Cấu trúc đề thi vào 10 năm 2023 – 2024 tỉnh Bắc Giang

Cấu trúc đề thi vào 10 Tỉnh Bắc Giang bao gồm các môn Toán, Ngoại Ngữ, Văn, GDCD. Với cấu trúc đề thi vào 10 này sẽ giúp quý thầy cô và các bạn học sinh có định hướng ôn tập hiệu quả cho kỳ thi sắp tới tốt nhất.

Bạn đang đọc: Cấu trúc đề thi vào 10 năm 2023 – 2024 tỉnh Bắc Giang

Cấu trúc mỗi môn thi tuyển sinh vào 10 Bắc Giang sẽ có các nội dung cũng như kiến thức cần nắm khác nhau, các bạn học sinh nên vận dụng tốt để có được số điểm như ý nhé. Thông qua cấu trúc đề thi vào 10 này còn giúp các bạn có thể thu hẹp phạm vi ôn tập và biết trọng tâm bài thi sẽ nằm ở đâu. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: TOP 45 đề thi vào 10 môn Toán, các dạng Toán 9 ôn thi vào 10.

Cấu trúc đề thi vào 10 tỉnh Bắc Giang

    Cấu trúc đề thi vào lớp 10 môn Toán

    I. NỘI DUNG

    1. Căn thức bậc hai, căn bậc ba: Tính toán, rút gọn, biến đổi biểu thức chứa căn bậc hai; tìm điều kiện xác định của căn thức bậc hai; rút gọn biểu thức chứa căn thức bậc hai.

    2. Hệ phương trình: Các phương pháp giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn; minh họa hình học tập nghiệm của hệ phương trình bậc nhất hai ẩn; giải và biện luận hệ phương trình có chứa tham số.

    3. Phương trình bậc hai: Giảỉ phương trình bậc hai; giải các phương trình quy về phương trình bậc hai một ẩn số; tìm điều kiện của tham số để phương trình thỏa mãn điều kiện về số nghiệm; các bài toán liên quan đến hệ thức Vi-ét và ứng dụng; sử dụng phương trình bậc hai để tìm cực trị, chứng minh đẳng thức, tìm nghiệm nguyên.

    4. Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình.

    5. Hàm số và đồ thị: Hàm số y = ax + b; Hàm số y = ax2 ( a khác 0).

    6. Hình học: Các bài toán có nội dung tính toán (Hệ thức lượng trong tam giác vuông; công thức tính độ dài đường tròn, cung tròn; diện tích hình tròn, hình quạt tròn); góc với đường tròn; chứng minh tứ giác nội tiếp và các điểm cùng nằm trên một đường tròn; vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn; chứng minh ba điểm thẳng hàng, ba đường thẳng đồng quy; các bài tập hình tổng hợp.

    II. CẤU TRÚC ĐỀ THI

    Phần I. Trắc nghiệm (30% tổng số điểm)

    Gồm 20 câu trắc nghiệm (14 câu đại số, 6 câu hình học).

    Phần II. Tự luận (70% tổng số điểm)

    Câu 1. (2.0 điểm)

    Biến đổi về căn thức; Giải hệ phương trình bằng phương pháp cộng, phương pháp thế, phương pháp đặt ẩn phụ; Các bài toán liên quan đến hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất.

    Câu 2. (1.0 điểm)

    Giải phương trình bậc 2, phương trình quy về phương trình bậc 2; các bài toán liên quan đến đồ thị hàm số y = ax2 (a khác 0) và đồ thị hàm số bậc nhất; Hệ thức Vi-et và ứng dụng.

    Câu 3. (1.5 điểm)

    Giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình.

    Cầu 4. (2.0 điểm).

    Bài toán hình học phẳng (chứng minh tứ giác nội tiếp, nhiều điểm cùng nằm trên một đường tròn, các bài toán có nội dung tính toán, bài toán liên quan đến vị trí tương đối của đường thẳng với đường thẳng và với đường tròn; chứng minh ba điểm thẳng hàng, ba đường thẳng đồng quy,…).

    Câu 5. (0.5 điểm)

    Chứng minh bất đẳng thức; tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất; giải phương trình nghiệm nguyên;…

    Cấu trúc đề thi Văn vào lớp 10

    I. Hình thức thi: tự luận

    II. Cấu trúc, nội dung

    Câu 1 (3.0 điểm): Yêu cầu thí sinh đọc hiểu một ngữ liệu (văn bản) nhằm kiểm tra kiến thức (chủ yếu là kiến thức tiếng Việt cấp THCS) và năng lực đọc hiểu của thí sinh với các mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Cụ thể:

    – Từ và phân loại từ.

    – Các thành phần câu và các kiểu câu, dấu câu.

    – Liên kết câu, đoạn trong văn bản; cách trình bày đoạn văn.

    – Các biện pháp tu từ.

    – Các phương châm hội thoại.

    – Vai xã hội, lượt lời trong hội thoại và hành động nói.

    – Cách dẫn trực tiếp và gián tiếp.

    – Nghĩa tường minh và hàm ý.

    – Các phương diện nghệ thuật của văn bản: Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, thể thơ, ngôi kể, chi tiết, hình ảnh,….

    – Chủ đề, nội dung, của văn bản; tư tưởng, quan điểm, thái độ, tình cảm của tác giả; thông điệp, bài học rút ra,… từ văn bản.

    Câu 2 (2.0 điểm): Yêu cầu thí sinh viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về một vấn đề trong đời sống hoặc tư tưởng, tình cảm, đạo lí… phù hợp với tâm lí lứa tuổi.

    Câu 3 (5.0 điểm): Yêu cầu thí sinh viết một bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích (thơ, văn xuôi) được học chính thức trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Cụ thể:

    – Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ).

    – Chị em Thúy Kiều (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

    – Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

    – Đồng chí (Chính Hữu).

    – Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

    – Bếp lửa (Phạm Tiến Duật).

    – Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận).

    – Ánh trăng (Nguyễn Duy).

    – Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải).

    – Viếng Lăng Bác (Viễn Phương).

    – Sang thu (Hữu Thỉnh).

    – Nói với con ( Y Phương).

    – Làng (Kim Lân).

    – Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).

    – Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng).

    – Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

    * Lưu ý: Các tác phẩm thuộc phần giảm tải, đọc thêm, tự học có hướng dẫn, văn bản nhật dụng không nằm trong nội dung câu hỏi phần nghị luận văn học.

    Cấu trúc đề thi Anh vào lớp 10

    I. NỘI DUNG

    1. Kỹ năng nghe: Phù hợp năng lực học sinh lớp 9.

    2. Ngữ âm

    – Hậu tố: – ed, -s, -es.

    – Cách phát âm của một số mẫu tự phụ âm như: c, t, ch, s, th,…

    – Cách phát âm của một số mẫu tự nguyên âm như: o, e, oo, i, a, ea,…

    3. Ngữ pháp

    – Các thì: Hiện tại hoàn thành, Quá khứ đơn, Quá khứ tiếp diễn; Tương lai đơn.

    – So sánh: bằng, hơn, nhất.

    – Mệnh đề sau Wish.

    – Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả.

    – Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân.

    – Mệnh đề trạng ngữ chỉ nhượng bộ.

    – Mệnh đề quan hệ.

    – Danh động từ và động từ nguyên thể (sau tính từ, từ để hỏi w-h,…).

    – Câu trực tiếp – gián tiếp.

    – Giới từ (thời gian).

    – Mạo từ/ từ định lượng.

    – Thể chủ động – bị động.

    – Câu hỏi đuôi.

    – Câu điều kiện: 1, 2.

    – Liên từ: so, and, but, because,…

    4. Từ vựng: đa dạng theo các chủ điểm ở cả hai hệ 7 năm và 10 năm, gồm:

    – Môi trường (the environment).

    – Du lịch (Traveling).

    – Phương tiện thông tin đại chúng (Media).

    – Các ngày lễ kỷ niệm (celebrations).

    – Cuộc sống và xã hội (Life and Society).

    5. Đọc hiểu: (theo các chủ điểm).

    – Môi trường (the environment).

    – Du lịch (Traveling).

    – Phương tiện thông tin đại chúng (Media).

    – Các ngày lễ kỷ niệm (celebrations).

    6. Viết tự luận: (cấu trúc câu phổ biến ở cả hệ 7 năm và 10 năm,…).

    – So sánh (mối quan hệ qua lại giữa các loại so sánh,…).

    – Mệnh đề trạng ngữ (nguyên nhân, kết quả, nhượng bộ).

    – Mệnh đề quan hệ.

    – Các cấu trúc liên quan đến Ving, To V,…

    II. CẤU TRÚC ĐỀ THI (60 phút)

    PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM (80%)

    Section A: Listening (2.0 pts)

    Part 1: 4 questions.

    Part 2: 4 questions.

    Section B: Phonetics (1.0 pt).

    Pronunciation: 4 questions.

    Section C: Grammar and Vocabulary (3.0 pts).

    12 questions

    Section D: Reading comprehension (2.0 pts).

    Part 1: Fill in the blanks with the given words: 4 questions (1.0 pt).

    Part 2: Answer the questions: 4 questions (1.0 pt).

    PHẦN 2: TỰ LUẬN (20%)

    Writing (2.0 pts).

    Part 1: Rewrite the sentences (4 sentences).

    Part 2: Write a short paragraph (in 60 -80 words).

    Cấu trúc đề thi GDCD vào lớp 10

    I. Nội dung kiến thức

    – Kiến thức: Chương trình Giáo dục công dân lớp 9.

    – Cụ thể gồm các nội dung sau:

    Các bài trong chương trình

    Bài 1. Chí công vô tư.

    Bài 2. Tự chủ.

    Bài 3. Dân chủ và kỷ luật.

    Bài 4. Bảo vệ hòa bình.

    Bài 5. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

    Bài 6. Hợp tác cùng phát triển.

    Bài 7. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    Bài 8. Năng động, sáng tạo.

    Bài 9. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

    Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.

    Bài 13. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

    Bài 14. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

    Bài 15. Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.

    Bài 16. Quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

    Bài 17. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

    Bài 18. Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

    II. Cấu trúc đề thi

    – Hình thức thi: Trắc nghiệm.

    – Thời gian làm bài: 60 phút.

    – Đề thi gồm 40 câu với các mức độ nhận thức: Nhận biết 16 câu, thông hiểu 12 câu, vận dụng 8 câu và vận dụng cao 4 câu.

    Lưu ý: Các nội dung thuộc phần giảm tải trong khung phân phối chương trình năm học 2020- 2021 do Sở GD&ĐT ban hành (Không dạy; Đọc thêm; Không làm; Không thực hiện; Không yêu cầu; Khuyến khích học sinh tự đọc; Khuyến khích học sinh tự học; Khuyến khích học sinh tự làm; Khuyến khích học sinh tự thực hiện; Hướng dẫn học sinh thực hành) không nằm trong nội dung thi./.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *