Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 gồm 11 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đặc tả đề thi học kì 1 kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh nắm vững cấu trúc đề thi, luyện giải đề thật thành thạo.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Với 11 Đề thi học kì 1 Văn 6 KNTT, còn giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề kiểm tra cuối học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 môn Toán, Tiếng Anh, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1

    1.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

    Trường THCS:…………….. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
    Môn Ngữ văn lớp 6
    Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

    I. ĐỌC (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

    Mẹ ốm

    […]Cánh màn khép lỏng cả ngày
    Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.
    Nắng mưa từ những ngày xưa
    Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

    Khắp người đau buốt, nóng ran
    Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm.
    Người cho trứng, người cho cam
    Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.
    Sáng nay trời đổ mưa rào
    Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương.
    Cả đời đi gió đi sương
    Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.
    Mẹ vui con có quản gì
    Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca
    Rồi con diễn kịch giữa nhà
    Một mình con sắm cả ba vai chèo.
    …………………………………
    (1970)

    (Trần Đăng Khoa, trích tập thơ Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999)

    Câu 1. Đoạn thơ trên thuộc thể thơ nào?

    A. Thơ tự do
    B. Thơ 5 chữ
    C. Thơ lục bát
    D. Thơ thất ngôn tứ tuyệt

    Câu 2. Xác định cách ngắt nhịp trong hai câu thơ sau:

    “Cả đời đi gió đi sương
    Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.”

    A. 2/2/2 và 4/4
    B. 4/2 và 2/2/4
    C. 2/2/2 và 2/4/2
    D. 2/2/2 và 2/2/4

    Câu 3. Chỉ ra trạng ngữ trong câu thơ sau:

    Sáng nay trời đổ mưa rào
    Nắng trong trái chín ngọt ngào hương bay.

    A. Hương bay.
    B. Mưa rào.
    C. Sáng nay.
    D. Trái chín.

    Câu 4. Từ nào trong các từ sau đây là từ láy?

    A. Ngọt ngào
    B. Nắng mưa
    C. Ruộng vườn
    D. Cuốc cày

    Câu 5. Hình ảnh nào sau đây được nhắc đến trong đoạn trích trên?

    A. Cha
    B. Bà
    C. Mẹ
    D. Ông

    Câu 6. Em hiểu nghĩa ẩn dụ của từ “Nắng mưa” trong câu thơ sau như thế nào?

    “Nắng mưa từ những ngày xưa
    Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”

    A. Chỉ sự gian nan khó nhọc trong cuộc đời của mẹ
    B. Chỉ hiện tượng nắng mưa của thời tiết.
    C. Nói đến sự vất vả cơ cực của người cha.
    D. Chỉ sự cần cù làm việc đề chăm sóc cho con.

    Câu 7. Qua đoạn thơ trên, nhà thơ đã bày tỏ cảm xúc gì khi viết về mẹ?

    A. Lòng biết ơn vô hạn, tình yêu thương tha thiết của người con đối với mẹ.
    B. Niềm vui khi được sống trong tình yêu thương của mẹ.
    C. Tình cảm xót thương của người con đối với mẹ.
    D. Tình yêu mến, tự hào khi có mẹ.

    Câu 8. Em hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ:

    “Cánh màn khép lỏng cả ngày
    Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.”

    A. Người mẹ bị ốm nặng.
    B. Người nông dân lao động vất vả một nắng hai sương.
    C. Ruộng vườn nhà cửa vắng vẻ, không có bàn tay mẹ chăm sóc.
    D. Người cha bị ốm; Ruộng vườn vắng cha không người chăm sóc.

    Câu 9. Trình bày ngắn gọn suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ đối với cuộc sống mỗi người?

    Câu 10. Qua đoạn thơ trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

    II. VIẾT (4.0 điểm) Cuộc đời mỗi người là những trải nghiệm thú vị và đáng nhớ. Hãy viết một bài văn kể lại kỉ niệm mà em nhớ nhất.

    1.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC

    6,0

    1

    C

    0,5

    2

    A

    0,5

    3

    C

    0,5

    4

    A

    0,5

    5

    C

    0,5

    6

    A

    0,5

    7

    A

    0,5

    8

    C

    0,5

    9

    Học sinh có thể trình bày những suy nghĩ theo nhận thức riêng (nếu hợp lí), song có thể diễn đạt theo các ý sau:

    – Người mẹ rất quan trọng trong việc nuôi nấng, dưỡng dục con cái.

    – Người mẹ ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, lối sống của con cái. Mẹ là chỗ dựa tinh thần của con cái.

    0,5

    0,5

    10

    Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách, song có thể diễn đạt theo các ý sau:

    – Yêu thương, kính trọng, biết giúp đỡ và chăm sóc bố mẹ khi già yếu

    1,0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Về một kỉ niệm mà em nhớ nhất

    0,25

    c. – Học sinh kể lại kỉ niệm đáng nhớ của bản thân theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

    – Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

    – Giới thiệu được kỉ niệm đáng nhớ của bản thân

    – Kể lại các sự kiện chính trong kỉ niệm: Bắt đầu, diễn biến, kết thúc.

    – Ý nghĩa của kỉ niệm đối với bản thân.

    2,5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    0,5

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn.

    0,5

    1.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Đọc

    Thơ và thơ lục bát

    5

    0

    3

    0

    0

    2

    0

    0

    60

    2

    Viết

    Kể một trải nghiệm đáng nhớ

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    40

    Tổng

    25

    5

    15

    15

    0

    30

    0

    10

    100

    Tỉ lệ %

    30%

    30%

    30%

    10%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    1.4. Bản đặc tả đề kiểm tra học kì 1 môn Văn 6

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Đọc

    Thơ và thơ lục bát

    Nhận biết:

    – Nêu được ấn tượng chung về văn bản.

    Nhận biết được số tiếng, số dòng, vần, nhịp của bài thơ lục bát.

    – Nhận diện được các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

    – Chỉ ra được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

    – Nhận ra từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy); từ đa nghĩa và từ đồng âm; các biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

    – Nhận ra thành phần của câu: trạng ngữ

    Thông hiểu:

    – Nêu được chủ đề của bài thơ, cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

    – Nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.

    – Chỉ ra tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ.

    Vận dụng:

    – Trình bày được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử được gợi ra từ văn bản.

    – Đánh giá được giá trị của các yếu tố vần, nhịp

    5 TN

    3TN

    2TL

    2

    Viết

    Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

    Nhận biết:

    Thông hiểu:

    Vận dụng:

    Vận dụng cao:

    Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.

    1*

    1*

    1*

    1 TL*

    Tổng

    5 TN

    3 TN

    2 TL

    1 TL

    Tỉ lệ %

    30

    30

    30

    10

    Tỉ lệ chung

    60

    40

    2. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2

    2.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6

    PHÒNG GDĐT ………………………….

    TRƯỜNG THCS ……………………….

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I
    Môn: Ngữ văn 6
    Năm học: 2023 – 2024
    Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)

    PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (5,0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    […] Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc. Múc nước giếng vào thùng gỗ, vào những cong, những ang gốm màu da lươn. Lòng giếng vẫn còn rớt lại vài cái lá cam lá quýt của trận bão vừa rồi đi qua quăng vào. Chỗ bãi đá nuôi sáu mươi vạn con hải sâm ngoài kia, bao nhiêu là thuyền của hợp tác xã đang mở nắp sạp đổ nước ngọt vào. Sau trận bão, hôm nay, hợp tác xã Bắc Loan Đầu cho 18 thuyền lớn nhỏ cùng ra khơi đánh cá hồng. Anh hùng Châu Hòa Mãn cùng bốn bạn xã viên đi chung một thuyền.Anh quẩy nước bên bờ giếng,tôi né ra một bên. Anh quẩy 15 gánh cho thuyền anh: “Đi ra khơi, xa lắm mà. Có khi mười ngày mới về. Nước ngọt cho vào sạp chỉ để uống. Vo gạo, thổi cơm cũng không được lấy nước ngọt. Vo bằng nước biển thôi.”

    Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đến cái giếng ngọt, thùng và cong và gánh nối tiếp đi đi về về. Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.”

    (Ngữ văn 6 – tập 1, trang 112)

    Câu 1 (1 điểm). Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?

    Câu 2 (1 điểm). Chỉ ra các danh từ trong câu văn sau: “Cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu người đến gánh và múc”.

    Câu 3 (0,5 điểm). Tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu văn:

    Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành”.

    Câu 4 (1 điểm). Trình bày tác dụng của phép tu từ trong câu văn trên?

    Câu 5 (1,5 điểm). Cảm nhận của em về cuộc sống con người trên đảo Cô Tô qua đoạn văn trên?

    PHẦN II: Tập làm văn (5 điểm):

    Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

    2.2. Đáp án đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn 6

    Phần I: Đọc – hiểu (5 điểm)

    Câu 1 (1,0 điểm)

    * Yêu cầu trả lời: Đoạn văn trên được trích trong văn bản: Cô Tô của tác giả: Nguyễn Tuân

    • Điểm 1,0: HS trả lời đoạn văn trên được trích trong văn bản: Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân
    • Điểm 0,25 – 0,75: Học sinh trả lời chưa đầy đủ hoặc còn sai chính tả.
    • Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.

    Câu 2 (1,0 điểm)

    * Yêu cầu trả lời: Các danh từ trong câu văn: Giếng, đảo, Thanh Luân, người.

    • Điểm 1,0: HS trả lời được đúng Các danh từ trong câu văn: Giếng, đảo, Thanh Luân, người.
    • Điểm 0,25 – 0,75 : Học sinh trả lời thiếu hoặc sai chính tả chưa đầy đủ nội dung trên
    • Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.

    Câu 3 (0,5 điểm):

    * Yêu cầu trả lời: HS trả lời được biện pháp tu từ so sánh: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.

    • Điểm 0,5: Học sinh trả lời đúng câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Trông chị Châu Hòa Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
    • Điểm 0,25: Học sinh trả lời nhưng diễn đạt chưa đầy đủ các ý trên.
    • Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.

    Câu 4 (1,0 điểm):

    * Yêu cầu trả lời: HS trả lời được tác dụng:

    • Ca ngợi, tôn vinh vẻ đẹp về tình cảm mẹ con, yêu thương chăm sóc con của chị Châu Hòa Mãn.
    • Tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc, khó quên về sự dịu dàng, yên tâm của người mẹ như hình ảnh của biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
    • Tình yêu thiên nhiên và con người của tác giả được hòa quyện, đan dệt.

    – Điểm 1,0: HS trả lời được như trên.

    – Điểm 0,25 – 0,75: Học sinh trả lời diễn đạt chưa đầy đủ các ý trên.

    – Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.

    Câu 5 (1,5 điểm):

    * Yêu cầu trả lời:

    • Cảm nhận về cảnh sinh hoạt vui tươi, phấn khởi bên cái giếng nước ngọt, cuộc sống nhộn nhịp trên đảo Cô Tô.
    • Tình cảm gắn bó của những con người lao động, chuẩn bị bám biển, vươn khơi.
    • Cần biết trân quý những giọt nước ngọt, nhất là trên biển đảo.
    • Bản thân góp phần xây dựng và bảo vệ biển đảo quê hương.

    – Điểm 1,5: Học sinh trả lời được như trên.

    – Điểm 0,25 – 1,25: Học sinh trả lời nhưng diễn đạt chưa đầy đủ các ý trên.

    – Điểm 0: Học sinh trả lời sai hoặc không làm bài.

    Phần II. Làm văn (5 điểm):

    1. Yêu cầu chung:

    • Học sinh viết vận dụng kĩ năng làm văn tự sự, phù hợp với nội dung của bài.
    • Trình bày đúng – đủ bố cục ba phần của bài văn.
    • Hành văn mạch lạc, trong sáng tránh mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

    2. Yêu cầu cụ thể:

    a. Đảm bảo thể thức văn bản (0,25 điểm)

    b. Xác định đúng vấn đề (0,25 điểm)

    c. Chia vấn đề tự sự thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, sử dụng tốt các phương pháp làm bài văn tự sự (4 điểm)

    * Điểm 4: Đảm bảo các yêu cầu trên, có thể trình bày theo định hướng sau:

    – Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm, dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

    – Thân bài (3 điểm)

    • Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.
    • Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.
    • Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

    (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

    – Kết bài: (0,5 điểm)

    Học sinh nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

    * Điểm 3 đến 3,75: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên nhưng một trong các ý còn chưa được trình bày đầy đủ hoặc liên kết còn chưa thật sự chặt chẽ.

    * Điểm 1,75 đến 2,75: Đáp ứng được khoảng 2/4 đến ¾ các yêu cầu trên.

    * Điểm 1 đến 2,5: Đáp ứng được khoảng ¼ các yêu cầu trên.

    * Điểm 0,25: Hầu như không đáp ứng được yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

    * Điểm 0: Không đáp ứng được bất cứ yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.

    d. Sáng tạo (0,25 điểm)

    • Điểm 0,25: Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm…); lời văn giàu cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
    • Điểm 0: Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo; không có quan điểm và thái độ riêng hoặc quan điểm và thái độ trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: (0,25 điểm)

    • Điểm 0,25: Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
    • Điểm 0: Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

    2.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Văn 6

    Mức độ
    Tên chủ đề
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
    Vận dụng Vận dụng cao

    1. Văn học

    Các văn bản đã học.

    Nêu được tên tác giả, tác phẩm.

    Cảm nhận được nội dung của đoạn văn.

    Số câu

    Số điểm

    tỉ lệ%

    Số câu: 1

    Số điểm: 1,0

    Số câu:1

    Số điểm:1,5

    Số câu: 2

    Số điểm: 2,5

    tỉ lệ%:25%

    2. Tiếng Việt

    Biện pháp tu từ

    Chỉ ra được các danh từ trong câu văn.

    Nêu được biện pháp tu từ trong câu văn.

    Hiểu được tác dụng của phép tu từ trong câu văn.

    Số câu

    Số điểm

    tỉ lệ%

    Số câu:2

    Số điểm:1,5

    Số câu:1

    Số điểm:1

    Số câu: 3

    Số điểm: 2,5

    tỉ lệ%:25%

    3. Tập làm văn.

    Bài văn tự sự

    Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.

    Số câu

    Số điểm

    tỉ lệ%

    Số câu: 1

    Số điểm:5,0

    Số câu: 1

    Số điểm: 5

    tỉ lệ%:50%

    – Tổng số câu:

    – Tổng số điểm:

    – Tỉ lệ%

    Số câu: 3

    Số điểm: 2,5

    Tỉ lệ : 25%

    Số câu:2

    Số điểm:2,5

    Tỉ lệ 25%

    Số câu: 1

    Số điểm: 5

    Tỉ lệ : 50%

    Số câu:6

    Số điểm:10

    Tỉ lệ : 100%

    3. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 3

    3.1. Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

    TRƯỜNG THCS ……..

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM 2023 – 2024
    Môn: Ngữ Văn lớp 6
    Thời gian: 90p (không kể thời gian giao đề)

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)

    Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

    Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

    (Ca dao)

    Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

    Câu 2 (0,5 điểm). Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?

    Câu 3 (1.0 điểm). Câu thơ “Công cha như núi Thái Sơn” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

    Câu 4 (1.0 điểm). Em hiểu câu thơ “Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” như thế nào?

    II. LÀM VĂN: (7 ĐIỂM)

    Câu 1 (2.0 điểm). Hãy viết một đoạn văn ngắn (5-7 câu) nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người.

    Câu 2: (5 điểm) Kể lại một trải nghiệm của em với người thân trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị …)

    3.2. Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

    I. Đọc hiểu

    Câu 1

    Câu 2.

    -Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát

    -Bài ca dao trên thể hiện tình cảm của cha mẹ với con cái.

    0,5đ

    0,5đ

    Câu 3

    (1.0 điểm).

    -Câu “Công cha như núi Thái Sơn ” sử dụng phép so sánh

    -Tác dụng: ca ngợi công lao vô cùng to lớn của người cha…

    0,5đ

    0,5đ

    Câu 4

    (1.0 điểm).

    Câu thơ “ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”là lời nhắn nhủ về bổn phận làm con. Công lao cha mẹ như biển trời, vì vậy chúng ta phải tạc dạ ghi lòng, biết sống hiếu thảo với cha mẹ. Luôn thể hiện lòng hiếu thảo bằng việc làm cụ thể như vâng lời, chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ cha mẹ…

    1.0

    Làm văn

    7 điểm

    câu 1

    (2đ)

    HS có thể trình bày một số ý cơ bản như:

    -Gia đình là nơi các thành viên có quan hệ tình cảm ruột thịt sống chung và gắn bó với nhau. Nơi ta được nuôi dưỡng và giáo dục để trưởng thành.

    -Là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi cá nhân
    -Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người

    – Trách nhiệm của mỗi cá nhân trong gia đình:xây dựng giữ gìn gia đình hạnh phúc đầm ấm…

    HS kiến giải hợp lý theo cách nhìn nhận cá nhân vẫn đạt điểm theo mức độ thuyết phục…

    Câu 2 ()

    Mở bài

    Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm

    Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc.

    Thân bài

    – Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

    – Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan.

    – Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí.

    (Kết hợp kể và tả. Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí).

    2,5đ

    Kết bài

    Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

    0,5

    Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt.

    Sử dụng ngôn ngữ kể chuyện chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc

    Bài làm cần tập trung làm nổi bật hoạt động trải nghiệm của bản thân. Kể chuyện theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết.

    3.3. Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 6

    Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng số
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
    Mức độ thấp Mức độ cao

    I. Đọc- hiểu:

    Ngữ liệu: Thơ lục bát

    – Nhận diện Thể loại VB đặc điểm

    – Hiểu t/cảm tác giả.

    – Biện pháp tu từ, tác dụng.

    Hiểu nội dung câu thơ

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    Số câu: 2

    Số điểm: 1đ

    10 %

    Số câu: 2

    Số điểm: 2đ

    20%

    Số câu: 4

    Số điểm:3đ

    Tỉ lệ30 %:

    II.

    Làm văn

    Văn tự sự

    Nhận diện đoạn văn

    Xác định vấn đề

    Số câu:

    Số điểm: 1đ

    Tỉ lệ10 %

    Số câu: 1

    Số điểm:1.0

    Tỉ lệ 10%

    Nhận biết kiểu bài

    Hiểu được vai kể, sắp xếp theo trình tự

    Viết một bài văn kể chuyện

    Vận dụng sáng tạo

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    Số câu: 2

    Số điểm: 2đ

    Tỉ lệ 20%

    Số câu: 2

    Số điểm: 1đ

    Tỉ lệ10 %

    Số câu: 2

    Số điểm:1.0

    10%

    Số câu: 1

    Số điểm: 1

    10%

    Số câu:2

    Số điểm: 7đ

    Tỉ lệ 70%:

    Tổng số câu

    Tổng điểm

    Phần %

    Số câu: 3

    Số điểm: 4đ

    Tỉ lệ 40%

    Số câu: 3

    Số điểm: 3đ

    Tỉ lệ 30%

    Số câu: 1

    Số điểm:2.0

    Tỉ lệ 20%

    Số câu: 1

    Số điểm: 1

    10%

    Số câu: 6

    Số điểm: 10

    Tỉ lệ 100%

    ….

    >> Tải file để tham khảo các đề thi còn lại

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *