Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh ngắn gọn nhưng chứa đựng những nội dung bất hủ, không chỉ có giá trị lịch sử đối với dân tộc Việt Nam, mà còn có ý nghĩa thời đại sâu sắc.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 12: Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Tuyên ngôn độc lập (4 mẫu)
Vậy nhan đề Tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa như thế nào? Mời các bạn lớp 12 hãy cùng Download.vn theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Ý nghĩa nhan đề Tuyên ngôn độc lập hay nhất
Ý nghĩa nhan đề Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 1
“Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố độc lập của một quốc gia. Văn kiện này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của quốc gia từ tay của ngoại bang. Đây là một văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế. Cũng có nhiều văn bản không có tên là: “Tuyên ngôn độc lập”, nhưng vẫn mang giá trị của một bản tuyên ngôn. Ví dụ như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Nam quốc sơn hà (không rõ tác giả).
Ngay sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công. Ngày 29 tháng 8 năm 1845, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người đã soạn thảo ra bản “Tuyên ngôn độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
“Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện lịch sử mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực. Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã thể hiện được ý nghĩa sâu sắc của văn kiện: Khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do. Dân tộc Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Ý nghĩa nhan đề Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 2
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có ba bản tuyên ngôn độc lập vô cùng quan trọng: Một là, bài thơ “Nam quốc sơn hà” được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Lê Hoàn) và lần thứ 2 (Lý Thường Kiệt) nhằm khẳng định độc lập chủ quyền quốc gia dân tộc, khích lệ tinh thần tướng sĩ và uy hiếp tinh thần quân giặc. Hai là, “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi thay mặt Bình Định Vương – Lê Lợi viết sau khi đánh thắng quân Minh để tuyên bố độc lập chủ quyền cho dân tộc. Ba là, bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh viết sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công – lúc bấy giờ Việt Nam đã giành lại chính quyền từ tay thực dân Pháp.
Như vậy, “Tuyên ngôn độc lập” chính là một văn kiện lịch sử có tính pháp lý cao và đã được luật pháp quốc tế công nhận. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên cho văn kiện của mình một cách trực tiếp nhằm thể hiện đúng vai trò và giá trị lịch sử của nó. Cách đặt nhan đề này tưởng chừng như hết sức hiển nhiên nhưng lại giàu ý nghĩa.
Ý nghĩa nhan đề Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 3
Trong lịch sử nhân loại, không phải bất cứ một văn kiện nào cũng được gọi là một bản “Tuyên ngôn độc lập”.
Chúng ta đã từng biết đến những bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới: “Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ”, “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791” và đặc biệt là “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam năm 1945. Trước hết, chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn một nhan đề ngắn gọn, quy chuẩn và mang tính pháp lý cao: “Tuyên ngôn độc lập”. Qua nhan đề này người đọc, người nghe đã thấy được mục đích cũng như vai trò của văn bản trên. Đây là một văn kiện lịch sử đánh dấu chấm hết cho chính quyền cai trị của thực dân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời khẳng định Việt Nam đã là một quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và quyền tự quyết. Toàn thể nhân dân Việt Nam có quyền tự do dân chủ. Đây là những quyền được luật pháp quốc tế công nhận.
Như vậy, “Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh không chỉ có giá trị trong nội dung câu chữ mà ngay từ nhan đề cũng đã thể hiện được điều đó.
Ý nghĩa nhan đề bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 4
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố độc lập của một quốc gia. Văn kiện này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của quốc gia từ tay của ngoại bang. Đây là một văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế. Cũng có nhiều văn bản không có tên là: Tuyên ngôn độc lập, nhưng vẫn mang giá trị của một bản tuyên ngôn.
– Ngay sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công. Ngày 29 tháng 8 năm 1845, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người đã soạn thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
– Tuyên ngôn độc lập không chỉ là một văn kiện lịch sử mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực. Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã thể hiện được ý nghĩa sâu sắc của văn kiện: Khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do. Dân tộc Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.