Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 bao gồm 2 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

TOP 2 Đề kiểm tra học kì 2 Hóa học 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Hóa học 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, đề thi giữa kì 2 môn Vật lí 10 Chân trời sáng tạo.

Bộ đề thi giữa kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo 2024 (Có đáp án)

    1. Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo – Đề 1

    1.1 Đề thi giữa học kì 2 Hóa học 10

    Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Mn = 55, O = 16, Mg = 24, Fe=56, H = 1, Ag = 108, K = 39, Cl = 35,5, F = 19, Br = 80, I = 127, S = 32, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27.

    I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)

    Câu 1: Oxi là nguyên tố phi kim hoạt động, có tính oxi hóa mạnh là do

    A. Oxi có nhiều trong tự nhiên.
    B. Oxi có độ âm điện lớn.
    C. Oxi là chất khí.
    D. Oxi có 2 electron lớp ngoài cùng.

    Câu 2: Số oxi hoá của lưu huỳnh trong các hợp chất: SO2, H2S, H2SO4, CuSO4 lần lượt là

    A. 0, +4, +6, +6.
    B. +4, -2, +6, +6.
    C. 0, +4, +6, -6.
    D . +4, +2, +6, +6.

    Câu 3: Để phân biệt oxi và ozon có thể dùng chất nào sau đây?

    A. Cu.
    B. Hồ tinh bột.
    C. H2
    D. Dung dịch KI và hồ tinh bột.

    Câu 4: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử?

    A. O3.
    B. SO2.
    C. H2SO4.
    D. H2S.

    Câu 5: Cho V lít SO2 (đktc) tác dụng hết với dung dịch Br2 dư. Thêm tiếp vào dung dịch sau phản ứng BaCl2 dư thu được 2,33 gam kết tủa. Thể tích V là

    A. 0,11 lít.
    B. 1,12 lít.
    C. 0,224 lít.
    D. 2,24 lít.

    Câu 6: H2SO4 đặc, nguội có thể tác dụng được với tất cả chất trong dãy nào sau đây?

    A. Mg, Zn.
    B. Fe, Zn.
    C. Al, Zn.
    D. Fe, Al.

    Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Mg, Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng vừa đủ. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 15,2 gam so với ban đầu. Khối lượng muối khan thu được sau khi cô cạn dung dịch là

    A. 53,6 gam.
    B. 54,4 gam.
    C. 92 gam.
    D. 92,8 gam.

    Câu 8: Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

    A. Cu, Zn, Na.
    B. K, Mg, Al, Fe, Zn.
    C. Ag, Ba, Fe, Sn.
    D. Au, Pt, Al.

    Câu 9: Hấp thụ toàn bộ 4,48 lít SO2 (đktc) vào 300 ml dd NaOH 1M. Sản phẩm muối thu được là

    A. Na2SO3.
    B. Na2SO4, NaHSO4.
    C. NaHSO3.
    D. Na2SO3, NaHSO3.

    Câu 10: Có các thí nghiệm sau:

    (I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

    (II) Sục khí H2S vào nước brom.

    (III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.

    (IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

    Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là

    A. 2.
    B. 1
    C. 3.
    D. 4.

    II. Tự luận (7 điểm)

    Câu 1 ( 2 điểm): Axit sunfuric là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều ngành công nghiệp. Hàng năm, các nước trên thế giới sản xuất ra khoảng 160 triệu tấn. Viết PTHH sản xuất H2SO4 từ FeS2 theo sơ đồ: FeS2 → SO2 → SO3 → oleum → H2SO4.

    Câu 2 ( 2 điểm): Bằng phương pháp hóa học (không dùng chất chỉ thị) hãy phân biệt 3 lọ mất nhãn đựng các chất sau: H2SO4; HCl; Na2SO4.

    Câu 3 ( 2 điểm): Hấp thụ hoàn toàn V lít SO2 (ở đktc) vào 2,2 lít nước vôi trong 0,1M thu được dung dịch X và 14,4 gam chất rắn Y. Xác định V. Giả sử SO2 tan trong nước không đáng kể.

    Câu 4 ( 1 điểm): Hòa tan hết 8,775 gam hỗn hợp B gồm Mg và Al trong 75 gam dung dịch H2SO4 98% thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm SO2 và H2S.Cho Y từ từ qua bình đựng KMnO4 dư thấy có 2,4 gam kết tủa xuất hiện, lọc bỏ kết tủa, cho phần dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy thu được 26,2125 gam kết tủa nữa. Tính C% của H2SO4 trong X và %Al trong hỗn hợp B.

    1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Hóa 10

    I. Trắc nghiệm ( 0,3 điểm/câu)

    Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
    Đáp án B B D B C A B B D C

    II. Tự luận (7 điểm)

    Câu 1 ( 2 điểm):

    FeS2 → SO2 → SO3 → oleum → H2SO4.

    HS viết đúng mỗi PTHH 0,5 điểm. Thiếu cân bằng trừ ½ số điểm mỗi PT.

    1/ 4FeS2 + 11O2 →(tº) 2SO2 + 8Fe2O3

    2/ 2SO2 + O2 ⇔(xt, tº) 2SO3

    3/ H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3

    4/ H2SO4.nSO3 + nH2O → (n + 1) H2SO4.

    Câu 2 ( 2 điểm):

    Đánh số thứ tự từng lọ, trích mẫu thử (0,5 điểm)

    Dùng dung dịch BaCl2 vào các mẫu thử nếu: xuất hiện kết tủa trắng là Na2SO4; H2SO4 (nhóm I). (0,5 điểm)

    Còn lại không hiện tượng là HCl.

    PTHH: (0,5 điểm)

    BaCl2 + H2SO4 → BaSO4+ 2HCl

    BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4+ 2NaCl

    Nhỏ dd Na2SO3 vào nhóm I nếu: có khí bay ra là H2SO4 còn lại không hiện tượng là Na2SO4 (0,5 điểm)

    Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O

    Câu 3 ( 2 điểm):

    Các phản ứng có thể xảy ra theo thứ tự: (0,5 điểm)

    SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O (1)

    SO2 + CaSO3 + H2O → Ca(HSO3)2 (2)

    Số mol Y = số mol CaSO3 = 0,12 mol; số mol Ca(OH)2 = 0,22 mol

    TH1: Chỉ xảy ra phản ứng 1 (0,5 điểm)

    Theo pư 1: Số mol Ca(OH)2 pư = số mol Y = 0,12

    → số mol SO2 = 0,12 mol → V1 = 2,688 lít.

    TH2: Xảy ra cả 2 phản ứng (0,5 điểm)

    Tính toán được số mol SO2 = 0,32 mol → V2 = 7,168 lít.

    Vậy có 2 nghiệm: V1 = 2,688 lít và V2 = 7,168 lít (0,5 điểm)

    Câu 4 ( 1 điểm):

    5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2H2SO4 + 2 MnSO4 + K2SO4 (0,25 điểm)

    5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 5S + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O

    Tính được nS = 2,4/32 = 0,075 → nH2S = 0,075.

    Áp dụng đl bảo toàn nguyên tố → nSO2 = nBaSO4 = 0,1125 mol

    Quá trình khử: 2H2SO4 + 2e → SO2 + 2H2O + SO22- (0,25 điểm)

    5H2SO4 + 8e → H2S + 4H2O + 4SO42-

    Tính theo quá trình → nH2SO4 = 0,6 mol → nH2SO4 dư = 0,15 mol

    Theo định luật bảo toàn khối lượng → mx = 74,025 gam (0,25 điểm)

    → C% axit = 19,86%

    Gọi nMg = a (mol); nAl = b (mol) (0,25 điểm)

    Áp dụng đl bảo toàn e → 2a + 3b = 0,825

    Theo khối lượng → 24a + 27b = 8,775

    Giải hệ → a =0,225; b = 0,125 → %mAl = 38,46%.

    2. Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo – Đề 2

    Họ và tên học sinh:……………………………………Số báo danh:……………………Lớp…….

    Cho biết Nguyên tử khối của: H =1, C = 12, O =16, Mg= 24, Al =27, N = 14).

    A/ TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm).

    Câu 1. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hoá – khử là

    A. có sự thay đổi màu sắc của các chất.
    B. tạo ra chất kết tủa.
    C. có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
    D. tạo ra chất khí.

    Câu 2. Bản chất hình thành liên kết hydrogen là do

    A. lực hút tĩnh điện.
    B. sự nhường – nhận electron.
    C. các electron tự do.
    D. sự góp chung electron.

    Câu 3. Sự phá vỡ liên kết cần ….. năng lượng, sự hình thành liên kết …… năng lượng.

    Cụm từ tích hợp điền vào chỗ chấm trên lần lượt là

    A. giải phóng, cung cấp.
    B. cung cấp, cung cấp.
    C. giải phóng, giải phóng.
    D. cung cấp, giải phóng.

    Câu 4. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: N2(g) + O2(g) 2NO(g) = +179,20kJ

    Phản ứng trên là phản ứng

    A. thu nhiệt.
    B. tỏa nhiệt.
    C. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.
    D. không có sự thay đổi năng lượng.

    Câu 5. Số oxi hóa của các nguyên tử H, Fe, Cl trong H2, Fe2+, Cl lần lượt là

    A. +1; +2; −1.
    B. 0; −2; +1.
    C. 0; +2; −1.
    D. +2; −2; +1.

    Câu 6. Phát biểu nào sau đây về số oxi hoá không đúng?

    A. Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hoá của nguyên tố bằng điện tích ion.
    B. Số oxi hoá được viết ở dạng đại số, dấu viết trước, số viết sau.
    C. Trong tất cả các hợp chất, số oxi hoá của hydrogen là +1.
    D. Trong đơn chất, số oxi hoá của nguyên tử bằng 0.

    Câu 7. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm

    A. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất.
    B. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.
    C. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất.
    D. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

    Câu 8. Để hàn nhanh đường ray tàu hỏa bị hỏng, người ta dùng hỗn hợp tecmit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm sau: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe.

    Phát biểu nào sau đây sai?

    A. Tỉ lệ giữa chất bị khử: chất bị oxi hóa là 1:2.
    B. Fe2O3là chất oxi hóa.
    C. Tỉ lệ giữa chất bị khử: chất bị oxi hóa là 2:1.
    D. Al là chất khử.

    Câu 9. Nhiệt kèm theo (nhiệt lượng toả ra hay thu vào) của một phản ứng hoá học ở điều kiện chuẩn gọi là

    A. biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng hoá học.
    B. enthalpy tạo thành chuẩn của một chất.
    C. enthalpy tạo thành của một chất.
    D. biến thiên enthalpy của phản ứng.

    …………

    Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 2 Hóa 10 Chân trời sáng tạo

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *