Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà thơ lớn của dân tộc. Một trong những tác phẩm của ông là bài thơ Nhàn. Bài thơ đã khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
Bạn đang đọc: Bài thơ Nhàn
Download.vn sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, nội dung bài thơ Nhàn. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo.
Bài thơ Nhàn
Nhàn
Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý, tựa chiêm bao.
I. Đôi nét về Nguyễn Bỉnh Khiêm
1. Cuộc đời
– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.
– Năm 1535, ông đỗ Trạng nguyên và được ra làm quan dưới triều đại nhà Mạc.
– Khi còn làm quan, ông từng dâng sớ xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng nhà vua không nghe. Nguyễn Bỉnh Khiêm bèn cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân Cư Sĩ.
– Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dạy dỗ ra nhiều học trò nổi tiếng nên được người đời tôn là “Tuyết Giang Phu Tử” (Người thầy sông Tuyết).
– Ông là một người có học vấn uyên thâm, hễ có việc hệ trọng là vua Mạc hay chúa Trịnh đều cho hỏi ý kiến của ông. Dù đã lui về ở ẩn nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn tham vấn cho trình đình nhà Mạc.
– Ông được phong tước Trình Tuyền hầu, Trình Quốc công nên được gọi là Trạng Trình.
2. Sự nghiệp sáng tác
– Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ lớn của dân tộc.
– Một số tác phẩm tiêu biểu: tập thơ chữ Hán “Bạch Vân am thi tập” với khoảng 700 bài thơ, tập thơ chữ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi tập (khoảng 170 bài).
– Thơ của ông đậm chất triết lí, giáo huấn và ngợi ca chí của kẻ sĩ thú thanh nhàn và phê phán những điều xấu xa trong xã hội.
II. Giới thiệu về bài thơ Nhàn
1. Xuất xứ
- Nhàn là bài thơ Nôm trong “Bạch Vân quốc ngữ thi”.
- Nhan đề của bài thơ do người đời sau đặt.
2. Thể thơ
- Thất ngôn bát cú Đường luật
- Hình ảnh gần gũi, giản dị.
3. Bố cục
Gồm 4 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: Hoàn cảnh sống của nhà thơ.
- Phần 2. Hai câu tiếp: Quan niệm sống của nhà thơ.
- Phần 3. Hai câu tiếp: Cuộc sống của nhà thơ ở chốn thôn quê.
- Phần 4. Hai câu cuối: Triết lý sống “nhàn”.
4. Nội dung
Bài thơ đã khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với thiên nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.
5. Nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, sử dụng biện pháp tu từ, điển cố điển tích…