Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Chân trời sáng tạo 6

Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 6, thuộc phần Đọc kết nối chủ điểm của sách Chân trời sáng tạo.

Bạn đang đọc: Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Chân trời sáng tạo 6

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Chân trời sáng tạo 6

Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 6: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. Bạn đọc có thể tham khảo ngay sau đây.

Soạn văn 6: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân

    Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Mẫu 1

    Câu 1. Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được tổ chức với mục đích gì và có nguồn gốc từ đâu?

    – Mục đích: Là dịp trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương.

    – Nguồn gốc: Là nét sinh hoạt văn hóa cổ truyền bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

    Câu 2. Tìm một số chi tiết nói về luật lệ của hội thổi cơm thi và người dự thi. Em có nhận xét gì về hội thi và vẻ đẹp của con người Việt Nam?

    – Luật lệ của hội thổi cơm thi: Hội thi bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao, người dự thi các đội leo nhanh lên thân cây chuối rất trơn để lấy được nén hương mang xuống. Khi có nén hương, ban tổ chức sẽ phát cho ba que diêm châm vào để cháy thành ngọn lửa. Người trong đội sẽ vót tre thành chiếc đũa bông châm lửa và đốt vào ngọn đuốc. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

    – Người dự thi: Tiếng trống hiệu vang lên, bốn thanh niên của bốn đội sẽ leo lên thân cây chuối được bôi mỡ. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm.

    – Nhận xét vẻ đẹp của con người: khỏe mạnh, khéo léo và đảm đang.

    Câu 3. Những lễ hội như hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm điều gì về lịch sử, văn hoá dân tộc?

    Những lệ hội như thổi cơm thi ở làng Đồng Vân cho em biết thêm về lịch sử, văn hóa dân tộc:

    • Nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt.
    • Truyền thống đánh giặc ngoại xâm cùng với tinh thần đoàn kết của nhân dân ta.

    Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Mẫu 2

    1. Xuất xứ

    Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân được in trong Nét quê Đan Phượng.

    2. Bố cục

    Gồm 3 phần:

    • Phần 1. Từ đầu đến “từ các xóm trong làng”: Khát quát về hội thổi cơm thi.
    • Phần 2. Tiếp theo đến “đối với dân làng”: Diễn biến của hội thổi cơm thi.
    • Phần 3. Còn lại: Ý nghĩa của hội thổi cơm thi

    3. Đọc – hiểu văn bản

    a. Khái quát về hội thổi cơm thi

    – Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

    – Thời gian: ngày rằm tháng giêng.

    – Nét độc đáo: về quy trình lấy lửa, cách nấu.

    – Người dự thi: được tuyển chọn từ các xóm trong làng.

    b. Diễn biến của hội thổi cơm thi

    – Bắt đầu vào hội thi, trống chiêng điểm ba hồi, các đội hình dự thi xếp hàng trang nghiêm làm lễ dâng hương trước cửa đình để tưởng nhớ vị thành hoàng làng có công cứu dân độ quốc.

    – Bắt đầu bằng việc lấy lửa trên ngọn cây chuối cao: Tiếng trống hiệu vang lên, bốn thanh niên của bốn đội sẽ leo lên thân cây chuối được bôi mỡ.

    – Khi lấy được nén hương mang xuống, ban tổ chức phát cho ba que diêm châm vào hương chảy thành ngọn lửa. Những người khác thì giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt. Tay cầm cần, tay cầm đuốc đung đưa cho ánh lửa bập bùng.

    – Sau một giờ, những nồi cơm lần lượt được đem trình bày.

    – Tiêu chí chấm điểm theo ba tiêu chuẩn: gạo trắng, cơm dẻo và không có cơm cháy.

    c. Ý nghĩa của hội thổi cơm thi

    – Là nét sinh hoạt văn hóa cổ truyền bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên dòng sông Đáy xưa.

    – Là dịp trai gái trong làng đua tài khỏe mạnh, thông minh khi lấy lửa, dịp trai gái thể hiện bàn tay khéo léo để có cơm dẻo tiếp binh lương.

    – Góp phần giữ gìn và phát huy những nét đẹp cổ truyền trong văn hóa sinh hoạt hiện nay.

    Tổng kết:

    – Nội dung: Giới thiệu về hội thổi cơm thi ở Đồng Vân cũng như ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của người dân đồng bằng Bắc Bộ.

    – Nghệ thuật: Bố cục rõ ràng, kết hợp kể và tả, ngôn ngữ đơn giản…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *