoa ngược và cảm thấy buồn cười. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện sự lố lăng với trang phục của ông Giuốc-đanh.

    Sau khi đọc

    Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết nào trong đoạn trích?

    Trang phục của ông Giuốc-đanh được diễn tả ở những chi tiết như: đôi tất lụa bị chật, đôi giày mới đóng cũng chật, trang phục may hoa ngược, bộ tóc giả với lông cắm mũ.

    Câu 2. Ở Lớp II, Hồi thứ ba, hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết điều gì về bộ trang phục của ông Giuốc-đanh? Nếu em là nhân vật Ni-côn, em có thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh là đáng cười không? Vì sao?

    – Hành động cười của nhân vật Ni-côn cho biết bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất lố lăng, buồn cười. Bản thân Ni-côn là người hầu còn biết được điều đó, nhưng ông Giuốc-đanh lại không thấy được. Điều này cho thấy sự thấp kém về thẩm mĩ và thiếu hiểu biết của nhân vật Giuốc-đanh. Nhân vật Ni-côn đại diện cho thị hiếu có tính chuẩn mực thông thường thời đó để cười nhạo những cái không phù hợp.

    – Ý kiến cá nhân: có/không, dựa trên thẩm mĩ của mỗi người.

    Câu 3. Ông Giuốc-đanh đặt làm trang phục với mong muốn gì? Hãy chỉ ra nét tính cách nổi bật ở nhân vật và giải thích vì sao ông dễ dàng bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu.

    – Ông Giuốc-đanh đặc làm trang phục với mong muốn trở thành một nhà quý tộc. Ông muốn dựa vào trang phục cái bề ngoài – được coi là quý tộc lúc bấy giờ để được coi là quý tộc dù ông thuộc đẳng cấp thấp trong xã hội lúc bấy giờ.

    – Tính cách của ông Giuốc-đanh: háo danh, học đòi

    – Ông dễ dàng bị bị những người thợ may lừa mị, lợi dụng và trở thành đáng cười trong mắt người hầu vì ông háo danh đến mức mù quáng, mê muội nên không nhận ra được thật giả, tốt xấu và ưa thích những lời tâng bốc, nịnh hót.

    Câu 4. Lời thoại trong các lớp kịch có gì đáng chú ý?

    – Lời thoại trong các lớp kịch có sự đối nghịch: đối nghịch trong thoại biểu hiện ở sự không tương xứng giữa tên gọi và thực chất sự việc (bít tất chật, giày chật, áo hoa ngược>

    ông Giuốc-đanh thỏa hiệp), ngữ điệu và lời lẽ của ông chủ với đầy tớ (quát mắng>

    – Lời thoại đi liền với cử chỉ, hướng đến tính khẩu ngữ, ngôn ngữ thông dụng, bình dân,…

    Câu 5. Xoay quanh sự việc mặc trang phục của ông Giuốc-đanh, em hãy chỉ ra những nét tương phản trong hành động của ông Giuốc-đanh và các nhân vật.

    – Ông Giuốc-đanh với phó may: chỉ ra những bất cập của trang phục, thoải hiệp với thợ may>

    – Thợ bạn với ông Giuốc-đanh: gọi ông Giuốc-đanh bằng các danh xưng quý tộc>

    – Ông Giuốc-đanh với Ni-con: sai bảo, quát mắng, dọa đánh>

    Câu 6. Nêu một vài thủ pháp trào phúng trong đoạn trích.

    Một số thủ pháp trào phúng: đối nghịch, phóng đại, tăng tiến, sử dụng nghi lễ kì cục, thoại bỏ lửng.

    Câu 7. Giả sử em được đóng vai ông Giuốc-đanh để diễn đoạn trích này, em sẽ chọn trang phục, thể hiện dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật như thế nào?

    • Trang phục: nhã nhặn, lịch sự
    • Dáng vẻ, điệu bộ: tỏ vẻ sang trọng,…

    Câu 8. Theo em, trong cuộc sống hiện nay còn có những người như ông Giuốc-đanh không?

    Hiện nay, vẫn có một số người như ông Giuốc-đanh, không có học thức nhưng vẫn học đòi, tỏ ra hiểu biết.

    Viết kết nối với đọc

    Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa trong đoạn trích trên.

    Gợi ý:

    Trong đoạn trích “Trưởng giả học làm sang”, chi tiết phó may may áo ngược hoa để lại cho tôi nhiều suy nghĩ. Chi tiết này xuất hiện ở phần đầu của vở kịch, khi bác phó may mang bộ lễ phục đến cho ông Giuốc-đanh mặc thử. Ông ta đã phát hiện chiếc áo bị may ngược hoa và chất vấn bác phó may. Nhưng bác ta đã bao biện bằng cách nói rằng những người quý phái đều mặc áo có hoa ngược. Điều này đánh đúng vào thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh. Chỉ với chi tiết này, nhưng chúng ta đã thấy được sự dốt nát, học đòi của ông Giuốc-đanh cùng với sự dối trá, ranh mãnh của bác phó may.

    Xem thêm: Đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về chi tiết phó may may áo ngược hoa

    Soạn bài Trưởng giả học làm sang Kết nối tri thức

    admincd

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *