Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

TOP 7 Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để nhanh chóng xây dựng đề thi giữa học kì 1 cho học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

Với 7 đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 5 môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, còn giúp các em dễ dàng giải đề, so sánh đáp án thuận tiện hơn, để nắm được cấu trúc, biết cách phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết:

Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

    Đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

    Đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

    TRƯỜNG TIỂU HỌC……………
    Họ và tên: ………………………
    Lớp: 5…

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
    MÔN TOÁN LỚP 5
    Năm học: 2023 – 2024
    Thời gian: 40 phút

    Phần I: Trắc nghiệm: (4 điểm)

    Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:

    Câu 1 (0.5 điểm) Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22 viết dưới dạng số thập phân là:

    A. 0,9

    B. 9,0

    C. 0,009

    D. 0,09

    Câu 2 (0.5 điểm): Chữ số 5 trong số thập phân 12,25 có giá trị là?

    A. Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

    B. Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

    C. Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

    D. Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

    Câu 3 (0.5 điểm): 3m 4cm = ………. m. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:

    A. 0,34

    B. 3,04

    C. 3,4

    D. 3,004

    Câu 4 (0.5 điểm): Chín đơn vị, hai phần nghìn được viết là:

    A. 9,200

    B. 9,2

    C. 9,002

    D. 9,02

    Câu 5 (1.0 điểm): Điền dấu ( > ;

    A. 85,5…… 85,49

    B. 21….. 20,99

    C. 2,615….. 2,62

    D. 67,33….. 68,15

    Câu 6 (1.0 điểm): Một người thợ may 5 bộ quần áo đồng phục hết 10 m vải. Hỏi nếu người thợ đó may 10 bộ quần áo đồng phục như thế thì cần bao nhiêu mét vải?

    A. 20m

    B. 10m

    C. 30m

    D. 40m

    Phần II: Tự luận (6điểm)

    Câu 1: (2.0điểm) Tính :

    a) Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22 = ……………………………………………………………………………

    b) Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22 = ……………………………………………………………………………

    c) Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22 = ……………………………………………………………………………

    d) Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22= …………………………………………………………………………….

    Câu 2: (2.0điểm) Có 280kg gạo đựng đều trong 7 bao. Hỏi 5 bao đó có bao nhiêu ki-lô-gam gạo ?

    Câu 3: (2.0 điểm) Một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài 1200m, chiều rộng bằng Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22chiều dài. Tính diện tích sân vận động hình chữ nhật đó bằng mét vuông? bằng héc ta?

    Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

    Phần I: Trắc nghiệm
    Câu số Đáp án Điểm
    Câu số 1 D. 0,09 0.5
    Câu số 2

    C. Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

    0.5
    Câu số 3 B. 3,04 0.5
    Câu số 4 C. 9,002 0.5

    Câu số 5

    A. 85,5 > 85,49

    B. 21 > 20,99

    C. 2,615

    D. 67,33

    0.25

    0.25

    0.25

    0.25

    Câu số 6

    A. 20m

    1.0

    PHẦN II : TỰ LUẬN

    Câu số 1

    a) Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

    b) Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

    c) Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

    d) Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

    0.25

    0.25

    0.25

    0.25

    Câu 2

    Mỗi bao gạo có số ki-lô-gam gạo là:

    280 : 7 = 40 (kg gạo)

    5 bao gạo có số ki-lô-gam gạo là:

    40 x 5 = 200 (kg gạo)

    Đáp số : 200 kg gạo

    0.25

    0.5

    0.25

    0.5

    0.5

    Câu 3

    Chiều rộng sân vận động hình chữ nhật là:

    1200 : 4 = 300 (m)

    Diện tích sân vận động hình chữ nhật là:

    1200 x 300 = 360000 (m2) = 36 ha

    Đáp số : 360000 m2, 36ha

    0.25

    0.5

    0.25

    0.5

    0.5

    Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 5

    Mạch KT-KN

    Số câu

    Mức 1

    Mức 2

    Mức 3

    Mức 4

    Tổng

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    Số điểm

    Phân số và các phép tính với phân số, khái niệm về phân số, số thập phân.

    Số câu

    3

    1

    1

    4

    1

    Số điểm

    1.5

    2

    1

    2.5

    2

    Câu số

    1,2,4

    1

    5

    1,2,4,5

    1

    Đại lượng và đo đại lượng: Các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích.

    Số câu

    1

    1

    0

    Số điểm

    0.5

    0.5

    0

    Câu số

    3

    3

    Yếu tố hình học: Chu vi, diện tích các hình đã học.

    Số câu

    1

    0

    1

    Số điểm

    2

    0

    2

    Câu số

    3

    0

    3

    Giải bài toán có lời văn về dạng toán điển hình đã học.

    Số câu

    1

    1

    1

    1

    Số điểm

    1

    2

    1

    2

    Câu số

    6

    2

    6

    2

    Tổng

    Số câu

    3

    1

    3

    0

    0

    1

    0

    1

    6

    3

    Số điểm

    1.5

    2

    2.5

    0

    0

    2

    0

    2

    4

    6

    Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024

    Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

    TRƯỜNG TIỂU HỌC…….
    LỚP: ………………
    Họ và tên học sinh: ……………………

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
    NĂM HỌC: 2023 – 2024
    MÔN: TIẾNG VIỆT
    Ngày thi: …./…….

    A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt

    I. Đọc thành tiếng: (3.0 điểm)

    * Hình thức kiểm tra:

    Giáo viên chuẩn bị thăm có tên các bài tập đọc trong Sách TV 5- tập 1 dưới đây, yêu cầu học sinh đọc đoạn khoảng 100 tiếng/ phút trong bài tập đọc bốc thăm được. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời 1-2 câu hỏi ( do giáo viên nêu) trong nội dung đoạn vừa đọc. Trường hợp học sinh trả lời câu hỏi thứ nhất không được, giáo viên nêu tiếp câu hỏi thứ 2 và yêu cầu học sinh trả lời.

    – Bài: “Thư gửi các học sinh” (trang 5)

    Đọc đoạn: “Trong năm học tới đây … công học tập của các em.”

    Câu hỏi: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?

    – Bài “Nghìn năm văn hiến” (trang 15)

    Đọc đoạn: “Đến thăm Văn Miếu … cụ thể như sau:”

    Câu hỏi: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?

    – Bài “Bài ca về trái đất” (trang 41)

    Đọc thuộc lòng khổ 1; 2: “Trái đất này … cũng quý cũng thơm!”

    Câu hỏi: Hình ảnh trái đất có gì đẹp?

    – Bài: “Một chuyên gia máy xúc” (trang 45)

    Đọc đoạn: “ Chiếc máy xúc của tôi … giản dị, thân mật”

    Câu hỏi: Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?

    – Bài “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít” trang 58. Đọc cả bài.

    Đọc đoạn 2: “Tên sĩ quan … điềm đạm trả lời”

    Câu hỏi: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?

    – Bài “Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai” trang 54.

    Đọc đoạn 3: “Bất bình với … thế kỉ XXI”

    Câu hỏi: Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

    – Bài “Những người bạn tốt”. (trang 64)

    Đọc đoạn 2: “Nhưng những tên cướp… …………….giam ông lại”

    Câu hỏi: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?

    – Bài “Trước cổng trời”. (trang 80). Đọc 2 khổ thơ đầu.

    Câu hỏi: Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là “ cổng trời”?

    – Bài “Đất Cà Mau”. (trang 89). Đọc đoạn đầu.

    Câu hỏi: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?

    – Bài “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” (trang 69)

    Đọc thuộc lòng khổ thơ 1,2 : “ Trên sông Đà… lấp loáng sông Đà”

    Câu hỏi: Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.

    – Bài: “Kì diệu rừng xanh” (trang 75)

    Đọc đoạn: “Sau một hồi … thần bí”

    Câu hỏi: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn của vàng rợi”?

    II. Đọc thầm và làm bài tập: (15 phút) 7.0 điểm

    Cho văn bản sau:

    ĐƯỜNG VÀO BẢN

    Tôi sinh ra và lớn lên ở một ản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.

    Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.

    Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…

    Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.

    (Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)

    Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi 1, 2, 3, 7, 8 và trả lời câu hỏi 4, 5, 6, 9, 10.

    Câu 1. Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về có gì đặc biệt? (0.5 điểm)

    A. Phải vượt qua một con thác bọt tung trắng xóa
    B. Phải vượt qua một con suối to, nước bốn mùa trong veo, rào rạt
    C. Phải băng qua sườn núi thoai thoải, hoa cỏ mọc đầy hai bên đường
    D. Phải đi qua một con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ, bướm bay rập rờn, chim hót líu lo

    Câu 2. Con đường vào bản có những cảnh vật gì? (0.5 điểm)

    A. Con suối, núi, rừng vầu, rừng trám, trâu bò
    B. Con thác, núi, rừng trám, rừng vầu, lợn gà
    C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà
    D. Con thác, rừng thảo quả, lợn gà, hoa thơm

    Câu 3. Những con vật nào được nhắc đến trong bài văn? (0.5 điểm)

    A. Con vịt, con bò, con lợn
    B. Con lợn, con chó, con sư tử
    C. Con lợn, con cá, con gà mái
    D. Con lợn, con bò, con trâu

    Câu 4. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”? (0.5 điểm)

    …………………………………………………………………………………………………………………………….

