Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh lớp 10 tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn kiến thức kèm theo cấu trúc đề thi.
Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 1 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 1 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Hóa học 10 Chân trời sáng tạo, Đề cương ôn tập giữa kì 1 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo.
Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
TRƯỜNG THPT……. . |
ĐỀ CƯƠNG GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: ĐỊA LÍ 10 |
A. TRẮC NGHIỆM (70% trong đề thi)
BÀI 5. HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
Câu 1. Trong quá trình chuyển động tự quay quanh trục, trục của Trái Đất
A. vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, luôn luôn thay đổi phương.
B. nghiêng góc 66033’ với mặt phẳng quỹ đạo, không đổi phương.
C. nghiêng góc 66033’ với mặt phẳng quỹ đạo, luôn đổi phương.
D. vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo, không bao giờ đổi phương.
Câu 2. Đặc điểm đúng với vận động tự quay quanh trục của Trái Đất là
A. tự quay 1 vòng hết 24 giờ theo chiều từ tây sang đông.
B. tự quay 1 vòng hết 12 giờ theo chiều từ tây sang đông.
C. tự quay 1 vòng hết 24 giờ theo chiều từ đông sang tây.
D. tự quay 1 vòng hết 12 giờ theo chiều từ đông sang tây.
Câu 3. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời không có đặc điểm nào sau đây?
A. Quỹ đạo chuyển động hình elip và trục Trái Đất không đổi phương.
B. Bán cầu Bắc và bán cầu Nam luôn luân phiên ngả về phía Mặt Trời.
C. Thời gian hoàn thành một vòng quay được làm tròn là 1 ngày đêm.
D. Chuyển động ngược chiều kim đồng hồ và vận tốc không cố định.
Câu 4. Bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa khuất trong bóng tối, nguyên nhân là do
A. Trái Đất có dạng khối cầu.
B. Trái Đất tự quay quanh trục.
C. trục Trái Đất luôn nghiêng.
D. quỹ đạo quay có hình e-lip.
Câu 5. Ngày và đêm trên Trái Đất có sự luân phiên, nguyên nhân là do
A. Trái Đất có dạng khối cầu.
B. quỹ đạo quay có hình e-lip.
C. trục Trái Đất luôn nghiêng.
D. Trái Đất tự quay quanh trục.
Câu 6Nếu Trái Đất có hình hộp chữ nhật và không tự quay quanh trục thì
A. vẫn có hiện tượng ngày, đêm; mỗi ngày đêm dài 24 giờ.
B. không còn xuất hiện hiện tượng ngày, đêm trên Trái Đất.
C. vẫn có hiện tượng ngày, đêm; 6 tháng ngày, 6 tháng đêm.
D. ở bán cầu Bắc luôn là ngày, ở nửa cầu Nam luôn là đêm.
Câu 7. Giờ địa phương
A. thuận tiện cho người dùng.
B. giống nhau ở mọi địa điểm.
C. phụ thuộc độ cao Mặt Trời.
D. đang được sử dụng phổ biến.
Câu 8. Bề mặt Trái Đất được chia ra làm
A. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
B. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 150 kinh tuyến.
C. 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.
D. 12 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 300 kinh tuyến.
Câu 9. Các địa phương có chung một giờ khi nằm trong cùng một
A. múi giờ.
B. kinh tuyến.
C. châu lục.
D. khu vực.
Câu 10. Khi giờ GMT là 2 giờ thì Hà Nội đang là
A. 5 giờ.
B. 6 giờ.
C. 7 giờ
D. 9 giờ.
Câu 11. Hà Nội nằm ở múi giờ số 7, Mát-xcơ-va nằm ở múi giờ số 3. Hỏi khi Việt Nam là 2 giờ sáng ngày 25/1/2022 thì Mát-xcơ-va đang là mấy giờ, ngày nào?
A. 6 giờ ngày 25/1/2022.
B. 6 giờ ngày 24/1/2022.
C. 22 giờ ngày 24/1/2022
D. 22 giờ ngày 25/1/2022.
. . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa kì 1 Địa lí 10