Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2023 – 2024

Đề thi học kì 1 môn Địa lí 9 năm 2023 – 2024 gồm 7 đề kiểm tra có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2023 – 2024

Đề thi cuối kì 1 Địa lí 9 năm 2023 được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 7 đề thi cuối kì 1 Địa lí 9 năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9, đề thi học kì 1 môn tiếng Anh 9.

Đề thi học kì 1 Địa lí 9 năm 2023 – 2024 (Có ma trận, đáp án)

    Đề thi cuối kì 1 Địa lí 9

    A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

    Câu 1: Đảo nào sau đây có diện tích lớn nhất nước ta?

    A. Lí Sơn
    B. Phú Quốc
    C. Phú Quý
    D. Bạch Long Vĩ

    Câu 2: Bờ biển nước ta kéo dài 3260 km từ

    A. Móng Cái đến Vũng Tàu
    B. Móng Cái đến Hà Tiên
    C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên
    D. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau

    Câu 3: Kinh tế biển gồm bao nhiêu ngành?

    A. 3 ngành
    B. 4 ngành.
    C. 5 ngành.
    D. 6 ngành.

    Câu 4: Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh

    A. Đà Nẵng.
    B. Khánh Hoà.
    C. Ninh Thuận.
    D. Bình Thuận.

    Câu 5: Đi từ đất liền ra, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là

    A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế.
    B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy.
    C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế.
    D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải.

    Câu 6: Dầu mỏ và khí tự nhiên của nước ta hiện nay tập trung ở?

    A. vịnh Bắc Bộ
    B. vịnh Thái Lan.
    C. thềm lục địa Nam Bộ.
    D. thềm lục địa Trung Bộ.

    Câu 7: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố không giáp biển?

    A. 33/63
    B. 34/63
    C. 35/63
    D. 36/63

    Câu 8: Nước ta có bao nhiêu vùng kinh tế giáp biển?

    A. 4
    B. 5
    C. 6
    D. 7

    Câu 9: Nghề làm muối phát triển nhất ở đâu?

    A. Tây Nguyên.
    B. Bắc Trung Bộ.
    C. Đồng bằng sông Hồng.
    D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

    Câu 10: Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long?

    A. Lúa, gạo.
    B. Thủy sản đông lạnh.
    C. Hoa quả
    D. Khoáng sản.

    Câu 11: Khoáng sản vô tận ở biển nước ta là

    A. dầu khí
    B. oxit titan
    C. cát trắng
    D. muối

    Câu 12: Bên cạnh xuất khẩu gạo, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh

    A. nghề rừng.
    B. giao thông.
    C. du lịch.
    D. thủy sản.

    B. Phần tự luận (7,0 điểm)

    Câu 1 (2 điểm): Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:

    a) Kể tên các vùng kinh tế giáp biển ở nước ta.

    b) Kể tên các ngành kinh tế biển ở nước ta.

    Câu 2 (3 điểm): Cho bảng số liệu sau:

    Tình hình sản xuất thủy sản ở ĐB Sông Cửu Long và ĐB Sông Hồng so với cả nước, năm 2002 (nghìn tấn)

    Sản lượng

    ĐB SCL

    ĐBSH

    Cả nước

    Cá biển khai thác

    493,8

    54,8

    1189,6

    Cá nuôi

    283,9

    110,9

    486,4

    Tôm nuôi

    142,9

    7,3

    186,2

    Vẽ biểu đồ thể hiện tỷ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ở ĐB Sông Cửu Long và ĐB Sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100%)

    Nêu nhận xét.

    Câu 3 (2 điểm): Trình bày sự phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

    Đáp án đề thi học kì 1 Địa lí 9

    I. Trắc nghiệm (3,0 điểm): Mỗi ý đúng 0,25 điểm.

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Đáp án

    B

    B

    B

    B

    C

    C

    C

    C

    D

    D

    D

    D

    II. Tự luận (7,0 điểm)

    Câu

    Nội dung trả lời

    Điểm

    1

    a. Các vùng kinh tế giáp biển ở nước ta.

    – Vùng TD&MN Bắc Bộ.

    – Vùng đồng bằng sông Hồng.

    – Vùng Bắc Trung Bộ.

    – Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.

    – Vùng Đông Nam Bộ.

    – Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    b. Các ngành kinh tế biển ở nước ta.

    – Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

    – Du lịch biển – đảo.

    – Khai thác và chế biến khoáng sản biển.

    – Giao thông vận tải biển.

    Mỗi ý đúng được 0,2đ

    2

    a. Vẽ biểu đồ: Vẽ biểu đồ cột chồng.

    * Nếu học sinh vẽ đúng dạng biểu đồ nhưng không thật chính xác, thiếu chú thích, thiếu tên biểu đồ,… thì mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.

    b. Nhận xét:

    -Cá biển khai thác:

    ĐBSCL gấp gần 10 lần ĐBSH, sản lượng của hai đồng bằng chiếm gần bằng ½ sản lượng cả nước.

    -Cá nuôi:

    ĐBSCL gần gấp đôi ĐBSH; sản lượng của hai đồng bằng này chiếm hơn 80 % sản lượng cả nước.

    – Tôm nuôi:

    ĐBSCL gấp 20 lần ĐBSH; sản lượng của hai đồng bằng này chiếm hơn 80 % sản lượng cả nước.

    =>Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ở ĐBSCL lớn nhất cả nước.

    2

    1

    3

    * Điều kiện phát triển:

    – Nguồn hải sản phong phú: hơn 2000 loài cá, 1600 loài giáp xác, 2500 loài thân mềm.

    – Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

    * Tình hình phát triển:

    – Phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

    – Khai thác khoảng 1,9 triệu tấn/năm.

    – Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.

    * Phương hướng phát triển:

    – Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.

    – Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.

    – Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

    Mỗi ý đúng được

    0,25đ

    Ma trận đề thi học kì 1 môn Địa lí 9

    Khung ma trận đề kiểm tra, đánh giá định kì

    TT

    Chương/

    chủ đề

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết (TNKQ)

    Thông hiểu

    (TL)

    Vận dụng

    (TL)

    Vận dụng cao

    (TL)

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TN KQ

    TL

    1

    I.

    Sự phân hóa lãnh thổ

    I.1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    I.2. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo.

    12

    2

    70

    2

    II. Kĩ năng

    II. Kĩ năng làm việc với bảng số liệu và biểu đồ.

    1/2

    1/2

    30

    Tổng hợp chung

    30%

    40%

    20%

    10%

    100%

    Bảng đặc tả đề kiểm tra, đánh giá định kì

    TT

    Chương/

    Chủ đề

    Nội dung/Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    I. Sự phân hóa lãnh thổ

    I.1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    I.2. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo.

    Nhận biết:

    – Biết được các đặc điểm kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    – Biết được các đặc điểm về vùng biển, đảo Việt Nam.

    – Biết được các ngành kinh tế biển.

    Thông hiểu:

    Nêu được tên các vùng kinh tế giáp biển và các ngành kinh tế biển ở nước ta.

    – Trình bày sự phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

    2

    6

    4

    1

    1

    2

    II. Kĩ năng

    II. Kĩ năng làm việc với bảng số liệu và biểu đồ.

    Vận dụng: Nhận xét được biểu đồ.

    Vận dụng cao: Vẽ được biểu đồ.

    1a

    1b

    Số câu/ loại câu

    12 câu TNKQ

    TL

    2 câu

    1/2 câu

    TL

    1/2 câu

    TL

    Tổng hợp chung

    IV. Kĩ năng

    30%

    40%

    20%

    10%

    ……….

    Tải file tài liệu để xem thêm đề thi học kì 1 Địa lí 9 năm 2023 – 2024

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *