Đề cương Hoá 9 giữa kì 1 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 1 kèm đề minh họa.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học 9 năm 2023 – 2024
Đề cương ôn tập Hóa 9 giữa học kì 1 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Hóa học 9 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đề cương giữa kì 1 Hóa học 9 các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 9, đề cương ôn tập giữa kì 1 Toán 9.
Đề cương ôn tập Hóa 9 giữa học kì 1 năm 2023 – 2024
TRƯỜNG THCS…………. TỔ HÓA – SINH – ĐỊA |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN: HÓA HỌC 9 Năm học: 2023 – 2024 |
I. Mục tiêu cần đạt thi giữa kì 1 lớp 9
1. Kiến thức:
– Biết: + HS phân biệt được 4 loại hợp chất vô cơ cơ bản: oxit, axit, bazơ, muối
+ HS phân loại được 2 phản ứng: trung hoà và trao đổi.
+ HS biết được tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối.
+ HS biết được ứng dụng và sản xuất 1 số hợp chất vô cơ đã học như CaO, SO2, HCl, H2SO4, NaOH, Ca(OH)2, NaCl.
– Hiểu: HS hiểu được tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối từ đó lựa chọn chất phản ứng phù hợp, xác định sản phẩm phản ứng, viết được PTHH và nhận biết chất.
– Vận dụng: HS vận dụng được kiến thức về tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối kết hợp với các công thức tính toán để giải bài tập tính theo PTHH.
-Vận dụng cao: HS vận dụng được kiến thức về tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối để giải quyết các vấn đề thực tế
2. Kĩ năng:
– Viết PTHH, phân loại PƯHH.
– Vận dụng tính theo PTHH, áp dụng công thức chuyển đổi từ CT tính CM, C%, n, m và xác định chất dư sau phản ứng.
– Vận dụng kiến thức giải thích các vấn đề thực tế.
3. Thái độ:Học tập nghiêm túc, chăm chỉ, cẩn thận.
4. Năng lực HS:
+ Năng lực làm thí nghiệm.
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
+ Năng lực tính toán.
+ Năng lực vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế.
II. Nội dung thi giữa kì 1 lớp 9 môn Hóa
Chương 1. Các hợp chất vô cơ
III. Câu hỏi ôn tập Hóa 9 giữa học kì 1
A. LÝ THUYẾT
1. Các loại hợp chất vô cơ
|
OXIT |
AXIT |
BAZƠ |
MUỐI |
|
OXIT AXIT |
OXIT BAZƠ |
||||
TÍNH CHẤT HÓA HỌC |
1) oxit axit + nước → axit SO2 + H2O → H2SO3 |
1) Một số oxit bazơ (K2O, Na2O, BaO, CaO…) + H2O → dd bazơ (kiềm) CaO(r) + H2O(l)→ Ca(OH)2(dd) |
1) Axit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
|
1) Dung dịch bazơ làm quỳ tím hóa xanh, làm dd phenolphtalein không màu thành màu đỏ.
|
1) Dd Muối + kim loại →muối mới + KL mới. Điều kiện: Kim loại ban đầu mạnh hơn kim loại trong dung dịch muối. Fe + CuSO4 → FeSO4 +Cu↓ |
2) oxit axit + dd bazơ à muối + nước CO2(k) +Ca(OH)2(dd) à CaCO3 (r)+ H2O(l)
|
2) oxit bazơ + axit → muối + nước CuO(r) + 2HCl(dd)→ CuCl2 (dd) + H2O(l)
|
2) Axit + một số kim loạià muối + H2 Zn(r) + 2HCl(dd) → ZnCl2(dd)+ H2 (k)
|
2) Dd bazơ (kiềm) + o.axit à muối + nước CO2(k) + Ca(OH)2(dd) → CaCO3 (r) + H2O(l)
|
2) Muối + axit à muối mới + axit mới. Điều kiện: sau phản ứng có chất không tan hoặc khí bay hơi. BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓ CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O |
|
3) oxit axit + oxit bazơ → muối Na2O(r) + SO2(k) → Na2SO3 (r) |
3) oxit bazơ + oxit axit →muối BaO(r) + CO2(k) → BaCO3 (r) |
3) Axit + bazơ → muối + nước Cu(OH)2(r) + H2SO4(dd) à CuSO4 (dd) + 2H2O (l)
|
3) Bazơ + axit → muối + nước Cu(OH)2(r) + H2SO4(dd) à CuSO4 (dd) + 2H2O (l)
|
3) Muối + Muối → hai muối mới. Điều kiện: sau phản ứng có chất không tan. AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓ |
|
|
4) axit +oxit bazơ → muối + nước Fe2O3(r) + 6HCl(dd) → 2 FeCl3 (dd)+3H2O (l)
|
4) Bazơ không tan to oxit bazơ + nước Cu(OH)2(r) to CuO(r) + H2O (l) |
4) Bazơ + muối → muối mới + bazơ mới Điều kiện: sau phản ứng có chất không tan. Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3↓ |
||
|
*H2SO4 đặc tác dụng với hầu hết các kim loại tạo muối nhưng không giải phóng khí H2. Cu + 2H2SO4 đặc → CuSO4 + SO2 + 2H2O *H2SO4 đặc có tính háo nước. |
|
5. Phản ứng phân hủy muối 2KClO3 2KCl + 3O2 CaCO3 CaO + CO2 |
||
ỨNG DỤNG |
*Ứng dụng của SO2: sản xuất H2SO4, tẩy trắng bột gỗ, diệt nấm mốc,… |
*Ứng dụng của CaO: dùng trong công nghệ luyện kim, công nghiệp hóa học, khử chua đất trồng, sát trùng, diệt nấm mốc, khử độc môi trường. |
*Ứng dụng của HCl: điều chế các muối clorua, tẩy gỉ kim loại, chế biến thực phẩm, dược phẩm,… *Ứng dụng của H2SO4: chế biến dầu mỏ, sản xuất muối, axit, dùng trong các ngành công nghiệp như: tơ sợi, giấy, chất dẻo, phân bón,… |
*Ứng dụng của NaOH: sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, bột giặt, tơ nhan tạo, giấy, nhôm; chế biến dầu mỏ,… *Ứng dụng của Ca(OH)2: làm vật liệu xây dựng, khử chua đất trồng, khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng xác chết động vật,… |
2.Phản ứng trao đổi
– Khái niệm: Phản ứng trao đổi là phản ứng hoá học, trong đó hai hợp chất tham gia trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra hợp chất mới
– Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi: phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
K2SO4 + NaOH: Phản ứng không xảy ra.
3. Nhận biết (không hạn chế thuốc thử): nhận biết theo thứ tự sau:
TT |
Chất cần nhận biết |
Thuốc thử |
Hiện tượng |
1 |
Muối axit yếu |
dung dịch HCl, H2SO4 loãng |
|
|
= CO3 |
ÓCO2 không mùi |
|
|
= SO3 |
ÓSO2 mùi hắc |
|
2 |
Axit (có H-…) |
Quỳ tím |
Quỳ tím hóa đỏ |
3 |
Bazơ (có –OH) |
Quỳ tím |
Quỳ tím hóa xanh |
4 |
Muối sunfat (=SO4) |
Dung dịch BaCl2 hoặc Ba(OH)2 hoặc Ba(NO3)3 |
Kết tủa trắng BaSO4 |
5 |
Muối clorua (-Cl) |
Dung dịch AgNO3 |
Kết tủa trắng AgCl |
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÍ DỤ
Bài 1. Cho các chất sau: Al, Cu, CaO, Fe2O3, SO3, CO2, HCl, H2SO4, NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Na2SO4, BaCl2, CaCO3. Chất nào phản ứng được với:
a. nước.
b. dung dịch H2SO4.
c. dung dịch NaOH.
Bài 2. Viết PTHH minh họa các tính chất hóa sau:
a. Muối + axit → muối + axit |
c. Bazơ + axit → muối + nước |
b. Muối + bazơ → muối + bazơ |
d. Bazơ + oxit axit → muối + nước |
Bài 3. Cho 200 ml dung dịch muối natri sunfat (Na2SO4) 0,2M vào 200 ml dung dịch barihiđroxit Ba(OH)2 0,1M.
a. Viết phương trình hoá học xảy ra.
b. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng? (coi thể tích dung dịch phản ứng thay đổi không đáng kể)
Bài 4. Hoà tan hoàn toàn 14,6 (g) hỗn hợp gồm Zn và ZnO vào dung dịch HCl 10%. Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí ở (đktc)
a. Viết PTPƯ
b. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
c. Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng?
Bài 5: Vận dụng: Ứng dụng của các hơp chất vô cơ đã học.
IV. Bài tập trắc nghiệm Hóa 9 giữa học kì 1
Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit axit?
A. SO2, Na2O, N2O5
B. SO2, CO, N2O5
C. SO2, CO2, P2O5
D. SO2, K2O, CO2
Câu 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit bazơ
A. CO2, CaO, K2O
B. CaO, K2O, Li2O
C. SO2, BaO, MgO
D. FeO, CO, CuO
Câu 3. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch HCl?
A. CaO, Na2O, SO2
B. FeO, CaO, MgO
C. CO2, CaO, BaO
D. MgO, CaO, NO
Câu 4. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch KOH?
A. CO2, Na2O, SO3
B. N2O, BaO, CO2
C. N2O5, P2O5, CO2
D. CuO, CO2, Na2O
Câu 5. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với nước?
A. CaO, CuO, SO3, Na2O
B. CaO, N2O5, K2O, CuO
C. Na2O, BaO, N2O, FeO
D. SO3, CO2, BaO, CaO
Câu 6. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
Câu 7. Cho 16 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?
A. 0,1M
B. 1M
C. 0,2M
D. 2M
Câu 8. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?
A. CuO
B. FeO
C. CaO
D. ZnO
Câu 9. Cho dãy các oxit sau: FeO, CaO, CuO, K2O, BaO, CaO, Li2O, Ag2O. Số chất tác dụng được vơi H2O tạo thành dung dịch bazơ?
A. 1
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 10. Cho các oxit sau: K2O, CO, SO2, CaO, CO2, Al2O3. Số cặp chất tác dụng được với nhau?
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 11. Để làm sạch khí O2 từ hỗn hợp khí gồm SO2 và O2, có thể dùng chất nào dưới đây?
A. Ca(OH)2
B. CaCl2
C. NaHSO3
D. H2SO4
Câu 12. Có thể dùng chất nào dưới đây làm khô khí O2 có lẫn hơi nước
A. SO3
B. SO2
C. CuO
D. P2O5
Câu 13. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và CaO
A. H2O
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaCl
D. CO2
Câu 14. Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?
A. Na2SO3 và HCl
B. Na2SO3 và Ca(OH)2
C. S và O2 (đốt S)
D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)
Câu 15. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Ag, Fe, Mg
B. Fe, Cu, Al
C. Al, Mg, Zn
D. Zn, Cu, Mg
Câu 16. Để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 loãng và HCl ta dùng hóa chất nào sau đây?
A. BaO
B. Al
C. K2O
D. NaOH
Câu 17. Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 thấy?
A. Cu(OH)2 không tan
B. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch không màu.
C. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí bay ra
D. Cu(OH)2 tan dần, dung dịch có màu xanh lam.
Câu 18. Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong dung dịch?
A. HCl, KCl
B. HCl và Ca(OH)2
C. H2SO4 và BaO
D. NaOH và H2SO4
Câu 19. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Mg, KOH, CuO, CaCO3
B. NaOH, Zn, MgO, Ag
C. Cu, KOH, CaCl2, CaO
D. Mg, KOH, CO2, CaCO3
Câu 20. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Ca và Zn
B. Mg và Ag
C. Na và Mg
D. Zn và Cu
Câu 21. Cho các chất: MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 4 chất trên?
A. H2O
B. HCl
C. Na2O
D. CO2
Câu 22. Sử dụng kim loại nào sau đây để nhận ra sự có mặt của HCl trong dung dịch gồm: HCl, KCl và H2O?
A. Na
B. Fe
C. Cu
D. Ba
Câu 23. Dãy chất nào dưới đây tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. BaO, CuO, Cu, Fe2O3
B. Fe, NaOH, BaCl2, BaO
C. Cu, NaOH, Cu(OH)2, Na2O
D. P2O5, NaOH, Cu(OH)2, Ag
Câu 24. Chất nào dưới đây không tác dụng được với axit H2SO4 đặc nguội
A. Cu
B. Al
C. Mg
D. Zn
Câu 25. Muối pha loãng axit sunfuric đặc người ta làm như thế nào?
A. Rót từ từ nước vào lọ đựng axit
B. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng nước
C. Rót nhanh nước vào lọ đựng axit
D. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng nước
Câu 26. Cho biết hiện tượng của phản ứng sau: Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ.
A. Kim loại đồng không tan.
B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không màu thoát ra.
C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu có khí màu hắc thoát ra.
D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và khí mùi hắc thoát ra.
Câu 27. Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng?
A. Mg, Cu(OH)2, CuO, FeO
B. NaOH, Zn, MgO, Pt
C. Au, KOH, CaCl2, CaO
D. Mg, KOH, P2O5, CaCO3
Câu 28. Khi nhỏ từ từ axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng đường, thấy:
A. Sinh ra chất rắn màu đen, xốp bị bọt khí đẩy lên miệng ống nghiệm.
B. Sinh ra chất rắn màu vàng nâu.
C. Sinh ra chất rắn màu đen và hơi nước ở thành ống nghiệm.
D. Sinh ra chất rắn màu vàng nâu, xốp bị bọt khí đẩy lên miệng ống nghiệm.
Câu 29. Chất nào dưới đây không dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4 loãng?
A. Mg
B. Mg(OH)2
C. MgO
D. Cu
Câu 30. Dãy dung dịch nào dưới đây không làm quỳ tím đổi thành màu xanh là:
A. NaOH, KOH, Cu(OH)2
B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2
C. KOH, Fe(OH)2, Ca(OH)2
D. Cu(OH)2, Fe(OH)3, Mg(OH)2
Câu 31. Dung dịch kiềm không có những tính chất hóa học nào sau đây
A. Tác dụng với oxit bazơ
B. Tác dụng với axit
C. Tác dụng với dung dịch oxit axit
D. Bị nhiệt phân hủy
Câu 32. Dãy hóa chất nào dưới đây đều tác dụng được với dung dịch Ca(OH)2?
A. CO2, HCl, Na2O, CaCO3
B. SO2, HCl, Ca(HCO3)2, NaCl
C. SO2, HCl, BaO, CO2
D. SO2, P2O5, HCl, Na2CO3
Câu 33. Dãy chất gồm bazơ không bị nhiệt phân hủy là?
A. NaOH, Ca(OH)2, KOH, Cu(OH)2
B. KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Mg(OH)2
C. NaOH, CaOH)2, Ba(OH)2, KOH
D. KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2
Câu 34. Dãy gồm bazơ tan trong nước là:
A. NaOH, Ca(OH)2, KOH và Cu(OH)2
B. NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2
C. NaOH, CaOH)2, Ba(OH)2 và KOH
D. NaOH, KOH, Ca(OH)2 và Ba(OH)2
Câu 35. Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch không màu: Na2CO3, Ca(OH)2 và NaOH. Chỉ dùng 1 chất nào sau đây có thể nhận ra dung dịch trong mỗi lọ?
A. Mg
B. HCl
C. CaO
D. NaCl
Câu 36. Dẫn từ từ 1,12 lít CO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau phản ứng thu được muối
A. Na2CO3
B. Na2CO3 và NaHCO3
C. NaHCO3
D. NaHCO3, CO2
Câu 37. Cặp chất có thể tồn tại được trong cùng một dung dịch là:
A. NaCl và NaOH
B. KOH và H2SO4
C. Ca(OH)2 và HCl
D. NaOH và FeCl2
Câu 38. Dãy gồm chất tác dụng được với dung dịch CuCl2 là
A. NaOH, K2SO4 và Zn
B. NaOH, AgNO3 và Zn
C. K2SO4, KOH và Fe
D. HCl, Zn và AgNO3
Câu 39. Cặp chất nào dưới đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch
A. HCl và AgNO3
B. NaOH và CuCl2
C. H2SO4, BaCl2
D. NaNO3 và KCl
Câu 40. Thuốc thử dùng để phân biệt 2 dung dịch Na2SO4 và Na2SO3 là?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch PbCl2
D. Dung dịch Ba(NO3)2
Câu 41. Dãy oxit tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và nước là
A. SO2, CuO, CO2
B. MgO, Al2O3, ZnO
C. CO2, BaO, CuO
D. P2O5, SO3, Al2O3
Câu 42. Cặp chất khi phản ứng không tạo ra chất kết tủa.
A. Na2CO3 và HCl
B. AgNO3 và BaCl2
C. K2SO4 và BaCl2
D. BaCO3 và HCl
Câu 43. Loại phân đạm có hàm lượng nitơ cao nhất là
A. (NH4)2SO4
B. NH4NO3
C. CO(NH2)2
D. NH4Cl
Câu 44. Dãy gồm các phân bón hóa học đơn là
A. KCl, NH4Cl, (NH4)2SO4 và Ca(H2PO4)2
B. KCl, KNO3, Ca3(PO4)2 và Ca(H2PO4)2
C. K2SO4, NH4NO3, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2
D. KNO3, NH4Cl, (NH4)3PO4 và Ca(H2PO4)2
Câu 45. Nguyên tố có tác dụng kích thích bộ rễ ở thực vật là
A. N
B. C
C. P
D. K
Câu 46. Cách nào sau đây không tạo ra phân bón kép
A. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra KNO3
B. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra (NH4)2HPO4
C. Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp hóa học tạo ra (NH4)2SO4
D. Trộn hỗn hợp NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl
Câu 47. Một người làm vườn đã dùng 1kg ure CO(NH2)2 để bón rau. Khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho rau là:
A. 466,7 gam
B. 233,3 gam
C. 4667 gam
D. 2333 gam
Câu 48. NaOH không được tạo thành trong thí nghiệm nào sau đây?
A. Cho kim loại Na tác dụng với H2O
B. Cho oxit kim loại Na2O tác dụng với H2O
C. Cho Na2O tác dụng với dung dịch HCl
D. Cho Na2SO4 tác dụng với Ba(OH)2
Câu 49. Cho các chất: SO2, NaOH, MgCO3, CaO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 50. Thí nghiệm nào dưới đây không tạo ra muối
A. Cho bột CuO tác dụng với dung dịch HCl
B. Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl
C. Cho muối NaCl tác dụng với AgNO3
D. Cho Ag tác dụng với H2SO4 loãng
Câu 51. Thuốc thử dùng để nhận biết 4 chất: HNO3, Ba(OH)2, NaCl, NaNO3 đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn là:
A. Dùng quì tím và dung dịch Ba(NO3)2.
B. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch AgNO3.
C. Dùng quì tím và dung dịch AgNO3.
D. Dùng dung dịch phenolphtalein và dung dịch Ba(NO3)2.
Câu 52. Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí Hiđro thu được ở đktc là:
A. 44,8 lít
B. 4,48 lít
C. 2,24 lít
D. 22,4 lít
Câu 53. Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là:
A. 2,5 lít
B. 0,25 lít
C.3,5 lít
D. 1,5 lít
Câu 54. Khi cho 500ml dung dịch NaOH 1M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 2M tạo thành muối trung hòa. Thể tích dung dịch H2SO4 2M là:
A. 250 ml
B. 400 ml
C. 500 ml
D. 125 ml
Câu 55. Cho 10,5 gam hỗn hợp hai kim loại Zn, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 61,9% và 38,1%
B. 63% và 37%
C. 61,5% và 38,5%
D. 65% và 35%
Câu 56. Hòa tan hết 4,6 gam Na vào H2O được dung dịch X. Thể tích dung dịch HCl 1M cần để phản ứng hết với dung dịch X là:
A. 100 ml
B. 200 ml
C. 300 ml
D. 400 ml
Câu 57. Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:
A. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO
B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2
C. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2
D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl
Câu 58. Trong các loại phân bón sau, loại phân bón nào có lượng đạm cao nhất ?
A. NH4NO3
B. NH4Cl
C. (NH4)2SO4
D. (NH2)2CO
Câu 59. Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. AgNO3
D. BaCl2
Câu 60. Để nhận biết dung dịch NH4NO3, Ca3(PO4)2, KCl người ta dùng dung dịch:
A. NaOH
B. Ba(OH)2
C. KOH
D. Na2CO3
Câu 61. Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau:
FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4
A. 98 kg
B. 49 kg
C. 48 kg
D. 96 kg
Câu 62: Cho a gam FeO tác dụng với dung dịch H2SO4 thu được 200ml dung dịch FeSO41M. Giá trị của a là:
A. 14,4 gam
B. 7,2 gam
C. 28,8 gam
D. 20,6 gam
Câu 63: Nung nóng 26,2 gam hỗn hợp kim loại gồm: Mg, Al, Zn trong không khí đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,6 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hoàn tan hết lượng oxit trên cần V lít dung dịch HCl 0,5M. Giá trị V là:
A. 3,6 lít
B. 2,24 lít
C. 3,36 lít
D. 0,896 lít
Câu 64: Hòa tan hoàn toàn 21,6 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO và FeCO3 vào V lít dung dịch HCl 0,4M thấy thoát ra hỗn hợp khí B có tỉ khối B có tỉ khối hơi so với He bằng 7,5 và tạo thành 31,75 gam muối clorua. Thành phần % khối lượng Fe trong hỗn hợp ban đầu.
A. 12,96%
B. 33,33%
C. 53,71%
D. 87,04%
Câu 65. Để trung hòa tan dung dịch chứa 16 gam NaOH cần 100 gam dung dịch H2SO4. Nồng độ phần trăm của dung dịch axit đã dùng là:
A. 19,6%
B. 16,9%
C. 32,9%
D. 39,2%
Đáp án
1C | 2B | 3B | 4C | 5D | 6B | 7B | 8C | 9D | 10B |
11A | 12D | 13A | 14B | 15C | 16A | 17D | 18A | 19A | 20D |
21D | 22B | 23B | 24B | 25B | 26D | 27A | 28A | 29A | 30D |
31A | 32D | 33C | 34D | 35C | 36C | 37A | 38B | 39D | 40A |
41B | 42D | 43C | 44A | 45C | 46C | 47A | 48C | 49D | 50D |
51C | 52B | 53B | 54D | 55A | 56B | 57C | 58D | 59C | 60B |
61A | 62B | 63A | 64B | 65B |
V. Đề thi minh họa giữa học kì 1 Hóa học 9
I. Trắc nghiệm : (2 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng.
Câu 1: Sản phẩm của phản ứng phân huỷ Cu(OH)2 bởi nhiệt là :
A. CuO và H2.
B. Cu, H2O và O2 .
C. Cu, O2 và H2 .
D. CuO và H2O.
Câu 2: Chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với CO2 là:
A. Mg(OH)2.
B. Ca(OH)2.
C. BaCl2.
D. Fe(OH)3 .
Câu 3: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau :
X + 2KOH → K2SO3 + H2O . Vậy X có thể là chất nào sau đây:
A. SO2.
B. HCl.
C. BaCl2.
D. SO3.
Câu 4: Hòa tan 0,2 mol NaOH vào trong nước tạo thành 800ml dung dịch:
Dung dịch này có nồng độ mol là:
A.0,25 M.
B.10 M.
C.2,5 M.
D. 3,5. M
Câu 5: Cặp chất nào sau đây có thể tồn tại trong dung dịch:
A. AgNO3và BaCl2.
B. CaCl2và Na2CO3.
C. Ba(OH)2và H2SO4.
D. AgNO3và BaNO3.
Câu 6: Để phân biệt dung dịch K2CO3 và dung dịch K2SO4. Người ta dùng thuốc thử nào trong các thuốc thử sau:
A. Dung dịch NaOH.
B. Dung dịch AgNO3.
C. Dung dịch Pb(NO3)2.
D. Dung dịch HCl.
Câu 7: Cách sắp xếp nào sau đây theo đúng thứ tự: oxit, axit, bazơ, muối:
A. Ca(OH)2, H2SO4, Al2O3. NaCl .
B. Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2, NaCl.
C. Al2O3, H2SO4, NaCl, Ca(OH)2.
D. Al2O3, NaCl, Ca(OH)2, H2SO4.
Câu 8:Hòa tan hoàn toàn 10,6 g Na2CO3 vào dung dịch HCl. Thể tích khí CO2 thoát ra ở đktc là:
A. 22,4 lít.
B. 4,38 lit.
C. 2,24 lít.
D. 3,36 lít.
II. Tự luận: ( 8 điểm)
Câu 9: ( 2,5đ) Nêu Tính chất hóa học của muối, Lấy ví dụ minh họa
Câu 10: (2đ) Hãy thực hiện chuyển đổi hoá học sau bằng cách viết các ptpư (ghi rõ điều kiện nếu có) CuCl2 -> Cu(OH)2-> CuO -> CuSO4 -> CuCl2
Câu 11 : (2,5đ) Trộn dung dịch HCl có chứa 1 mol HCl với 200g dung dịch NaOH 40%
a. Viết phương trình phản ứng
b. Tính khối lượng của muối và các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 12: (1đ) Khối lượng riêng của dung dịch NaOH 12% là 1,1g/ml. Hăy tính nồng độ mol của dung dịch NaOH 12% nói trên.
(Cho biết Na = 23, O = 16, H=1, C=12, Cl=35,5)