Tinh giản chương trình lớp 1 năm 2021 – 2022 theo Công văn 3969

Tinh giản chương trình lớp 1 năm 2021 – 2022 theo Công văn 3969

Ngày 10/9/2021, Bộ GD&ĐT ban hành Công văn 3969/BGDĐT-GDTH hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học năm học 2021 – 2022 ứng phó với dịch Covid-19. Theo đó, nội dung điều chỉnh lớp 1 cho 3 môn Toán, Tiếng Việt và Tự nhiên xã hội như sau, mời thầy cô cùng theo dõi bài viết:

Bạn đang đọc: Tinh giản chương trình lớp 1 năm 2021 – 2022 theo Công văn 3969

Tinh giản chương trình lớp 1 năm 2021 – 2022

    Phụ lục 1
    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG DẠY HỌC ĐỐI VỚI LỚP 1 VÀ LỚP 2
    (Kèm theo Công văn số3969/BGDĐT-GDTH ngày10 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ GDĐT)

    Giảm tải chương trình môn Tiếng Việt lớp 1

    TT

    Chương trình môn học

    Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

    Ghi chú

    Chủ đề/

    Mạch nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    1

    ĐỌC

    Căn cứ vào trình độ HS, GV chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học môn Tiếng Việt, đảm bảo HS đạt được các yêu cầu cần đạt môn Tiếng Việt

    lớp 1 một

    cách chắc

    Kĩ thuật đọc

    Nhận biết được bìa sách và tên sách

    GV tích hợp vào hoạt động giới thiệu các bài học.

    2

    VIẾT

    Kĩ thuật viết

    Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9)

    GV hướng dẫn kĩ quy trình viết chữ với các hình thức đa dạng, phong phú để HS ghi nhớ cách viết, phối hợp với phụ huynh HS để hỗ trợ HS luyện viết.

    Biết viết chữ hoa

    GV hướng dẫn HS tô chữ hoa, phối hợp với phụ huynh HS để hỗ trợ HS tô chữ hoa.

    Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình thức nhìn – viết (tập chép), nghe – viết.

    Đối với loại bài chính tả nghe – viết, GV có thể phối hợp với phụ huynh HS để hỗ trợ HS luyện viết chính tả.

    3

    NÓI VÀ NGHE

    chắn, không để tình trạng HS không biết đọc, không biết viết tiếng Việt khi lên lớp 2.

    Nói

    – Nói rõ ràng, thành câu. Biết nhìn và người nghe khi nói.

    – Đặt được câu hỏi đơn giản và trả lời đúng vào nội dung câu hỏi.

    – Nói và đáp lại được lời chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi phù hợp với đối tượng người nghe.

    GV tích hợp rèn luyện cho HS thông qua các hoạt động học tập để dành thời gian cho việc luyện tập kĩ năng đọc, viết.

    Nghe

    – Có thói quen và thái độ chú ý nghe người khác nói (nhìn vào người nói, có tư thế nghe phù hợp). Đặt một vài câu hỏi để hỏi lại những điều chưa rõ.

    – Nghe hiểu các thông báo, hướng dẫn, yêu cầu, nội quy trong lớp học.

    GV tích hợp rèn luyện cho HS thông qua các hoạt động học tập để dành thời gian cho việc luyện tập kĩ năng đọc, viết.

    Nói nghe tương tác

    – Biết đưa tay xin phát biểu, chờ đến lượt

    được phát biểu.

    – Biết trao đổi trong nhóm để chia sẻ những

    ý nghĩ và thông tin đơn giản.

    GV tích hợp rèn luyện cho HS thông qua các hoạt động học tập để dành thời gian cho việc luyện tập kĩ năng đọc, viết.

    Giảm tải chương trình môn Toán lớp 1

    TT

    Chương trình môn học

    Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong

    điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

    Ghi chú

    Chủ đề/ Mạch nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    A.

    SỐ VÀ PHÉP TÍNH

    1.

    Các số trong phạm vi 10;

    phạm vi 20;

    phạm vi 100

    – Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10; phạm vi 20; phạm vi 100.

    – Nhận biết được chục và đơn vị, số tròn chục.

    GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

    a) Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 10, trong đó:

    – Đếm được từ 1 đến 10.

    – Nhận biết được các số từ 0 đến 10.

    – Nhận biết cách viết các chữ số từ 0 đến 9 (có sự hỗ trợ của cha mẹ HS và trong khi học môn Tiếng Việt).

    b) Đếm, đọc, viết được các số trong phạm vi 100.

    c) Nhận biết được chục và đơn vị trong cách viết các số có hai chữ số.

    – Nhận biết được cách so sánh, xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số).

    GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

    a) So sánh trực tiếp được hai số trong phạm vi 10; trong phạm vi 100.

    b) Xếp thứ tự các số trong phạm vi 100 (ở các nhóm có không quá 4 số) trong trường hợp đơn giản.

    c) Làm quen với cách so sánh, xếp thứ tự các số (Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập, ví dụ đơn

    giản; tinh giản các bài tập khó, bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp).

    2.

    Phép cộng, phép trừ

    – Nhận biết được ý nghĩa của phép cộng, phép trừ.

    – Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100.

    GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

    a) Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số trong phạm vi 10, trong đó sử dụng được các Bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10.

    – Thực hiện được tính nhẩm.

    – Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ.

    b) Thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100 bằng cách đặt tính (tính theo cột dọc)

    c) Thực hiện được việc cộng, trừ nhẩm các số tròn chục.

    d) Làm quen với việc thực hiện tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, hoặc có hai dấu phép tính trừ (theo thứ tự từ trái sang phải).

    đ) Làm quen với cách tính cộng, tính trừ (Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập, ví dụ đơn giản; tinh giản các bài tập khó, bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp).

    3.

    Thực hành giải quyết vấn đề liên quan đến các phép tính cộng, trừ

    Nhận biết và viết được phép tính (cộng, trừ) phù hợp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính được kết quả đúng.

    GV chủ động sắp xếp kế hoạch thời gian để đưa vào nội dung “Bài toán có lời văn” chỉ khi HS đã đủ vốn kiến thức Tiếng Việt để đọc hiểu bài toán. Chỉ yêu cầu HS nói được phép tính phù hợp, không yêu cầu HS viết câu trả lời.

    B.

    HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

    1.

    Hình học

    Nhận dạng được hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập

    phương, khối hộp chữ nhật thông qua việc

    GV tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

    sử dụng bộ đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật.

    a) Nhận dạng (thông qua đồ dùng học tập cá nhân hoặc vật thật) và gọi đúng tên hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật, khối lập phương, khối hộp chữ nhật (không giới thiệu thêm cho HS về các đặc điểm của hình như cạnh, góc, mặt, đỉnh,…).

    b) Làm quen với cách nhận dạng hình (Hướng dẫn HS thực hiện các bài tập, ví dụ đơn giản; tinh giản các bài tập khó, bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp).

    2.

    Đo lường

    Thực hành được việc đo một số đại lượng.

    GV tinh giản những bài tập khó những bài tập yêu cầu kĩ năng tổng hợp, tập trung hướng dẫn HS các nội dung sau:

    a) Nhận biết được đơn vị đo độ dài cm (xăng-ti- mét) và thực hành đo độ dài bằng đơn vị cm.

    b) Nhận biết được mỗi tuần lễ có 7 ngày và tên gọi, thứ tự các ngày trong tuần lễ. Thực hành xem lịch (loại lịch bóc hàng ngày).

    c) Thực hành xem giờ đúng trên mặt đồng hồ.

    C.

    HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM

    – Thực hành ứng dụng kiến thức toán học

    đã học vào thực tiễn.

    – Tích hợp trong phần vận dụng kiến thức vào thực tiễn sau mỗi bài học.

    – Tham gia một số hoạt động liên quan đến ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản.

    – Hướng dẫn HS thực hiện một số hoạt động thực hành trải nghiệm ở nhà với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh.

    Giảm tải chương trình môn Tự nhiên và xã hội lớp 1

    TT

    Chương trình môn học

    Hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học trong điều kiện ứng phó với dịch Covid-19

    Ghi chú

    Chủ đề/

    Mạch nội dung

    Yêu cầu cần đạt

    1

    GIA ĐÌNH

    Thành viên và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

    – Giới thiệu được bản thân và các thành viên trong gia đình.

    Chú trọng tổ chức các hoạt động để HS tự thực hiện với sự hỗ trợ của cha mẹ

    Phối hợp với gia đình hướng dẫn HS

    thực hành yêu cầu cần đạt của chủ đề này

    – Nêu được ví dụ về bản thân và các thành viên trong gia đình làm công việc nhà và chia sẻ thời gian nghỉ ngơi, vui chơi cùng nhau.

    – Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với các thành viên trong gia đình.

    Thực hiện yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở gia đình

    Nhà ở, đồ dùng trong nhà; sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà

    – Nêu được địa chỉ nơi gia đình đang ở.

    – Nêu được một số đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng trong ngôi nhà hoặc căn hộ và một số đặc điểm xung quanh nơi ở.

    Tập trung vào yêu cầu cần đạt sau: nêu được một số đặc điểm của ngôi nhà hoặc căn hộ nơi gia đình đang ở, các phòng trong ngôi nhà hoặc căn hộ

    – Đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đồ dùng, thiết bị trong gia đình.

    – Chỉ ra hoặc nêu được tên đồ dùng, thiết bị trong nhà nếu sử dụng không cẩn thận có thể

    làm bản thân hoặc người khác gặp nguy hiểm.

    – Nêu được cách sử dụng an toàn một số đồ dùng trong gia đình và lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận

    Tập trung vào yêu cầu cần đạt sau: lựa chọn được cách xử lí tình huống khi bản thân hoặc người nhà có nguy cơ bị thương hoặc đã bị thương do sử dụng một số đồ dùng không cẩn thận

    Sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp

    – Nêu được sự cần thiết phải sắp xếp đồ

    dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.

    Lưu ý đến yêu cầu cần đạt sau: làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp nhằm phòng tránh Covid-19

    – Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà

    ở gọn gàng, ngăn nắp

    2

    TRƯỜNG HỌC

    Cơ sở vật chất của lớp học và trường học

    – Nói được tên trường, địa chỉ của trường, tên lớp học.

    Linh hoạt thay đổi KHDH môn học để tổ chức dạy học chủ đề này tại nhà trường

    – Xác định được vị trí của lớp học, các phòng chức năng, một số khu vực khác của nhà trường như sân chơi, bãi tập, vườn trường, khu vệ sinh,…

    Không thực hiện yêu cầu cần đạt này nếu học trực tuyến

    – Kể được tên một số đồ dùng, thiết bị có trong lớp học.

    – Thực hiện được việc giữ gìn và sử dụng cẩn thận, đúng cách các đồ dùng, thiết bị của lớp học và trường học.

    Không thực hiện yêu cầu cần đạt này nếu học trực tuyến

    Các thành viên

    – Xác định được các thành viên trong lớp

    và nhiệm vụ của một số thành viên trong lớp học, trường học

    học, trường học và nhiệm vụ của một số thành viên.

    – Thể hiện được tình cảm và cách ứng xử phù hợp với bạn bè, giáo viên và các thành viên khác trong nhà trường.

    Hoạt động chính của học sinh ở lớp học và trường học

    – Kể được tên các hoạt động chính trong lớp học và trường học; nêu được cảm nhận của bản thân khi tham gia các hoạt động đó.

    Tập trung vào những hoạt động học sinh đã được trải nghiệm ở lớp học và trường học.

    An toàn khi vui chơi ở trường và giữ lớp học sạch đẹp

    – Nói được về hoạt động vui chơi trong giờ nghỉ; biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn.

    – Làm được những việc phù hợp để giữ lớp học sạch đẹp.

    Không thực hiện yêu cầu cần đạt này nếu dạy học trực tuyến

    3

    CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

    Quang cảnh làng xóm, đường phố

    – Giới thiệu được một cách đơn giản về quang cảnh làng xóm, đường phố qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video.

    Hướng dẫn HS thực hành những yêu cầu cần

    đạt này cùng với gia đình

    – Bày tỏ được sự gắn bó, tình cảm của bản thân với làng xóm hoặc khu phố của mình.

    Một số hoạt động của người dân

    – Nêu được một số công việc của người dân trong cộng đồng và đóng góp của công việc

    Lưu ý đến liên hệ thực tế hoạt động của bản thân, gia đình, cộng đồng đang thực hiện phòng

    trong cộng đồng

    đó cho xã hội qua quan sát cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video.

    chống dịch Covid-19

    – Nhận biết được bất kì công việc nào đem lại lợi ích cho cộng đồng đều đáng quý.

    – Nêu được một số việc học sinh có thể làm

    để đóng góp cho cộng đồng địa phương.

    – Giới thiệu được tên, thời gian diễn ra một lễ hội truyền thống có sự tham gia của học sinh, gia đình và người dân ở cộng đồng.

    Tập trung vào những hoạt động học sinh đã được trải nghiệm

    – Kể được một số công việc của các thành viên trong gia đình và người dân cho lễ hội đó.

    – Nêu được cảm xúc khi tham gia lễ hội đó.

    An toàn trên

    đường

    – Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm, các rủi ro có thể xảy ra trên đường và nêu được cách phòng tránh thông qua quan sát thực tế cuộc sống hằng ngày và tranh ảnh hoặc video.

    – Nói được tên và ý nghĩa của một số biển báo và đèn hiệu giao thông.

    – Thực hành đi bộ qua đường theo sơ đồ: đoạn đường không có đèn tín hiệu giao thông; đoạn đường có đèn tín hiệu giao thông.

    Không thực hiện yêu cầu cần đạt này nếu dạy học trực tuyến

    4

    THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

    Thực vật và động vật xung quanh

    – Nêu tên và đặt được câu hỏi để tìm hiểu về một số đặc điểm bên ngoài nổi bật của cây và con vật thường gặp.

    – Vẽ hoặc sử dụng được sơ đồ có sẵn để chỉ và nói (hoặc viết) được tên các bộ phận bên ngoài của một số cây và con vật.

    – Phân biệt được một số cây theo nhu cầu sử dụng của con người (cây bóng mát, cây ăn quả, cây hoa,…).

    Thực hiện yêu cầu cần đạt này trong hoạt động vận dụng ở gia đình

    – Phân biệt được một số con vật theo ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người.

    Chăm sóc và bảo vệ cây trồng và vật nuôi

    – Nêu được việc làm phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng và vật nuôi.

    – Làm được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng ở trường hoặc ở nhà và đối xử tốt với vật nuôi.

    Không thực hiện yêu cầu cần đạt sau nếu dạy học trực tuyến: làm được một số việc phù hợp để chăm sóc, bảo vệ cây trồng ở trường

    – Có ý thức giữ an toàn cho bản thân khi tiếp xúc với một số cây, con vật và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

    Lưu ý tránh tiếp xúc với động vật để phòng lây nhiễm Covid-19

    5

    CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ

    Các bộ phận bên ngoài và giác

    – Xác định được tên, hoạt động các bộ phận bên ngoài của cơ thể; phân biệt được con trai

    quan của cơ thể

    và con gái

    – Nêu được tên, chức năng của các giác quan.

    – Giải thích được ở mức độ đơn giản tại sao cần phải bảo vệ các giác quan.

    – Thực hiện được việc làm để bảo vệ các giác quan trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt biết cách phòng tránh cận thị học đường.

    Phối hợp với gia đình hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu cần đạt này ở nhà

    Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn

    – Nêu được những việc cần làm để giữ vệ sinh cơ thể và ích lợi của việc làm đó; thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể; tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể.

    Tập trung vào những yêu cầu cần đạt sau:

    – Thực hiện đúng các quy tắc giữ vệ sinh cơ thể; tự đánh giá được việc thực hiện giữ vệ sinh cơ thể.

    – Tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân (về số bữa cần ăn trong ngày; về các thức ăn đồ uống giúp cơ thể khỏe mạnh và an toàn)

    – Tự nhận xét được về các hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được cách điều chỉnh thời gian dành cho các hoạt động cần thiết một cách phù hợp giúp cơ thể khỏe mạnh.

    Lưu ý thực hiện: giữ vệ sinh cơ thể, ăn uống lành mạnh, tăng cường vận động, nghỉ ngơi phù hợp để giúp cơ thể khỏe mạnh nhằm phòng tránh Covid-19

    – Nêu được số bữa cần ăn trong ngày và tên một số thức ăn, đồ uống giúp cho cơ thể khoẻ mạnh và an toàn qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video; tự nhận xét được thói quen ăn uống của bản thân.

    – Xác định được các hoạt động vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ qua quan sát tranh ảnh và (hoặc) video; liên hệ với những hoạt động hằng ngày của bản thân và đưa ra được hoạt động nào cần dành nhiều thời gian để cơ thể khoẻ mạnh.

    – Nhận biết được vùng riêng tư của cơ thể cần được bảo vệ.

    Phối hợp với gia đình hướng dẫn học sinh thực

    – Thực hành nói không và tránh xa người có hành vi động chạm hay đe doạ đến sự an toàn của bản thân.

    hiện yêu cầu cần đạt này ở nhà

    – Thực hành nói với người lớn tin cậy để được giúp đỡ khi cần.

    6

    TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

    Bầu trời ban ngày, ban đêm

    – Mô tả được bầu trời ban ngày và ban đêm qua quan sát thực tế, tranh ảnh hoặc video.

    – So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm; bầu trời ban đêm vào các ngày khác nhau (nhìn thấy hay không nhìn thấy Mặt Trăng và các vì sao).

    Tập trung vào yêu cầu cần đạt sau: So sánh được ở mức độ đơn giản bầu trời ban ngày và ban đêm

    – Nêu được ví dụ về vai trò của Mặt Trời

    đối với Trái Đất (sưởi ấm và chiếu sáng).

    – Có ý thức bảo vệ mắt, không nhìn trực tiếp vào Mặt Trời và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.

    Thời tiết

    – Mô tả được một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió,… ở mức độ đơn giản.

    Tập trung vào những yêu cầu cần đạt sau:

    – Mô tả được một số hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh, gió,… ở mức độ đơn giản.

    – Thực hiện được việc sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh.

    – Nêu được sự cần thiết phải theo dõi dự báo thời tiết hằng ngày.

    – Thực hiện được việc sử dụng trang phục phù hợp với thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *