Công nghệ 6: Ôn tập chủ đề 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm

Công nghệ 6: Ôn tập chủ đề 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm

Giải bài tập Công nghệ 6 Ôn tập chủ đề 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 6 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đối chiếu lời giải hay, chính xác để biết cách trả lời các câu hỏi trang 39→40.

Bạn đang đọc: Công nghệ 6: Ôn tập chủ đề 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm

Giải bài tập SGK Công nghệ 6 bài Ôn tập chủ đề 2 giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức về bảo quản và chế biến thực phẩm. Đồng thời có thêm tài liệu tham khảo so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Công nghệ 6, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Ôn tập chủ đề 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm

    I. Hệ thống hoá kiến thức

    Em hãy hoàn thành sơ đồ theo mẫu dưới đây.

    Trả lời

    Bảo quản và chế biến sản phẩm

    – Thực phẩm và giá trị

    • Các nhóm thực phẩm và nguồn cung cấp chính
    • Vai trò của các chất dinh dưỡng chính đối với sức khỏe con người
    • Tính toán sơ bộ dinh dưỡng và chi phí tài chính cho một bữa ăn gia đình.

    – Bảo quản thực phẩm

    • Vai trò, ý nghĩ bảo quản thực phẩm
    • Một số phương pháp bảo quản thực phẩm
    • Các nguyên tắc bảo quản thực phẩm

    – Chế biến thực phẩm

    • Vai trò và ý nghĩa của chế biến thực phẩm
    • Một số phương pháp chế biến thực phẩm
    • Các nguyên tắc chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh

    II. Luyện tập và vận dụng

    Câu hỏi 1

    Em hãy tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấp còi, béo phì và đề xuất biện pháp khắc phục tình trạng đó.

    Trả lời:

    – Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấp còi, béo phì là do thiếu chất và thừa chất.

    – Ta có thể khắc phục tình trạng thấp, còi bằng việc ăn uống tập luyện đầy đủ.

    – Ta có thể khắc phục tình trạng béo phì bằng cách có thể ăn theo chế độ ít tinh bột hơn, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.

    Câu hỏi 2

    Em hãy kể tên những thực phẩm được bảo quản bằng đường hoặc muối nồng độ cao mà em biết. Khi sử dụng những loại thực phẩm này em cần phải lưu ý điều gì?

    Trả lời:

    – Những thực phẩm được bảo quản bằng đường hoặc muối nồng độ cao mà em biết là: Cá, tôm, các loại rau củ quả muối.

    – Khi sử dụng những loại thực phẩm này em cần phải lưu ý: sử dụng với lượng vừa phải, không sử dụng cho những người mắc bệnh về dạ dày.

    Câu hỏi 3

    Khi chế biến thực phẩm, hành động nào dưới đây là không đúng? Vì sao?

    Rửa tay sạch, lau khô trước khi chế biến thực phẩm.

    Rửa sạch và làm khô dao, thớt trước khi cắt con cá thành khúc.

    Lấy bát vừa dùng đựng cá sống để đựng canh chua

    Trả lời:

    – Hành động không đúng là: c. Lấy bát vừa dùng đựng cá sống đề đựng canh chua.

    – Vì khi bát đựng cá sống có nhiều vi khuẩn, không được sạch sẽ, đựng vào bát canh chua có thể khiến người ăn bị đau bụng và ngộ độc.

    Câu hỏi 4

    Trong gia đình em, những thực phẩm sau đây được chế biến như thế nào?

    a. Khoai lang

    b. Thịt lợn

    c. Măng tươi

    Trả lời:

    Trong gia đình em, những thực phẩm trên được chế biến bằng cách:

    a. Khoai lang, sắn

    – Rửa sạch đất cát bên ngoài củ khoai lang, sắn sau đó gọt sạch vỏ và rửa sạch lại với nước.

    – Ngâm khoai trong nước muối loãng khoảng 15 phút để khoai không bị thâm và hết nhựa.

    – Khoai lang vớt ra cắt thành từng lát mỏng, cắt theo chiều ngang của củ khoai để có được lát tròn đẹp và dễ ăn hơn. Lát cắt càng mỏng thì chiên càng nhanh chín và được giòn hơn.

    b. Thịt lợn

    Thịt ba chỉ chị em lựa miếng ngon không quá mỡ, cũng không quá nạc, miếng thịt ngon thường bên ngoài sẽ có lớp màng khô, phần bên trong sẽ săn lại, mặt cắt thịt thường có màu hồng sáng, mềm mại.

    + Bước 1: Rửa sạch với muối để khử mùi hôi, rửa lại với nước, sau đó thái sợi miếng vừa ăn. Ướp thịt với 3 thìa cà phê nước mắm, 1 thìa đường, ½ thìa tiêu, 1 thìa bột bắp, sau đó dùng bao tay trộn đều, ướp trong 15 phút để thịt thấm gia vị.

    + Bước 2: Chiên vàng giòn phần thịt đã ướp, sau đó cho ra dĩa có giấy thấm dầu để giúp thịt không bị quá ngậy.

    c. Măng tươi

    Măng hái về bóc vỏ, cắt thành lát nhỏ rồi luộc. Cho vào nồi 1 nắm rau bồ ngót và luộc qua một lần. Khi thử măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước rồi đổ nước lạnh vào, lúc này mới vớt bỏ lá bồ ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là đem chế biến món ăn.

    Câu hỏi 5

    Khi chế biến rau trộn từ các loại nguyên liệu giàu vitamin A, E (cà chua, cà rốt, giá đỗ,…), em nên cho thêm gì để tăng khả năng hấp thu các loại vitamin trên? Vì sao?

    Trả lời:

    Khi chế biến rau trộn từ các loại nguyên liệu giàn vitamin A, E (cà chua, cà rốt, giá đồ,…), em nên cho thêm nước sốt để tăng khả năng hấp thu các loại vitamin.

    Câu hỏi 6

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mọi người nên thực hiện một chế độ ăn đa dạng, uống đủ nước và tích cực vận động. Em hiểu điều này như thế nào?

    Hãy đề xuất biện pháp để nhiều bạn hiểu và thực hiện được khuyến cáo của WHO

    Trả lời:

    – Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mọi người nên thực hiện một chế độ ăn đa dạng, uống đủ nước và tích cực vận động. Em hiểu điều này là có chế độ ăn uống lành mạnh. đầy đủ chất.

    – Biện pháp để nhiều bạn hiểu và thực hiện được khuyến cáo của WHO: Cho các bạn tìm hiểu về công dụng của chế độ ăn uống đa dạng và những tác hại nếu không có một chế độ ăn uống lành mạnh.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *