Soạn bài Những phát minh “bất ngờ và tình cờ” – Cánh Diều 6

Văn bản Những phát minh “bất ngờ và tình cờ” sẽ giúp người đọc biết thêm về các phát minh thú vị trên thế giới. Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 6: Những phát minh “bất ngờ và tình cờ”. 

Bạn đang đọc: Soạn bài Những phát minh “bất ngờ và tình cờ” – Cánh Diều 6

Soạn bài Những phát minh “bất ngờ và tình cờ” – Cánh Diều 6

Soạn bài Những phát minh “bất ngờ và tình cờ”

Các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo tài liệu với nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

Soạn bài Những phát minh “bất ngờ và tình cờ”

    Soạn bài Những phát minh “bất ngờ và tình cờ” – Mẫu 1

    1. Chuẩn bị

    – Văn bản được lược trích theo: khoahoc.tv

    – Văn bản thuật lại: Sự ra đời không ngờ đến của một số vật dụng (đất nặn, giấy nhớ, que kem, lát khoai tây chiên). Sự kiến ấy được nêu ở phần Sa pô

    – Các yếu tố như nhan đề, sa pô, đề mục, hình ảnh… có tác dụng cung cấp nội dung chính, tạo sự hấp dẫn để thu hút người đọc.

    – Sự kiện được thuật lại giúp người đọc hiểu được sự ra đời vô cùng ngẫu nhiên của giấy nhớ, lát khoai tây chiên, kem que, giấy nhớ.

    – Một số phát minh của nhân loại như: động cơ hơi nước, radio, ô tô, máy khâu, máy ảnh…

    * Tóm tắt văn bản Những phát minh “bất ngờ và tình cờ”:

    a. Đất nặn:

    – Nhà phát minh: Giô-sép Mác Vích-cơ.

    – Mục đích ban đầu: Công ty của Vích-cơ chế tạo thành công một loại bột đất sét để loại bỏ các vết đen do bồ hóng gây ra trong căn nhà do sử dụng than, củi để nấu nướng. Nhưng người dân sử dụng ga khiến sản phẩm không bán được, công ty thua lỗ.

    – Diễn biến và kết quả: Năm 1957, trộn những chất bột nhão để mô phỏng độ dẻo của đất sét và làm ra đồ chơi trẻ em với nhiều màu sắc.

    b. Kem que:

    – Nhà phát minh: Phrăng Ép-pơ-xơn

    – Mục đích ban đầu: Vô tình dùng một chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau rồi bỏ quên qua đêm.

    – Diễn biến và kết quả: Phát hiện ra một “que kẹo băng” và khi nếm sẽ có hiện tượng nổ li ti. Năm 1923, Ép-pơ-xơn đăng kí bằng sáng chế cho thiết kế này, đánh dấu sự ra đời của kem que.

    c. Lát khoai tây chiên

    – Nhà phát minh: Gioóc Crăm

    – Nguyên nhân: Crăm khi ấy đang cố phục vụ món khoai tây Pháp do một khách đặt vào mùa hè 1853.

    – Diễn biến và kết quả: Do liên tục bị trả món, Crăm đã mất bình tĩnh, làm theo yêu cầu thái lát mỏng hơn và chiên khô cứng. Sau đó, chúng trở nên phổ biến.

    d. Giấy nhớ:

    – Nhà phát minh: Xpen-xơ Vin-vơ và Át Phrai

    – Nguyên nhân: Năm 1968, tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm nhưng không biết sử dụng vào việc gì.

    – Diễn biến và kết quả: Vin-vơ đã giúp đồng nghiệp của mình dán một số tờ giấy lên cuốn sách của mình và từ đó phát minh ra đời.

    2. Đọc hiểu

    Câu 1. Tìm nghĩa của từ “huyền thoại”.

    Nghĩa của từ “huyền thoại” câu chuyện không có thật, mang vẻ thần bí, kì lạ, hoàn toàn do tưởng tượng

    Câu 2. Tìm nghĩa của các từ “vô tình” và “tình cờ”.

    • “Vô tình” là không chủ định, không cố ý.
    • “Tình cờ” là không liệu trước mà xảy ra.

    Câu 3. Chú ý bố cục giống nhau được nêu ở mỗi mục.

    Bố cục giống nhau: nhà phát minh, mục đích ban đầu, diễn biến và kết quả.

    Câu 4. Các từ in đậm trong mỗi mục 1, 2, 3, 4 nêu thông tin gì?

    Các từ in đậm là nêu nội dung chính của từng phần.

    Câu 5. Các hình ảnh đưa vào văn bản có tác dụng gì?

    Các hình ảnh được đưa vào văn bản có tác dụng giúp cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

    3. Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Với mỗi phát minh, văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ” cho viết những thông tin cụ thể nào? Việc lặp các cách trình bày thông tin ở các phần phát minh trong văn bản trên có tác dụng gì?

    – Với mỗi phát minh, văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ” cho viết những thông tin cụ thể: nhà phát minh, mục đích ban đầu, diễn biến và kết quả.

    – Việc lặp các cách trình bày thông tin ở các phần phát minh trong văn bản trên có tác dụng: Giúp văn bản có tính hệ thống hơn, cũng như người đọc dễ dàng nắm được các nội dung chính.

    Câu 2. Tóm tắt nội dung của văn bản trên theo các nêu ngắn gọn các thông tin theo bảng sau:

    Tên phát minh

    Nguyên nhân

    Kết quả

    1. Đất nặn

    Người dân đã sớm có xu hướng chuyển đổi từ loại hình than, củi sang sử dụng ga dẫn đến nguy cơ thua lỗ nghiêm trọng choc ông ty.

    Trở thành loại đồ chơi cho trẻ em với nhiều màu sắc hấp dẫn thu về hàng triệu đô la.

    2. Kem que

    Ép-pơ-xơn dùng chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau trong một chiếc cốc để đùa nghịch và để quên đống hỗn độn ấy bên ngoài.

    Sáng hôm sau, Ép-pơ-xơn phát hiện ra một “que kẹo băng” ở đó.

    3. Lát khoai tây chiên

    Cram đã mất bình tĩnh khi khách hàng liên tục gửi lại món ăn và cắt lát khoai mỏng đến nỗi không thể mỏng hơn và chiên chúng sao khô cứng nhất có thể.

    Rất nhiều người thích nó và đặt mua rất nhiều.

    4. Giấy nhớ

    Xin-vơ tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm nhưng không biết sử dụng nó vào việc gì. Vài năm sau đồng nghiệp của ông vốn đang bực tức vì không thể tìm ra cách gì để dán một số giấy tờ lên cuốn sách hợp cạ của mình tạ nhà thờ.

    Ý tưởng lớn gặp nhau, giấy nhớ được ra đời.

    Câu 3. Chỉ ra sự khác nhau trong cách trình bày thông tin giữa văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ” và hai văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng, Điều gì giúp bóng đá Việt nam chiến thắng. Cách trình bày của mỗi văn bản phù hợp với mục đích của văn bản như thế nào?

    • Văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ” trình bày theo cách liệt kê lặp lại các thông tin: nhà phát minh, mục đích ban đầu, diễn biến và kết quả.
    • Hai văn bản “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng”, “Điều gì giúp bóng đá Việt nam chiến thắng?” trình bày theo cách nguyên nhân – kết quả.

    Câu 4. Trong số những phát minh được nhắc đến trong văn bản trên em thích phát minh nào nhất? Vì sao?

    • Phát minh yêu thích nhất: Giấy nhớ.
    • Nguyên nhân: Phát minh này đã giúp cho con người có thể ghi nhớ công việc một cách hiệu quả, nhanh chóng hơn.

    Soạn bài Những phát minh “bất ngờ và tình cờ” – Mẫu 2

    Câu 1. Với mỗi phát minh, văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ” cho biết những thông tin cụ thể nào? Việc lặp các cách trình bày thông tin ở các phần phát minh trong văn bản trên có tác dụng gì?

    – Những thông tin cụ thể gồm: nhà phát minh, mục đích ban đầu, diễn biến và kết quả.

    – Việc lặp cách trình bày thông tin có tác dụng: Văn bản có tính hệ thống, thông tin được cung cấp đầy đủ, người đọc dễ dàng nắm bắt hơn.

    Câu 2. Tóm tắt nội dung của văn bản trên theo các nêu ngắn gọn các thông tin theo bảng sau:

    Tên phát minh

    Nguyên nhân

    Kết quả

    1. Đất nặn

    Người dân đã sớm có xu hướng chuyển đổi từ loại hình than, củi sang sử dụng ga dẫn đến nguy cơ thua lỗ nghiêm trọng choc ông ty.

    Trở thành loại đồ chơi cho trẻ em với nhiều màu sắc hấp dẫn thu về hàng triệu đô la.

    2. Kem que

    Ép-pơ-xơn dùng chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau trong một chiếc cốc để đùa nghịch và để quên đống hỗn độn ấy bên ngoài.

    Sáng hôm sau, Ép-pơ-xơn phát hiện ra một “que kẹo băng” ở đó.

    3. Lát khoai tây chiên

    Cram đã mất bình tĩnh khi khách hàng liên tục gửi lại món ăn và cắt lát khoai mỏng đến nỗi không thể mỏng hơn và chiên chúng sao khô cứng nhất có thể.

    Rất nhiều người thích nó và đặt mua rất nhiều.

    4. Giấy nhớ

    Xin-vơ tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm nhưng không biết sử dụng nó vào việc gì. Vài năm sau đồng nghiệp của ông vốn đang bực tức vì không thể tìm ra cách gì để dán một số giấy tờ lên cuốn sách hợp cạ của mình tạ nhà thờ.

    Ý tưởng lớn gặp nhau, giấy nhớ được ra đời.

    Câu 3. Chỉ ra sự khác nhau trong cách trình bày thông tin giữa văn bản Những phát minh “tình cờ và bất ngờ” và hai văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng, Điều gì giúp bóng đá Việt nam chiến thắng. Cách trình bày của mỗi văn bản phù hợp với mục đích của văn bản như thế nào?

    – Sự khác nhau:

    • Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”: Lặp lại các thông tin: nhà phát minh, mục đích ban đầu, diễn biến và kết quả.
    • Văn bản “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng”, “Điều gì giúp bóng đá Việt nam chiến thắng?”: Trình bày theo quan hệ nguyên nhân – kết quả

    – Cách trình bày phù hợp với mục đích của từng văn bản:

    • Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”: Cung cấp thông tin đầy đủ về các phát minh.
    • “Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng”, “Điều gì giúp bóng đá Việt nam chiến thắng?”: Giúp người đọc hiểu được quá trình sáng tác bài hát, nguyên nhân giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng.

    Câu 4. Trong số những phát minh được nhắc đến trong văn bản trên em thích phát minh nào nhất? Vì sao?

    • Phát minh yêu thích nhất: Kem que
    • Nguyên nhân: Phát minh này đã tạo ra một món ăn ngon miệng, hấp dẫn vào mùa hè và được rất nhiều người yêu thích.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *