Đề cương lịch sử kinh tế quốc dân

Đề cương lịch sử kinh tế quốc dân

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN

Bạn đang đọc: Đề cương lịch sử kinh tế quốc dân

Câu 1: Những Nội Dung Cơ Bản Môn Học LSKTQD Nghiên Cứu

– Lịch sử : là bản thân sự vật trải qua trên cơ sở các sự kiện, hiện tượng và quá trình được con người quan sát, ghi chép lại theo sự phát triển của thời gian thành tư liệu làm cơ sở cho việc nghiên cứu các khoa học.

– Xã hội loài người : là nơi những con người hội tụ để lao động và phát triển tư duy trong 1 giai đoạn nhất định của lịch sử tương ứng với 1 hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

– Kinh tế là tổng thể các yếu tố tham gia quá trình sản xuất sản phẩm với giá trị sử dụng của nó, tài sản vật chất của con người, tập đoàn người với các yếu tố sản xuất trên cơ sở : sản xuất trao đổi – tiêu dùng. Trong đó có hai vấn đề mấu chốt là : quan hệ sở hữu và quan hệ lợi ích.

– Kinh tế quốc dân : là tổng thể kinh tế của dân cư trên 1 lãnh thổ quốc gia.

Câu 2: Chức Năng Nghiên Cứu Của Môn Học Lịch Sử Kinh Tế Quốc Dân

Có chức năng cơ bản :

– Chức năng nhận thức biểu hiện ở 3 khía cạnh:

+ Nhận thức đúng nội dung kinh tế đã trải qua các thời đại trong lịch sử.

+ Nhận thức được các bài học kinh nghiệm đã trải qua về lĩnh vực kinh tế, hoạt động kinh tế của con người trong lịch sử.

+ Nhận thức phương pháp luận khi nghiên cứu những vấn đề kinh tế đã trải qua đòi hỏi phải quán triệt quan điểm lịch sử toàn diện và quan điểm phát triển khi đề cập nghiên cứu những vấn đề đã qua.

– Chức năng tư tưởng: ôn cũ – tri mới.

Câu 3: Những Nội Dung Cơ Bản Của Phương Thức Sản Xuất Châu Á

– Đơn vị kinh tế xã hội : công xã nông thôn với phương thức sản xuất “tự sản tự tiêu” 3 yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình sản xuất là:

+ Lao động của đông đảo cư dân công xã, năng lực sản xuất lao động cá nhân chưa trưởng thành với mục đích lao động sản xuất với giá trị sử dụng.

+ Tư liệu lao động là các công cụ lao động thủ công được chế tạo bằng chất liệu kim loại cùng với sức cơ bắp của trâu, bò, ngựa, voi…đã được lao động trong quá khứ thuần hóa và chọn lọc tự nhiên.

+ Đối tượng lao động là các vật nuôi, cây trồng cùng với nguyên liệu đã trải qua lao động trong quá khứ gắn liền với môi trường sinh trưởng là ruộng đất, ở phương đông thời cổ đại; các công xã đều định cư ở các vùng có độ phì nhiêu cao, đây chính là cơ sở tự nhiên quyết định năng suất lao động ở địa phương trong điều kiện sức lao động chưa tăng trưởng

* Sự kết hợp 3 yếu tố nói trên đã tạo ra 1 lượng lớn sản phẩm tương đối lớn, lượng sản phẩm sản xuất ra vượt ra khỏi nhu cầu sử dụng. Mối quan hệ lợi ích vật chất được xây dựng trên cơ sở quan hệ sở hữu ruộng đất thuộc cộng đồng của cư dân công xã và mối quan hệ về địa vị của con người trong xã hội, phần sản phẩm thiết yếu thuộc lợi ích vật chất của con người lao động thỏa mãn những nhu cầu. Phần sản phẩm thặng dư của người dân trong xã hội có nghĩa vụ đài thọ cho các đẳng cấp trên để tiêu dùng. Một phần sản phẩm thặng dư biến thành hàng hóa.

Câu 4: Nội dung cơ bản của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ La Mã thời Cổ Đại.

– Đơn vị kinh tế xã hội ở các nước phương Tây thời cổ đại là hệ thống đồn điền trên cơ sở lao động của nô lệ, quá trình sản xuất trong xã hội qui tụ 3 yếu tố :

+ Lao động đông đảo của nô lệ với năng lực cá nhân chưa trưởng thành với mục đích lao động tạo ra sản phẩm với chất lượng cao và giá trị sử dụng cho tầng lớp quí tộc.

+ Tư liệu lao động là các công cụ lao động thủ công bằng kim loại được chế tạo nặng nề thô kệch cùng với sức lực của lừa, la.

+ Đối tượng lao động là những vật nuôi cây trồng với nguồn nguyên liệu đã trải qua trước nó, tất cả đều gắn liền với môi trường là ruộng đất. Ở thời cổ đại độ phì nhiêu của đất rất thấp ? năng suất thấp.

– sự kết hợp 3 yếu tố trên là cơ sở tạo ra các sản phẩm với giá trị sử dụng cho qúi tộc, trên cơ sở tầng lớp qúi tộc chiếm hữu và sở hữu 3 yếu tố của quá trình lao động, sản xuất cùng với địa vị thống trị về mọi mặt nên các tầng lớp qúi tộc có toàn quyền sở hữu toàn bộ sản phẩm do lao động tạo ra.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *