Quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp giúp các bậc phụ huynh tham khảo, dễ dàng uốn nắn, tạo thói quen viết chữ đẹp cho con ngay từ đầu. Luyện viết chữ đẹp cho con không hề khó, nếu cha mẹ biết cách uốn nắn con ngay từ đầu, tác phong chuẩn luyện chữ sẽ nhanh hơn.
Bạn đang đọc: Quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp
Vậy khi nào nên bắt đầu luyện viết chữ đẹp cho trẻ? Có bao nhiêu quy tắc viết chữ đẹp? Cần chuẩn bị gì khi luyện viết chữ đẹp cho bé? Mời các bạn cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Khi nào nên bắt đầu cho trẻ luyện viết chữ đẹp?
Trẻ em như một tờ giấy trắng, hãy nên để cho tuổi thơ của các em có những kí ức đẹp, không nên ép buộc quá sớm ở độ tuổi này chưa thích hợp để cầm bút gò viết từng con chữ, tay các em còn yếu. Chính vì vậy khi viết dễ mỏi tạo cảm giác chán nản dẫn đến tư tưởng lười viết sau này.
Ở độ tuổi này các bậc phụ huynh khuyến khích các em tập đếm, tập đọc, dạy con làm toán, học tiếng anh. Việc tập viết và luyện chữ đẹp cần thiết chỉ nên dạy bé trước 3 tháng trước khi bước vào lớp 1.
Bộ quy tắc chuẩn dạy con viết chữ đẹp
Qui tắc 1: Cầm bút đúng cách
- Cầm bút bằng 3 ngón: ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. Ngón cái và ngón trỏ giữ chặt 2 bên thân bút. Ngón giữa để ở dưới để đỡ bút.
- Bút nghiêng về phía bên vai phải một ngóc 60 độ. Tuyệt đối không cầm bút dựng đứng 90 độ.
- Lòng bàn tay và cánh tay làm thành một đường thẳng.
- Khoảng cách giữa các đầu ngón tay và ngòi bút là 2,5 cm.
Cha mẹ thấy con cầm bút sai phải kịp thời sửa chữa, kiên nhẫn chứ không được trách mắng hay doạ đánh vào tay, phạt trẻ. Điều này sẽ khiến các bé gặp áp lực, sợ hãi trong việc cầm bút. Thói quen cầm bút đúng sẽ giúp trẻ viết chữ gọn gàng, đúng chuẩn.
Qui tắc 2: Tư thế đúng cách
Tư thế viết đúng cách không chỉ giúp chữ đẹp mà quan trọng hơn, nó có lợi cho sự phát triển bình thường của cột sống và bảo vệ thị lực cho trẻ. Cách ngồi chuẩn sẽ là:
- Vị trí bàn ngang, gần ngực nhưng không chạm hẳn vào ngực.
- Chân ngồi dạng có chiều rộng bằng vai, trọng lượng cơ thể tập trung ở hông và đùi.
- Lưng thẳng.
- Vòng tay rộng mở thoải mái, cái tay, cổ tay đặt trên bàn không bị vướng bới máy tính, sách, thước kẻ hay bất cứ vật dụng gì. Cố gắng không cho bé di chuyển cả cánh tay khi viết.
Qui tắc 3: Học chắc các nét cơ bản rồi mới học chữ
Để các bé lớp 1 viết đúng, viết đẹp thì việc đầu tiên là phải hướng dẫn các bé nắm chắc các nét chữ cơ bản: Bao gồm nét thẳng (2ly, 4ly) nét xiên, nét móc, nét cong (cong trái, cong phải, cong kín).
Nhóm chữ thường:
- Nhóm 1: Nhóm có nét cong: o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q.
- Nhóm 2: Nhóm có nét khuyết trên và khuyết dưới: h k, l, b, g, y.
- Nhóm 3: Nhóm có nét xổ và nét móc: i, t, u, ư, p, n, m.
- Nhóm 4: Nhóm có nét cong khó, nét móc và nét vòng xoắn: r, s, v, c, e, ê, x.
Nhóm chữ hoa:
- Nhóm 1: A, Ă, Â, N, M.
- Nhóm 2: P, R, B, D, Đ.
- Nhóm 3: C, G, S, L, E, Ê, T.
- Nhóm 4: J, K, V, H.
- Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q.
- Nhóm 6: U, Ư, Y, X.
Có một số phụ huynh hay thắc mắc sao mà cháu đi học mấy ngày rồi mới chỉ viết được có mấy nét cơ bản, mãi chưa thấy viết được chữ nào. Các mẹ không nên sốt ruột vì nếu các bé nắm vững được cái “gốc” này rồi, sau khi viết vào chữ sẽ vô cùng đơn giản và hiếm khi bị xấu chữ.
Qui tắc 4: Mỗi ngày đều phải dành thời gian luyện chữ
Nét chữ cũng như nết người, nếu không lặp đi lặp lại thì sẽ rất dễ quên. Vậy nhưng nếu đã thành thói quen thì lại…khó bỏ. Thời gian đầu dạy con luyện chữ, mẹ cần nhất nhất dành thời gian mỗi ngày đều phải cùng con thực hành. Việc luyện chữ có thể chỉ cần 30 phút mỗi ngày là đủ.
Qui tắc 5: Không tạo áp lực cho con
Não bộ của bé giai đoạn này mới chỉ phát triển đủ dành cho các hoạt động tập trung ngắn hạn, vì vậy, mẹ không nên ép con luyện viết trong thời gian quá dài. Hãy để bé dần làm quen với việc luyện chữ đẹp trong thời gian phù hợp, và tăng lên từ từ. Tránh để bé “đánh rơi” hứng thú với môn này và kết quả trở nên tệ hơn.
Cần chuẩn bị gì khi tập viết và luyện viết chữ đẹp cho bé lớp 1
Đa số các bậc phụ huynh đều cho rằng sử dụng bút, vở nào cũng được. Tuy nhiên những bước chuẩn bị ban đầu cho con tập viết đóng vai trò rất quan trọng. Sau đây là những vật dụng không thể thiếu Tôi thấy cần thiết phụ huynh nên chuẩn bị cho con.
- Bút Chì: Bắt đầu luyện viết cho trẻ chúng ta chỉ nên cho trẻ viết bút chì. Khuyến cáo chỉ nên dùng loại bút chị thông dụng là 2B và HB vì đầu ngòi mềm, không quá cứng, tốt cho quá trình luyện viết, tập tô của bé. mẫu bút chì 2B phù hợp hơn khi tay yếu và viết nhẹ. Loại nên dùng là bút chì 2B của Đức.
- Vở viết: Bước đầu tập viết, phụ huynh nên mua cho bé vở tập 4 ooly, có đường kẻ ngang và đường kẻ dọc. với tập vở này trong quá trình viết dễ dàng phát hiện và điều chỉnh độ cao, độ rộng của từng nét chữ. Đặc biệt chọn mua vở cho bé cần mua giấy có chất liệu định lượng tốt, giấy trắng, phẳng. khi tẩy sẽ không bị rách và khi bắt đầu chuyển sang dùng bút mực khi viết sẽ không bị nhòe.
- Tẩy chì: Hãy mua cho bé những loại tẩy chì có màu trắng có giá cao một chút, đừng vì sở thích hình thù ngộ nghĩnh mà mua cho bé những cục tẩy thường khi tẩy thường không sạch, ra bụi và khiến vở lem nhem, Và nhất là lựa chọ tẩy vừa với tầm tay của trẻ, Thường nên dùng loại tẩy nhỏ bằng 2 đốt ngón tay.
- Bút máy và mực: Trẻ khi học hết học kì I lớp 1 với chì, tập và tẩy, bước sang học kì II bé chuyển sang sử dụng bút mực. mẹ chú ý mua cho bé các loại bút máy có đầu ngòi nhỏ cỡ 0.5mm đầu ngòi hình hạt gạo tròn, khi viết trơn, dễ viết tạo nét đều, Khi bé quen mới chuyển sang dùng bút mài ngòi để viết nét thanh nét đậm vì đầu ngòi mài thanh đậm được mài theo thói quen của người viết nên lúc đầu viết sẽ cảm thấy hơi gai. Tránh cho bé dùng bút dạ, bút lông vì sẽ phá nét chữ của trẻ. vấn đề kèm theo bút là mực, nên sử dụng mực bơm và mực có tỉ lệ lắng cặn thấp, vì khi sử dụng mực tốt sẽ kéo dài tuổi thọ của bút và sẽ không lấm lem khi rây mực ra tay. Chúng tôi tư vấn bạn nên tìm và chọn mua mực cao cấp dành cho bút máy là mực Pelikan 4001 hoặc Pilot. Hiện nay tùy từng Trường và Sở có quy định màu mực khác nhau. Nhưng với học sinh lớp 1 thường dùng 2 màu là đen, tím.