    …………………………………………………………………………………………………………………………….

    Câu 5. Bài văn tả cảnh gì? (1 điểm)

    …………………………………………………………………………………………………………………………….

    …………………………………………………………………………………………………………………………….

    Câu 6. Qua bài đọc, em cảm nhận được tình cảm của tác giả với quê hương mình như thế nào? (1 điểm)

    Câu 7. Từ trái nghĩa với “hòa bình” là: (0,5 điểm)

    A. Thanh bình
    B. Bình yên
    C. Chiến tranh
    D. Thái bình

    Câu 8. Từ “chạy” trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? (0,5 điểm)

    A. Bé chạy ra cổng đón mẹ đi chợ về.
    B. Chiếc đồng hồ này chạy rất đúng giờ.
    C. Tàu chạy băng băng trên đường ray.
    D. Chiếc xe này chạy rất tốt.

    Câu 9: Tìm và ghi lại 2 từ đồng nghĩa với từ “vàng rợi? ” (1 điểm)

    …………………………………………………………………………………………………………

    Câu 10. Đặt hai câu để phân biệt hiện tượng đồng âm với từ “chín” (1điểm)

    a) …………………………………………………………………………….

    b) ………………………………………………………………………

    II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

    1. Chính tả (15 phút) 2 điểm

    Bãi dâu

    Tôi đi giữa bãi dâu và có cảm giác như đang lội dưới lòng sông cạn. Cát ở rãnh luống mềm lún. Những cành dâu lá xôn xao đón lấy ánh nắng chói chang, làm cho lớp cát dưới chân tôi mát rượi. Những cành dâu lòe xòe theo gió như trăm nghìn cánh tay xòe ra, hứng lấy ánh nắng vàng rực, che mát cho khoai lang. Những dây khoai lang mập mạp kia lại có đủ sức đâm chồi lên mơn mởn, quấn quýt bên gốc dâu, giữ ấm cho dâu…

    Theo Dương Thị Xuân Quý

    2. Tập làm văn ( 35 phút) 8 điểm

    Đề bài: Tả cảnh cánh đồng lúa vào buổi sáng.

    Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em thích.

    Đề bài: Hãy tả lại một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.

    Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

    A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt

    I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

    Kiểm tra theo hình thức cho học sinh bốc thăm. GV đánh giá, ghi điểm dựa vào các yêu cầu sau:

    • Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
    • Đọc đúng tiếng, từ; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
    • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (do giáo viên nêu): 1 điểm
    • Sai từ tiếng thứ 6 trở đi, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.

    II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

    – Câu 1: B. Phải vượt qua một con suối to, nước bốn mùa trong veo, rào rạt (0,5 điểm)

    – Câu 2: C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà (0.5 điểm)

    – Câu 3: C. Con lợn, con cá, con gà mái (0.5 điểm)

    – Câu 4: Với câu kết bài “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường quen thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.” tác giả muốn nói rằng con đường vào bản và cảnh vật ở bản mình vô cùng hấp dẫn. Cảnh vật nơi đây với những con suối trong rào rạt bốn mùa, những đàn cá bơi lội, những hàng cây cao vút,… tất cả như níu chân du khách, hẹn ngày trở lại với bản làng thân yêu. (0.5 điểm)

    – Câu 5: Tả cảnh vật trên con đường vào bản ở vùng núi phía Bắc. (1 điểm)

    – Câu 6: Tác giả yêu vẻ đẹp trên con đường quen thuộc ở quê mình, tác giả nhớ nét giản dị, thơ mộng của vùng núi, nơi gắn bó và nuôi dưỡng bao thế hệ con người nơi đây….. (1 điểm)

    – Câu 7: C. Chiến tranh (0.5 điểm)

    – Câu 8: A. Bé chạy ra cổng đón mẹ đi chợ về. (0.5 điểm)

    – Câu 9: Vàng tươi, vàng rực,…. (1 điểm)

    – Câu 10: Học sinh đặt câu đúng yêu cầu để phân biệt hiện tượng đồng âm. (1 điểm)

    (Mỗi câu đúng được 0,5 đ)

    B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả, viết văn. (10 điểm)

    I. Chính tả (2 điểm)

    – Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm

    – Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm

    – Sai từ lỗi thứ 6 trở đi, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.

    – Giáo viên linh hoạt đánh giá trong các trường hợp khác

    * Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài

    II. Viết đoạn, bài (8 điểm)

    Học sinh viết được nội dung theo yêu cầu của đề bài đủ ba phần; câu văn dùng từ đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 8 điểm

    – Mở bài: Giới thiệu được cảnh định tả. (1 điểm)

    – Thân bài:

    + Đảm bảo nội dung: Tả bao quát, tả chi tiết cảnh (1,5 điểm)

    +Kĩ năng diễn đạt, dùng từ đặt câu, mạch văn sáng trôi chảy (1,5 điểm)

    + Bài viết có cảm xúc (1 điểm )

    – Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với cảnh (1 điểm)

    – Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ (0,5 điểm)

    – Dùng từ đặt câu tốt chính xác (0,5 điểm)

    – Viết bài có sáng tạo (1 điểm)

    * Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp.

    Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.

    Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

    Mạch kiến thức, kĩ năng

    Số câu, số điểm

    Mức 1

    Mức 2

    Mức 3

    Mức 4

    Tổng

    Kiến thức tiếng Việt:

    – Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học

    – Xác định được hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hóa trong bài.

    – Phân biệt được từ có nghĩa chuyển, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa, đại từ.

    – Biết đặt câu để phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa.

    Số câu

    1

    1

    1

    1

    04

    Số điểm

    0,5

    0,5

    1

    1

    03

    Đọc hiểu văn bản:

    – Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

    – Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài.

    – Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc.

    – Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế.

    Số câu

    1

    2

    2

    1

    06

    Số điểm

    0,5

    1

    1,5

    1

    04

    TỔNG

    Số câu

    2

    3

    3

    2

    10

    Số điểm

    1

    1,5

    2,5

    2

    7

    Ma trận câu hỏi kiểm tra giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5

    TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng
    TN TL TN TL TN TL TN TL
    1 Đọc hiểu văn bản Số câu 1 2 2 1 6
    Câu số 1 2,3 4,5 6
    2 Kiến thức Tiếng Việt Số câu 1 1 1 1 4
    Câu số 7 8 9 10
    Tổng Số câu 2 3 3 2 10

    Đề thi giữa học kì 1 lớp 5 môn tiếng Anh năm 2023 – 2024

    Đề thi tiếng Anh lớp 5 giữa học kì 1

    Read and write True or False.

    Ly always gets up early on weekdays. Yesterday she didn’t get up early because it was Sunday. Ly’s family visited her grandparents in the countryside. They had a big lunch. They ate fish, meat and drank soya milk. They were very happy. Next weekend her grandparents will go to the city and visit Ly’s family.

    1. Ly always gets up early.

    2. She didn’t get up early yesterday.

    3. The family visited Ly’s grandparents in the countryside.

    4. They had a big lunch with fish, chicken and soya milk.

    5. Ly’s grandparents will visit Ly’s family in the countryside.

    Look and read. Fill each gap with one word from the box. Write the word next to the number. There is one word that you do not need.

    countryside; apartment; breakfast; brushes; shopping; up;

    Before Ha moved to America, she lived in a quiet (1) ______ in Hoa Binh. Now, she is living with her parents in a beautiful (2)___________ in New York. In Viet Nam she usually got (3)___________ early. In America, school starts at nine o’clock. Ha always has a big (4)___________ before school. This weekend, she is going (5)___________ with her mother. She thinks she will buy nice clothes.

    Choose the correct opposite word.

    1. easy – ______

    A) cold B) cheap C) difference D) difficult

    2. lovely – ______

    A) old B) expensive C) horrible D) quick

    3. fast – ______

    A) slow B) small C) quick D) warm

    4. expensive – ______

    A) big B) cheap C) cold D) hot

    5. hot – ______

    A) cold B) new C) warm D) small

    Đề thi tiếng Anh lớp 5 giữa học kì 1

    Read and write True or False.

    1 – False; 2 – True; 3 – True; 4 – False; 5 – False;

    Hướng dẫn dịch

    Ly luôn dậy sớm vào các ngày trong tuần. Hôm qua cô ấy không dậy sớm vì hôm nay là chủ nhật. Gia đình Ly về thăm ông bà ở quê. Họ đã có một bữa ăn trưa thịnh soạn. Họ ăn cá, thịt và uống sữa đậu nành. Họ rất hạnh phúc. Cuối tuần tới, ông bà của cô ấy sẽ lên thành phố và thăm gia đình Ly.

    Look and read. Fill each gap with one word from the box. Write the word next to the number. There is one word that you do not need.

    countryside; apartment; breakfast; brushes; shopping; up;

    Before Ha moved to America, she lived in a quiet (1) ___countryside___ in Hoa Binh. Now, she is living with her parents in a beautiful (2)____apartment_______ in New York. In Viet Nam she usually got (3)____up_______ early. In America, school starts at nine o’clock. Ha always has a big (4)_____breakfast______ before school. This weekend, she is going (5)______shopping_____ with her mother. She thinks she will buy nice clothes.

    Choose the correct opposite word.

    1 – D; 2 – C; 3 – A; 4 – B; 5 – A;

    ….

    >>>Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *