Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt văn bản Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt văn bản Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Download.vn sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Tóm tắt văn bản Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt văn bản Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Văn mẫu lớp 6: Tóm tắt văn bản Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Tóm tắt văn bản Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Hy vọng với 3 mẫu tóm tắt, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm tài liệu hữu ích khi tìm hiểu về tác phẩm này.

Tóm tắt văn bản Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

    Tóm tắt Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ – Mẫu 1

    Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ ông rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lý do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Cảnh ngộ ấy đã ném Nguyên Hồng vào môi trường những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Ngay từ buổi còn cắp sách tới trường, ông đã phải lăn lội với kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn”. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Ông thật sự là nhà văn của nhân dân lao động.

    Tóm tắt Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ – Mẫu 2

    Nguyên Hồng là nhà văn của những người cùng khổ. Đầu tiên, Nguyên Hồng rất dễ xúc động. Tiếp đến, ông luôn khao khát tình yêu thương và dễ thông cảm với người bất hạnh. Cuối cùng, ngay từ bé ông đã lăn lội cùng với những người cùng khổ nhất trong xã hội. Chất dân nghèo, chất lao động thấm vào trong cung cách sinh hoạt vô cùng giản dị của ông.

    Tóm tắt Nguyên Hồng nhà văn của những người cùng khổ – Mẫu 3

    Nguyên Hồng rất dễ xúc động và cũng dễ khóc. Một trong nhiều lí do bồi đắp nên tính nhạy cảm ấy là vì Nguyên Hồng thiếu tình thương từ nhỏ, luôn khao khát tình thương, dễ thông cảm với những người bất hạnh. Ngay từ buổi còn cắp sách tới trường, ông đã phải lăn lội với kiếm sống bằng những “nghề nhỏ mọn”, chung đụng với mọi hạng người. Chất dân nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương, vào thế giới nghệ thuật của Nguyên Hồng. Như vậy, ông thực sự là nhà văn của nhân dân lao động.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *