Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm đề cương giữa kì 2 môn Lịch sử Địa lí 7 sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức. Tài liệu giới hạn phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trọng tâm.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề cương giữa học kì 2 Lịch sử Địa lí 7 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 7. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7, bộ đề thi giữa kì 2 Toán 7.

Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024

    Đề cương giữa kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 Chân trời sáng tạo

    TRƯỜNG THCS ………….

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN: LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ 7 CTST

    I. Nội dung ôn thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 7

    A. Phân môn Địa lí

    • Thiên nhiên và dân cư, xã hội Bắc Mỹ
    • Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
    • Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ
    • Đặc điểm dân cư, xã hội ở Trung và Nam Mỹ, vấn đề đô thị hóa, văn hóa Mỹ Latinh
    • Vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

    B. Phân môn Lịch sử

    • Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226 – 1400)
    • Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
    • Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400 – 1407)

    II. Câu hỏi ôn thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lý 7

    A. PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

    Câu 1. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ mấy trên thế giới?

    A. 1.
    B. 2.
    C. 3.
    D. 4.

    Câu 2. Nơi hẹp nhất của châu Mĩ là

    A. eo đất Pa-na-ma.
    B. vịnh Mê-hi-cô.
    C. biển Ca-ri-bê.
    D. sơn nguyên Mê-hi-cô.

    Câu 3. Kiểu khí hậu nào dưới đây chiếm diện tích lớn nhất ở Bắc Mĩ?

    A. Cận cực.
    B. Ôn đới.
    C. Cận nhiệt.
    D. Nhiệt đới.

    Câu 4. Miền núi Cooc-đi-e ở Bắc Mĩ có nhiều khoáng sản là

    A. dầu mỏ, khí đốt, vàng, than, kẽm.
    B. than đá, dầu mỏ, khí đốt, uranium.
    C. đồng, vàng, dầu mỏ, quặng đa kim.
    D. dầu mỏ, khí đốt, uranium, than nâu.

    Câu 5. Đô thị ở Bắc Mĩ thưa thớt ở khu vực nào sau đây?

    A. Phía bắc Ca-na-đa và khu vực nội địa Bắc Mĩ
    B. Khu vực nội địa Bắc Mĩ và Tây Nam Hoa Kì.
    C. Tây Nam Hoa Kì, khu vực Tây Bắc Ca-na-đa.
    D. Rìa ven biển Đại Tây Dương, vịnh Mê-hi-cô.

    Câu 6. Bắc Mĩ có khoáng sản chủ yếu nào sau đây?

    A. Than, đồng, chì, vàng và u-ra-ni-um.
    B. Than, đồng, sắt, vàng và khí tự nhiên.
    C. Than, đồng, chì, man-ga và dầu mỏ.
    D. Than, đồng, sắt, bạc và khí tự nhiên.

    Câu 7. Các đồng bằng ở Nam Mĩ xếp theo thứ tự từ Nam lên Bắc lần lượt là

    A. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.
    B. Pam-pa, A-ma-dôn, La Pla-ta
    C. La Pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn
    D. Pam-pa, La Pla-ta, A-ma-dôn.

    Câu 8. Dãy An-đet có khí hậu chủ yếu là

    A. hoang mạc.
    B. hàn đới.
    C. núi cao.
    D. ôn đới.

    Câu 9. Thành phần nhập cư vào Trung và Nam Mĩ chủ yếu từ

    A. Bắc Mĩ, châu Đại Dương, châu Âu.
    B. châu Âu, châu Á và châu Nam Cực.
    C. châu Âu, châu Phi và châu Á.
    D. châu Phi, châu Á và Bắc Mĩ.

    Câu 10. Rừng A-ma-dôn ở Nam Mỹ có diện tích khoảng

    A. 5,3 triệu km2.
    B. 5,2 triệu km2.
    C. 5,5 triệu km2.
    D. 5,4 triệu km2.

    Câu 11. Ở khu vực Trung và Nam Mĩ không có nền văn hóa cổ nổi tiếng nào sau đây?

    A. May-a.
    B. A-dơ-tech.
    C. In-ca.
    D. Ai Cập.

    Câu 12. Vùng đồng bằng A-ma-dôn có thảm thực vật chủ yếu nào sau đây?

    A. Rừng mưa nhiệt đới.
    B. Rừng xích đạo ẩm.
    C. Cảnh quan rừng thưa.
    D. Rừng cận nhiệt đới.

    Câu 13. Kênh đào nào sau đây nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương?

    A. Pa-na-ma.
    B. Xuy-ê.
    C. Amsterdam.
    D. Bangkok.

    Câu 14. Kênh đào Pa-na-ma nối liền

    A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.
    B. Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương.
    C. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
    D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

    Câu 15. Phía đông của Bắc Mĩ gồm các địa hình nào sau đây?

    A. Dãy núi A-pa-lat, đồng bằng và hệ thống núi Cooc-đi-e.
    B. Sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo và dãy núi A-pa-lat.
    C. Đồng bằng duyên hải Đại Tây Dương và dãy A-pa-lat.
    D. Đồng bằng trung tâm và đồng bằng duyên hải Mê-hi-cô.

    Câu 16. Khí hậu Bắc Mĩ phân hóa theo chiều nào sau đây?

    A. Theo chiều bắc – nam.
    B. Theo chiều đông – tây.
    C. Bắc – nam và đông – tây.
    D. Chủ yếu theo độ cao.

    Câu 17. Tác dụng của nhập cư lớn đến Bắc Mĩ là

    A. làm phong phú về văn hóa.
    B. chi phí nhiều cho giáo dục.
    C. thống nhất về cách sống.
    D. tạo đoàn kết cộng đồng.

    Câu 18. Tài nguyên rừng ở Bắc Mĩ gồm có

    A. rừng lá cứng, rừng hỗn hợp, thảo nguyên.
    B. rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá cứng.
    C. rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng.
    D. rừng lá kim, thảo nguyên, rừng hỗn hợp.

    Câu 19. Ở khu vực Trung và Nam Mĩ không có đồng bằng nào dưới đây?

    A. Trung tâm.
    B. Pam-pa.
    C. A-ma-zon.
    D. La Pla-ta.

    Câu 20. Các đồng bằng xếp theo thứ tự lần lượt từ Bắc xuống Nam ở lục địa Nam Mĩ là

    A. Pam-pa, A-ma-dôn, La Pla-ta.
    B. Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa.
    C. La Pla-ta, Pam-pa, A-ma-dôn.
    D. A-ma-dôn, La Pla-ta, Pam-pa.

    Câu 21. Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người

    A. lai giữa các chủng tộc.
    B. da đen châu Phi đến.
    C. da trắng châu Âu đến.
    D. lại giữa da đen và vàng.

    Câu 10. Thổ dân Nam Mỹ sinh sống ở khu vực rừng A-ma-dôn hiện nay vào khoảng

    A. 200 bộ tộc.
    B. 300 bộ tộc.
    C. 400 bộ tộc.
    D. 500 bộ tộc.

    Câu 22. Cuối thế kỉ XVI, người nhập cư châu Âu vào Trung và Nam Mĩ có gốc

    A. CHLB Đức, Tây Ban Nha.
    B. Liên Hiệp Anh, Bồ Đào Nha.
    C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
    D. Bồ Đào Nha, CHLB Đức.

    Câu 12. Trung và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về

    A. tốc độ đô thị hóa.
    B. gia tăng dân số tự nhiên.
    C. gia tăng dân số cơ giới.
    D. các dải đô thị rộng lớn.

    B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ

    Câu 1. Năm 1042, nhà Lý đã cho ban hành bộ luật nào?

    A. Hình thư.
    B. Hình luật.
    C. Luật Hồng Đức.
    D. Luật Gia Long.

    Câu 2. Công trình kiến trúc nào sau đây không phải là thành tựu của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý?

    A. Chùa Diên Hựu.
    B. Thành Tây Đô.
    C. Hoàng thành Thăng Long.
    D. Tháp Báo Thiên.

    Câu 3. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chính sách đối ngoại của nhà Lý?

    A. “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bất kì nước nào.
    B. Thần phục và lệ thuộc hoàn toàn vào phong kiến phương Bắc.
    C. Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc.
    D. Hòa hiếu với láng giềng nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.

    Câu 4. Việc Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa với quân Tống không nhằm mục đích nào sau đây?

    A. Đảm bảo quan hệ ngoại giao hòa hiếu với nhà Tống.
    B. Tránh hi sinh, tổn thất xương máu cho binh sĩ hai bên.
    C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lại lực lượng.
    D. Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân Đại Việt.

    Câu 5. Lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Đại Việt dưới thời Trần là

    A. quý tộc.
    B. nông dân.
    C. nô tì.
    D. địa chủ.

    Câu 6. Hệ quả của việc vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh là gì?

    A. Nhà Lý kết thúc năm 216 năm tồn tại, nhà Trần thành lập.
    B. Nhà Lý suy yếu nghiêm trọng, họ Trần thâu tóm quyền lực.
    C. Nhà Lý phải dựa vào thế lực của họ Trần để duy trì quyền lực.
    D. Vua Lý Chiêu Hoàng và Trần Thái Tông cùng trị vì đất nước.

    Câu 7. So với nhà Lý, tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần có điểm gì đặc biệt?

    A. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.
    B. Tổ chức theo mô hình quân chủ chuyên chế.
    C. Không giao chức vụ cao cho người trong hoàng tộc.
    D. Đặt lệ không lập hoàng hậu, không lấy trạng nguyên.

    Câu 8. Trong cả 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII), quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách nào?

    A. Tiên phát chế nhân.
    B. Đánh điểm, diệt viện.
    C. Vườn không nhà trống.
    D. Đánh nhanh thắng nhanh.

    Câu 9. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285), vua Trần đã giao trọng trách Tổng chỉ huy các lực lượng kháng chiến cho vị tướng nào?

    A. Trần Khánh Dư.
    B. Trần Thủ Độ.
    C. Trần Hưng Đạo.
    D. Trần Quang Khải.

    Câu 10. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)?

    A. Chặn đứng làn sóng xâm lược của quân Nguyên với các nước Đông Nam Á.
    B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh yêu nước sau này.
    C. Buộc nhà Nguyên phải kiêng nể, thần phục đối với nhà nước Đại Việt.
    D. Đập tan tham vọng, ý chí xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên.

    Câu 11. Điểm chung trong cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê (981) và chống quân Nguyên thời Trần (1287 – 1288) là gì?

    A. Bố trí trận địa mai phục và giành được chiến thắng lớn trên sông Bạch Đằng.
    B. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho quân địch nhiều khó khăn.
    C. Xây dựng phòng tuyến quân sự trên sông Như Nguyệt để chặn đánh giặc.
    D. Chủ động tấn công trước để phòng vệ và chặn sức mạnh của quân địch.

    Câu 12. Trên lĩnh vực kinh tế – tài chính, Hồ Quý Ly đã thực hiện chính sách cải cách nào dưới đây?

    A. Ban hành tiền giấy có tên là “Thái Bình hưng bảo”.
    B. Quy định số lượng ruộng đất và nô tì của quan lại, quý tộc.
    C. “Bế quan tỏa cảng” không giao thương với bất kì nước nào.
    D. Khuyến khích quý tộc mộ dân đi khai hoang để lập điền trang.

    Câu 13: Hiện vật tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay của tộc người này là

    A. Các đền, tháp
    B. Những chiếc khum đá khổng lồ
    C. Các công cụ bằng đá
    D. Các công cụ bằng đồng

    Câu 14: Thế kỉ XIII, một bộ phận cư dân di cư đến Lào là

    A. Người Khơme
    B. Người Thái
    C. Người Việt
    D. Người Mường

    Câu 15: Địa bàn sinh sống của người Lào Lùm có điểm gì khác so với người Lào Thơng?

    A. Sống ở vùng đồi núi
    B. Sống ở những vùng thấp
    C. Sống trên sông nước
    D. Du canh du cư

    Câu 16: Người có công thống nhất các mường Lào và sáng lập nước Lan Xang là?

    A. Khún Bolom
    B. Pha Ngừm
    C. Xulinha Vôngxa
    D. Chậu A Nụ

    Câu 17: Ý nào không phản ánh đúng tình hình vương quốc Lan Xang giai đoạn phát triển thịnh đạt (từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII)

    A. Là quốc gia cường thịnh nhất trong khu vực Đông Nam Á
    B. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện và củng cố vững chắc, có quân đội hùng mạnh
    C. Nhân dân có cuộc sống thanh bình, đất nước có nhiều sản vật, có quan hệ buôn bán với nhiều nước, kể cả người Châu Âu
    D. Luôn giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, nhưng cũng cương quyết trong việc chống xâm lược

    Câu 18: Nguyên nhân quan trọng nhất khiến vương quốc Lan Xang suy yếu là

    A. Mâu thuẫn trong hoành tộc, đất nước phân liệt thành ba tiểu quốc đối địch
    B. Xiêm xâm lược và cai trị Lào
    C. Pháp gây chiến tranh xâm lược Lào
    D. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng phát

    Câu 19: Chậu A Nụ là lãnh tụ của phong trào nào ở Lào?

    A. Khởi nghĩa nông dân chống triều đình phong kiến
    B. Khởi nghĩa chống ách thống trị của Xiêm
    C. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược
    D. Cải cách – duy tân phát triển đất nước

    Câu 20: Đến nửa cuối thế kỉ XIX, nét tương đồng của lịch sử Lào và lịch sử các nước trên bán đảo Đông Dương thể hiện ở điểm nào?

    A. Đều trở thành đối tượng nhòm ngó, xâm lược của nước ngoài
    B. Đều bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược
    C. Bị thực dân Pháp xâm lược và áp đặt ách cai trị
    D. Là quốc gia phong kiến phát triển trong khu vực

    Câu 21: Thạt Luổng, công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào thuộc tôn giáo nào?

    A. Hinđu giáo
    B. Phật giáo
    C. Hồi giáo
    D. Bà Là Môn giáo

    Đề cương ôn tập giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 7 Kết nối tri thức

    TRƯỜNG THCS ………….

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 7 KNTTVCS

    I. Phạm vi ôn thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lý 7

    A. Phân môn Địa lí 7

    – Chương 4. Châu Mỹ

    • Bài 13. Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ
    • Bài 14. Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ
    • Bài 15. Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức khai thác tự nhiên bền vững ở châu Mỹ
    • Bài 16. Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
    • Bài 17. Đặc điểm dân cư, xã hội ở Trung và Nam Mỹ. Khai thác, sử dụng và bảo vệ rừng A-ma-dôn

    B. Phân môn Lịch sử 7 

    – Chương 5. Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ (1009 – 1407)

    • Bài 11. Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009 – 1225)
    • Bài 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)
    • Bài 13. Đại Việt thời Trần (1226 – 1400)
    • Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
    • Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407)

    II. Một số câu hỏi ôn thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7

    A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 

    I. Trắc nghiệm 

    Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

    Câu 1. Địa hình nào sau đây không có ở Bắc Mĩ?

    A. Bán đảo La-bra-đo.
    B. Đồng bằng trung tâm.
    C. Dãy A-pa-lat.
    D. Dãy An-đet.

    Câu 2. Chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ nào sau đây của châu Mĩ?

    A. Bắc Mĩ.
    B. Nam Mĩ.
    C. Kênh đào Pa-na-ma.
    D. Vịnh Mê-hi-cô.

    Câu 3. Kiểu khí hậu nào dưới đây chiếm diện tích nhỏ nhất ở Bắc Mĩ?

    A. Cận cực.
    B. Ôn đới.
    C. Cận nhiệt.
    D. Nhiệt đới.

    Câu 4. Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng nào dưới đây?

    A. Đông – Tây.
    B. Bắc – Nam.
    C. Tây Bắc – Đông Nam.
    D. Đông Bắc – Tây Nam.

    Câu 5. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây Bắc Mĩ có đặc điểm nào sau đây?

    A. Cao, đồ sộ, hiểm trở.
    B. Chạy dài theo tây bắc.
    C. Có nhiều đồng bằng.
    D. Đơn độc một dãy núi.

    Câu 6. Việc nhập cư đông vào Bắc Mĩ gây khó khăn cho việc

    A. thu hút nhân tài.
    B. giải quyết việc làm.
    C. tạo nguồn lao động.
    D. phát triển nhân lực.

    Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Bắc Mĩ?

    A. Phân bố không đều trên lãnh thổ.
    B. Mật độ khác nhau giữa các vùng.
    C. Hơn 3/4 dân cư sống ở thành thị.
    D. Phân bố dân cư không thay đổi.

    Câu 8. Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là

    A. rừng rậm nhiệt đới rộng, mưa nhiều theo mùa.
    B. rừng thưa nhiệt đới rộng, quanh năm mùa khô.
    C. thảo nguyên rộng mênh mông, mưa suốt năm.
    D. thảo nguyên rộng mênh mông, mưa theo mùa.

    Câu 9. Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni có

    A. bán hoang mạc ôn đới.
    B. bán hoang mạc nhiệt đới.
    C. khí hậu núi cao mát mẻ.
    D. rừng rậm nhiệt đới ẩm.

    Câu 10. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô có

    A. nhiệt độ thấp, mưa ẩm theo mùa, mùa khô ngắn.
    B. nhiệt độ thấp, mưa ẩm quanh năm, mưa rất nhiều.
    C. nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa khô kéo dài.
    D. nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa mưa kéo dài.

    Câu 11. Nơi có mật độ dân cư thấp ở Trung và Nam Mĩ là

    A. nội địa xa biển.
    B. vùng ven biển.
    C. nơi có cửa sông.
    D, ở các cao nguyên.

    Câu 12. Rừng A-ma-dôn phân bố ở

    A. lục địa Bắc Mĩ.
    B. lục địa Nam Mĩ.
    C. lục địa Á – Âu.
    D. lục địa Phi.

    Câu 13. Kiểu khí hậu nào dưới đây chiếm diện tích nhỏ nhất ở Bắc Mĩ?

    A. Cận cực.
    B. Ôn đới.
    C. Cận nhiệt.
    D. Nhiệt đới.

    Câu 14. Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng nào dưới đây?

    A. Đông – Tây.
    B. Bắc – Nam.
    C. Tây Bắc – Đông Nam.
    D. Đông Bắc – Tây Nam.

    Câu 15. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây Bắc Mĩ có đặc điểm nào sau đây?

    A. Cao, đồ sộ, hiểm trở.
    B. Chạy dài theo tây bắc.
    C. Có nhiều đồng bằng.
    D. Đơn độc một dãy núi.

    Câu 16. Việc nhập cư đông vào Bắc Mĩ gây khó khăn cho việc

    A. thu hút nhân tài.
    B. giải quyết việc làm.
    C. tạo nguồn lao động.
    D. phát triển nhân lực.

    Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng về dân cư Bắc Mĩ?

    A. Phân bố không đều trên lãnh thổ.
    B. Mật độ khác nhau giữa các vùng.
    C. Hơn 3/4 dân cư sống ở thành thị.
    D. Phân bố dân cư không thay đổi.

    Câu 18. Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là

    A. rừng rậm nhiệt đới rộng, mưa nhiều theo mùa.
    B. rừng thưa nhiệt đới rộng, quanh năm mùa khô.
    C. thảo nguyên rộng mênh mông, mưa suốt năm.
    D. thảo nguyên rộng mênh mông, mưa theo mùa.

    Câu 19. Trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni có

    A. bán hoang mạc ôn đới.
    B. bán hoang mạc nhiệt đới.
    C. khí hậu núi cao mát mẻ.
    D. rừng rậm nhiệt đới ẩm.

    Câu 20. Đồng bằng Ô-ri-nô-cô có

    A. nhiệt độ thấp, mưa ẩm theo mùa, mùa khô ngắn.
    B. nhiệt độ thấp, mưa ẩm quanh năm, mưa rất nhiều.
    C. nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa khô kéo dài.
    D. nhiệt độ cao, mưa ẩm theo mùa, mùa mưa kéo dài.

    II. Tự luận

    Câu 1 . Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.

    B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ

    I. Trắc nghiệm

    Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây!

    Câu 1. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đổi quốc hiệu thành

    A. Đại Nam.
    B. Vạn An.
    C. Đại Việt.
    D. Vạn Xuân.

    Câu 2. Để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước, nhà Lý đã thực hiện chính sách gì?

    A. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
    B. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
    C. Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
    D. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.

    Câu 3. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của ai?

    A. Lê Duy Vỹ.
    B. Lê Quý Đôn.
    C. Lê Đại Hành.
    D. Lý Thường Kiệt.

    Câu 4. Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì dòng sông này

    A. gần sát với biên giới của nhà Tống.
    B. nằm ở ven biển, có thể chặn giặc từ biển vào.
    C. là biên giới tự nhiên ngăn cách Đại Việt và Tống.
    D. chặn ngang con đường bộ để tiến vào Thăng Long.

    Câu 5. Cách kết thúc cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý có điểm gì độc đáo?

    A. Chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng.
    B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
    C. Chủ động đề nghị giảng hoà với quân Tống.
    D. Tổ chức Hội thề Đông Quan với quân Tống.

    Câu 6. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt có nhan đề là gì?

    A. Việt Nam sử lược.
    B. Đại Việt sử kí.
    C. Đại Việt sử kí toàn thư.
    D. Đại Nam thực lục.

    Câu 7. Bộ luật của Đại Việt được ban hành dưới thời Trần có tên là

    A. Quốc triều hình luật.
    B. Hoàng Việt luật lệ.
    C. Luật Hồng Đức.
    D. Luật Gia Long.

    Câu 8. Tổ chức quân đội dưới thời Lý và thời Trần có điểm gì giống nhau?

    A. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân.
    B. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
    C. Xây dựng theo hướng đông đảo, tinh nhuệ.
    D. Xây dựng theo hướng cốt đông, không cần tinh nhuệ.

    Câu 9. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố sau:

    “Ai người anh dũng tuyệt vời,
    Trong nanh vuốt giặc buông lời thép gang:
    Ta thà làm quỷ nước Nam,
    Làm vương phương Bắc chẳng ham chút nào”

    A. Trần Thủ Độ.
    B. Trần Hưng Đạo.
    C. Trần Bình Trọng.
    D. Trần Quang Khải.

    Câu 10. Nhà Hồ đã thực hiện chính sách gì để tăng cường sức mạnh quân sự?

    A. Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô.
    B. Lập lại kỉ cương, cải tổ quy chế quan lại.
    C. Cải cách chế độ học tập, thi cử để chọn người tài.
    D. Tăng cường lực lượng chính quy, xây dựng thành luỹ.

    Câu 11. Cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại chủ yếu do

    A. sự uy hiếp của nhà Minh.
    B. tài chính đất nước trống rỗng.
    C. sự chống đối của quý tộc Trần.
    D. không được sự ủng hộ của nhân dân.

    Câu 12. Từ thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh, có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc?

    A. Chú trọng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
    B. Cần quy tụ, chiêm mộ nhiều tướng lĩnh tài giỏi.
    C. Chỉ chú trọng xây dựng lực lượng quân sự mạnh.
    D. Tập trung vào xây dựng thành lũy, chế tạo vũ khí.

    II. Tự luận 

    Câu 1

    a. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

    b. Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên

    ĐÁP ÁN TRẢ LỜI ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ 2 LỚP 7

    A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ

    Trắc nghiệm 

    Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

    1-D 2-B 3-D 4-B 5-A 6-B
    7-D 8-D 9-A 10-C 11-A 12-B
    13C 14B 15D 16B 17A 18B
    19D 20D

    ………………

    Đề cương giữa kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 Cánh diều

    TRƯỜNG THCS ………….

    ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÝ 7 CÁNH DIỀU

    I. Nội dung ôn thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 7

    Ôn tập kiến thức các mục sau:

    – Châu Mỹ

    • Vị trí địa lí, phạm vi và việc phát kiến ra châu Mỹ
    • Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ
    • Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ
    • Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
    • Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
    • Đặc điểm dân cư, xã hội ở Trung và Nam Mỹ

    – Chương 5. Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV

    • Bài 14. Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý
    • Bài 15. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống của nhà Lý
    • Bài 16. Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần
    • Bài 17. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần
    • Bài 18. Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược

    II. Câu hỏi ôn thi giữa kì 2 Lịch sử – Địa lí 7

    A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ 

    I. Trắc nghiệm

    Câu 1. Chủ nhân đầu tiên của châu Mĩ là

    A. người Mai-a.
    B. người In-ca.
    C. người Anh-điêng.
    D. người A-xơ-tếch.

    Câu 2. Châu Mĩ có diện tích lớn thứ hai trên thế giới, đứng sau châu lục nào sau đây?

    A. Châu Á.
    B. Châu Úc.
    C. Châu Âu.
    D. Châu Phi.

    Câu 3. Ở Bắc Mĩ, có mấy khu vực địa hình?

    A. 1.
    B. 2.
    C. 3.
    D. 4.

    Câu 4. Miền đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ có đặc điểm nào sau đây?

    A. Cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
    B. Cao ở phía nam và tây nam, thấp dần về phía đông và tây nam.
    C. Cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía đông và đông nam.
    D. Cao ở phía đông và đông bắc, thấp dần về phía tây và tây nam.

    Câu 5. Khu vực nào sau đây dân cư phân bố không thưa thớt?

    A. Bán đảo A-la-xca.
    B. Ca-na-đa.
    C. Phía Nam hồ lớn.
    D. Dãy Cooc-đi-e.

    Câu 6. Hiện nay, dân cư ở Bắc Mĩ đang có xu hướng tập trung nhiều ở khu vực nào sau đây?

    A. Phía Tây Bắc, duyên hải ven Đại Tây Dương.
    B. Phía Nam và duyên hải ven Thái Bình Dương.
    C. Phía Bắc và duyên hải ven Thái Bình Dương.
    D. Phía Tây Nam, duyên hải ven Đại Tây Dương.

    Câu 7. Cây lương thực nào được trồng chủ yếu ở phía Bắc Hoa Kì?

    A. Lúa gạo.
    B. Cao lương.
    C. Lúa mì.
    D. Đại mạch.

    Câu 8. Bắc Mĩ phát triển nền kinh tế

    A. đa dạng.
    B. phức tạp.
    C. đơn giản.
    D. đơn điệu.

    Câu 9. Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống

    A. A-pa-lát.
    B. An-đét.
    C. A-lat-xca.
    D. Cooc-đi-e.

    Câu 10. Ở Trung Mỹ phổ biến thảm thực vật nào sau đây?

    A. Rừng cận nhiệt, thảo nguyên và rừng thưa.
    B. Rừng cận xích đạo, xa van và xường rồng.
    C. Rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa và cây bụi.
    D. Cảnh quan rừng thưa, rừng rậm và xa van.

    Câu 11. Người bản địa ở khu vực Trung và Nam Mĩ là

    A. người lai gốc phi.
    B. người gốc Âu.
    C. người gốc Âu-Á.
    D. người Anh-điêng.

    Câu 12. Năm 2020, tỉ lệ dân đô thị ở Trung và Nam Mĩ chiếm khoảng

    A. 70% dân số.
    B. 75% dân số.
    C. 80% dân số.
    D. 85% dân số.

    II. Tự luận

    Câu 1. Phân tích tác động tích cực của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ.

    B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ 

    I. Trắc nghiệm 

    Câu 1. Tôn giáo thịnh hành nhất ở Đại Việt dưới thời Lý là
    A. Phật giáo.
    B. Hin-đu giáo.
    C. Hồi giáo.
    D. Công giáo.

    Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân vua Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Đại La?

    A. Đất nước đã hòa bình, ổn định cần có điều kiện thuận lợi để phát triển.
    B. Thành Đại La có địa thế hiểm trở, phù hợp cho việc phòng thủ quân sự.
    C. Địa thế của Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài.
    D. Hoa Lư là vùng đất hẹp, hiểm trở, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.

    Câu 3. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố sau:

    “Đố ai đánh Tống, bình Chiêm,
    Ba ngày phá vỡ Khâm – Liêm hai thành,
    Ung Châu đổ nát tan tành,
    Mở đầu Bắc phạt, uy danh vang lừng?”

    A. Lý Kế Nguyên.
    B. Trần Hưng Đạo.
    C. Lý Thường Kiệt.
    D. Trần Khánh Dư.

    Câu 4. Bộ quốc sử đầu tiên của Đại Việt được biên soạn dưới thời Trần có tên là gì?

    A. Phủ biên tạp lục.
    B. Đại Việt sử kí.
    C. Đại Nam thực lục.
    D. Đại Việt sử kí toàn thư.

    Câu 5. Tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt dưới thời Trần có điểm gì đặc biệt?

    A. Thiết lập chế độ Thái thượng hoàng.
    B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
    C. Chia cả nước thành 15 bộ do Lạc tướng đứng đầu.
    D. Đặt lệ: không lập hoàng hậu, không lấy Trạng nguyên.

    Câu 6. Trận đánh nào quyết định thắng lợi của quân dân Đại Việt trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, chống quân xâm lược Mông Cổ (năm 1258)?

    A. Trận Vạn Kiếp (Hải Dương).
    B. Trận Hàm Tử (Hưng Yên).
    C. Trận Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
    D. Trận Bạch Đằng (Hải Phòng).

    Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên (năm 1285), vua Trần Nhân Tông đã giao trọng trách tổng chỉ huy quân đội cho vị tướng nào?

    A. Trần Thủ Độ.
    B. Trần Quang Khải.
    C. Trần Quốc Tuấn.
    D. Trần Khánh Dư.

    Câu 8. Trong cả 3 lần kháng chiến chống Mông – Nguyên xâm lược, nhà Trần đã thực hiện kế sách nào?

    A. “Tiên phát chế nhân”.
    B. “Công thành – diệt viện”.
    C. “Vườn không nhà trống”.
    D. “Đóng cọc trên sông Bạch Đằng”.

    Câu 9. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của quân dân nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên, ngoại trừ việc: nhà Trần

    A. huy động được toàn dân tham gia đánh giặc.
    B. có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn.
    C. có các tướng lĩnh tài ba, như: Trần Quốc Tuấn,…
    D. thực hiện “tiên phát chế nhân”, tiến quân thần tốc.

    Câu 10. Kinh đô của nước Đại Ngu được đặt ở địa phương nào?

    A. Phong Châu (Phú Thọ).
    B. Tây Đô (Thanh Hóa).
    C. Hoa Lư (Ninh Bình)
    D. Vạn An (Nghệ An).

    Câu 11. Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn điền nhằm mục đích

    A. bảo vệ sức kéo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.
    B. khuyến khích khai hoang mở rộng diện tích sản xuất.
    C. chia ruộng đất công ở các làng xã cho nông dân nghèo.
    D. làm suy yếu thế lực kinh tế của các quý tộc nhà Trần.

    Câu 13. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ thất bại nhanh chóng, chủ yếu do: nhà Hồ

    A. không có thành lũy kiên cố.
    B. không có tướng lĩnh tài giỏi.
    C. không đoàn kết được toàn dân.
    D. không có sự chuẩn bị chu đáo.

    II. Tự luận 

    Câu 1 

    a. Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý có điểm gì độc đáo?

    b. Nghệ thuật kết thúc chiến tranh của nhà Lý để lại bài học kinh nghiệm nào cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?

    ĐÁP ÁN ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ 2 LỊCH SỬ – ĐỊA LÝ 7

    A/ PHÂN MÔN ĐỊA LÍ (5,0 ĐIỂM)

    Trắc nghiệm (3,0 điểm)

    Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

    1-C 2-A 3-C 4-A 5-C 6-B 7-C 8-A 9-D 10-C
    11-D 12-C

    Tự luận (2,0 điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm):

    Tác động tích cực của việc C. Cô-lôm-bô phát kiến ra châu Mỹ:

    – Thời kì khám phá và chinh phục thế giới đã được mở ra.

    – Mang lại hiểu biết về vùng đất mới, những dân tộc mới và những nền văn minh mới.

    – Mở đường cho người châu Âu đến khai phá, đổi mới công nghệ, phát triển hàng hải quốc tế, mở rộng thị trường thế giới và thúc đẩy giao thương giữa các châu lục.

    B/ PHÂN MÔN LỊCH SỬ

    Trắc nghiệm

    Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm

    1-A 2-B 3-C 4-B 5-A 6-C 7-C 8-C 9-D 10-B
    11-D 12-C

    …………

    Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương giữa kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 7 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *