Soạn bài Những người bạn nhỏ trang 46 sách Cánh diều lớp 2 tập 2 giúp các em học sinh chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc hiểu, luyện tập và trao đổi.
Bạn đang đọc: Soạn bài Những người bạn nhỏ (trang 46)
Việc soạn bài trước các em sẽ biết được kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Những người bạn nhỏ sách Cánh diều, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.
Soạn bài Những người bạn nhỏ sách Cánh diều
Soạn bài Những người bạn nhỏ phần Chia sẻ
Câu 1. Đây là loài chim gì?
Gợi ý đáp án
a) Chim báo hiệu xuân sang: chim én
b) Chim chuyên bắt sâu: chim sâu
c) Chim biết đưa thư, là biểu hiện của hòa bình: chim bồ câu
d) Chim gì giống mặt mèo, ăn đêm, chuyên bắt chuột: chim cú
e) Chim có bộ lông đuôi rực rỡ sác màu, múa rất đẹp: chim công.
Câu 2. Theo em các loài ichim mang đến lợi ích gì cho con người?
Gợi ý đáp án
Các loài chim có rất nhiều lợi ích mang lại cho con người như:
- Giúp nông dân bảo vệ mùa màng, ăn sâu bọ có hại và động vật gặm nhấm.
- Làm chăn đệm, đồ trang trí trong gia đình từ lông chim
- Giúp phát tán hạt giống cây rừng
- Cung cấp nguồn thực phẩm cho con người.
Soạn bài đọc 1: Bờ tre đón khách trang 47
Đọc hiểu
Câu 1. “Khách” đến bờ tre là những loài chim nào?
Gợi ý đáp án
“Khách” đến bờ tre là những loài chim sau: cò, bồ nông, bói cá, chim cu.
Câu 2. Câu thơ nào cho thấy bờ tre rất vui khi có “khách” đến?
Gợi ý đáp án
Câu thơ cho thấy bờ tre rất vui khi có “khách” đến là:
“Tre chợt tưng bừng
Nở đầy hoa nắng.”
Câu 3. Bài thơ tả dáng vẻ của mỗi loài chim đến bờ tre khác nhau như thế nào?
Gợi ý đáp án
Ghép đúng:
- a – 2: Đàn cò hạ cánh reo mừng
- b – 1: Bác bồ nông đứng im như tượng đá
- c – 4: Chú bói cá bay xuống rồi lại vụt bay lên
- d – 3: Bầy chim cu gật gù ca hát.
Câu 4. Câu thơ nào cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre?
Gợi ý đáp án
Câu thơ cho thấy bầy chim cu rất thích bờ tre là: “Ồ, tre rất mát!”
Luyện tập
Câu 1. Bộ phận in đậm trong những câu sau trả lời cho câu hỏi nào?
a) Chú bói cá đỗ trên cành tre.
b) Đàn cò trắng đậu trên ngọn tre.
c) Bên bờ tre, bác bồ nông đứng im như tượng đá.
Gợi ý đáp án
Bộ phận in đậm trong cả 3 câu đều trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
Câu 2. Đặt một câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
Gợi ý đáp án
Đặt câu:
Trên cánh đồng, các bác nông dân đang làm việc chăm chỉ.
Ở đâu?
Bài viết 1
Câu 1. Nghe – viết: Chim rừng Tây Nguyên (từ “Chim đại bàng…” đến “…hòa âm.”)
Câu 2. Tìm chữ phù hợp với ô trống: c hay k, ng hay ngh.
Chim gáy …éo đàn về mùa gặt. Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm …âm, ngơ …ác nhìn xa. Chàng chim gáy nào giọng …e càng trong, càng dài thì quanh …ổ càng được đeo nhiều vòng …ườm đẹp.
Theo TÔ HOÀI
Gợi ý đáp án
Chim gáy kéo đàn về mùa gặt. Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm, ngơ ngác nhìn xa. Chàng chim gáy nào giọng nghe càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.
Theo TÔ HOÀI
Câu 3. Tìm từ ngữ.
a) Là tên loài chim, có tiếng bắt đầu bằng s.
b) Có vần uc hoặc ut, có nghĩa như sau:
– Đồ dùng để viết, kẻ, vẽ thành nét.
– Dùng xẻng lấy đất, đá, cát,…
– Loài cây cùng học với cây tre nhưng nhỏ hơn, gióng thẳng.
Gợi ý đáp án
a) Tên loài chim có tiếng bắt đầu bằng s là: chim sâm cầm, chim sẻ, chim sâu.
b) Từ có nghĩa:
– Đồ dùng để viết, kẻ, vẽ thành nét là: bút
– Dùng xẻng lấy đất, đá, cát,… là: xúc
– Loài cây cùng học với cây tre nhưng nhỏ hơn, gióng thẳng là: trúc
Câu 4. Tập viết.
a) Viết chữ hoa:
b) Viết ứng dụng: Uống nước nhớ nguồn.
Soạn bài đọc 2: Chim sơn ca và bông cúc trắng
Đọc hiểu
Câu 1. Đoạn 1 giới thiệu những nhân vật nào của câu chuyện?
Gợi ý đáp án
Đoạn 1 đã giới thiệu hai nhân vật chính của câu chuyện là chim sơn ca và bông cúc trắng.
Câu 2. Chuyện gì đã xảy ra vào ngày hôm sau:
a) Với chim sơn ca.
b) Với bông cức trắng.
Gợi ý đáp án
Chuyện đã xảy ra vào ngày hôm sau:
a) Với chim sơn ca: bị nhốt vào trong lồng.
b) Với bông cúc trắng: bị cắt đi bởi hai cậu bé.
Câu 3. Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện gì đau lòng?
Gợi ý đáp án
Hành động của hai cậu bé đã gây ra chuyện vô cùng đau lòng là chim sơn ca bị chết vì khát còn bông hoa cúc trắng bị héo lả đi vì thương xót.
Luyện tập
Câu 1. Giả sử một cậu bé trong câu chuyện trên không muốn bắt chim sơn ca, cậu sẽ từ chối thế nào khi bạn rủ bắt chim? Chọn câu trả lời em thích:
a) Cậu đừng bắt chim! Hãy để nó tự do!
b) Không, tớ không bắt chim đâu! Tội nghiệp nó!
c) Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó? Đừng làm vậy!
Gợi ý đáp án
Câu trả lời mà em thích là: c) Chim đang bay nhảy tự do, tại sao lại bắt nó? Đừng làm vậy!
Câu 2. Hãy nói 1 – 2 câu thể hiện thái độ đòng tình với ý kiến trên.
Gợi ý đáp án
Em đồng tình với ý kiến trên vì chim là loài động vật tự do nhất trong muôn loài. Chúng có đôi cánh tự do bay lượn trong không trung, Vì thế chúng ta không nên cướp đi quyền tự do của nó.
Bài viết 2
Câu 1. Nói về hoạt động của bạn nhỏ trong mỗi bức tranh mà em thích.
Gợi ý đáp án
Hoạt động của bạn nhỏ trong bức tranh số 1:
– Bạn nhỏ đang cho những chú gà ăn.
– Vẻ mặt bạn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc
– Những chú gà đang chăm chỉ nhặt thóc
– Bức tranh có thể đặt trên là: Bé cho gà ăn.
Câu 2. Dựa vào những điều vừa nói, hãy viết 4 – 5 câu về hoạt động của bạn nhỏ trong bức tranh mà em thích.
Gợi ý đáp án
Hằng ngày cứ mỗi buổi sáng thức dậy, bạn nhỏ đều không quên cho những chú gà ăn. Khuôn mặt tràn ngập niềm vui mang những hạt thóc cho chú gà vì bạn nhỏ biết rằng chú gà sẽ cho mình những quả trứng thơm ngon. Không chỉ vậy, những gà mẹ còn nở ra những chú gà con vô cùng đáng yêu. Bạn nhỏ yêu đàn gà lắm, không bao giờ quên công việc hàng ngày của mình cả.