Soạn bài Thị Mầu lên chùa – Cánh diều 10

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Thị Mầu lên chùa, giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.

Bạn đang đọc: Soạn bài Thị Mầu lên chùa – Cánh diều 10

Soạn bài Thị Mầu lên chùa – Cánh diều 10

Soạn bài Thị Mầu lên chùa

Tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, mời tham khảo nội dung chi tiết được đăng tải dưới đây.

Soạn văn 10: Thị Mầu lên chùa

    Soạn bài Thị Mầu lên chùa

    1. Chuẩn bị

    Hình ảnh Thị Mầu lên chùa trong bức ảnh gợi cho em ấn tượng: Thị Mầu xinh đẹp, duyên dáng.

    2. Đọc hiểu

    Câu 1. Thị Mầu lên chùa có gì khác với lệ thường?

    Mọi người lên chùa vào mười tư hoặc rằm, còn Thị Mầu lên chùa từ mười ba.

    Câu 2. Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin gì?

    Trong lời giới thiệu với chú tiểu, Thị Mầu đặc biệt nhấn mạnh thông tin: Thị Mầu chưa lấy chồng.

    Câu 3. Thị Mầu có quan tâm đến việc vào lễ Phật không?

    Thị Mầu không quan tâm đến việc vào lễ Phật, mà chỉ chú ý đến việc tán tính chú tiều.

    Câu 4. Phép so sánh trong lời của Thị Mầu có gì độc đáo?

    Sử dụng lối nói ví von so sánh thể hiện khát khao yêu đương của Thị Mầu:

    “Thầy như táo rụng sân đình

    Em như gái rở, đi rình của chua”

    Cây táo mọc ở sân đình thường cao, sau mùa xuân chín rụng. Vì ít được chăm sóc lại già cỗi nên táo vừa chua, vừa chát. Gái rở chỉ người phụ nữ mang bầu, thường bị nghén và thèm của chua.

    => Gái rở đang thèm của chua mà gặp được táo ở sân đình, sẽ càng bộc lộ sự khao khát, mong muốn của nhân vật này.

    Câu 5. Những câu hát trong phần này đều tập trung thể hiện điều gì? Câu “Trúc xinh […] chẳng xinh!” có gì khác với ca dao?

    – Những câu hát tập trung thể hiện nỗi khao khát có được tình yêu của Thị Mầu.

    – Câu “Trúc xinh […] chẳng xinh!” khác với ca dao:

    • Câu ca dao:“Trúc xinh trúc mọc đầu đình/Em xinh em đứng một mình cũng xinh”: Cao ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, dù một mình cũng xinh đẹp.
    • Trong “Thị Mầu lên chùa”: Người phụ nữ phải có đôi có cặp mới xinh.

    Câu 6. Đoạn trích có những chỉ dẫn sân khấu nào? Tác dụng của các chỉ dẫn đó với người đọc là gì?

    • Một số chỉ dẫn: ra nói, hát, xứng danh, đế, hát ghẹo tiểu, Tiểu Kính bỏ chạy… (Các chỉ dẫn được đặt trong dấu ngoặc đơn)
    • Tác dụng: Giúp người đọc nắm được hành động của các nhân vật, hiểu rõ hơn về nội dung của vở chèo.

    3. Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu? Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!” lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? Em thấy ấn tượng nhất với lời bày tỏ tình cảm nào của Thị Mầu? Vì sao?

    – Thị Mầu đã sử dụng ngôn ngữ, hành động như thế nào để bày tỏ tình cảm với chú tiểu:

    • Ngôn ngữ: Khen ngợi vẻ đẹp của chú tiều “Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?; Người đâu đến ở chùa này?/Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang…”; lời lẽ bóng gió, tình ý “Thầy như táo rụng sân đình/Em như gái rở, đi rình của chua”; trêu đùa “Này thầy tiểu ơi, ăn với em miếng giầu đã nào, rồi để mõ đấy, em đánh cho”
    • Hành động: Nắm tay Tiểu Kính, đòi quét chùa cho…

    – Tiếng gọi “thầy tiểu ơi!” lặp lại nhiều lần nhằm bộc lộ sự say đắm, tình cảm thiết tha của Thị Mầu dành cho chú tiểu.

    – Ấn tượng với câu “Trúc xinh trúc mọc sân đình/Em xinh em đứng một mình chẳng xinh”: Lời bày tỏ khéo léo, bộc lộ khao khát lứa đôi, hạnh phúc.

    Câu 2. Qua ngôn ngữ và hành động của nhân vật Tiểu Kính trong đoạn trích, em có nhận xét gì về nhân vật này?

    Tiểu Kính là một người ngay thẳng, điềm tĩnh và lạnh lùng.

    Câu 3. Dưới đây là một số trích dẫn ngôn ngữ của tác giả dân gian (được thể hiện qua tiếng đế) và nhân vật Thị Mầu:

    Tiếng đế

    Lời đáp của Thị Mầu

    – Ai lại đi khen chú tiểu thế, cô Mầu ơi!

    – Có ai như mày không?

    – Dơ lắm! Mầu ơi!

    – Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

    – Đẹp thì người ta khen chứ sao!

    – […] chỉ có mình tao là chín chắn nhất đấy.

    – Kệ tao.

    – Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn/ Chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ.

    Em có đồng tình với cách đánh giá trên đây của tác giả dân gian (qua tiếng đế) về Thị Mầu và thái độ, suy nghĩ của Thị Mầu không? Vì sao?

    Gợi ý:

    – Ý kiến: Đồng tình.

    – Nguyên nhân: Nhân vật Thị Mầu được xây dựng với tính cách lẳng lơ, không phải người phụ nữ chuẩn mực trong quan niệm xưa. Chính vì vậy, những lời đề trên góp phần bộc lộ tính cách nhân vật.

    Câu 4. Theo em, nhân vật Thị Mầu là người như thế nào? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu lên nhận xét của mình về nhân vật này.

    – Thị Mầu: Xinh đẹp nhưng lại rất lẳng lơ, mù quáng.

    – Đoạn văn: Nhân vật Thị Mầu được xây dựng với nét tính cách đặc biệt. Thị Mầu đã dám vượt lên trên những khuôn khổ của Nho giáo để bộc lộ khao khát của bản thân. Mặc dù những hành động trong đoạn trích “Thị Mầu lên chùa” đã cho thấy sự lẳng lơ, mù quáng của nhân vật này trước tình yêu. Nhưng dù sao, Thị Mầu cũng đã dám sống với khao khát yêu đương của bản thân trước một xã hội rất hà khắc với người phụ nữ. Thị có ý thức chủ động trong tình yêu, không tuân theo sự sắp xếp của cha mẹ, không sợ điều tiếng của người đời. Nhân vật này cũng đã gửi gắm được một tư tưởng nhân văn sâu sắc.

    Câu 5. Em biết những tác phẩm văn học nào lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu trong vở chèo Quan Âm Thị Kính?

    Bài thơ được lấy cảm hứng từ hình tượng nhân vật Thị Mầu: Thị Màu (Anh Ngọc), Này em Thị Mầu (Ngân Vịnh), Cô Thị Mầu (Trần Đăng Khoa), Hát với Thị Màu (Đoàn Thị Lam Luyến)…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *