Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập

Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập

Hoàn cảnh sáng tác Tuyên ngôn độc lập là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các bạn học sinh lớp 12 sẽ hiểu rõ hơn về nội dung tư tưởng, ý nghĩa của tác phẩm cũng như thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn trích đầy sâu sắc này.

Bạn đang đọc: Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập

Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập

Hoàn cảnh ra đời Tuyên ngôn độc lập là thời điểm, bối cảnh sáng tác của tác phẩm văn học. Hoàn cảnh sáng tác không chỉ xác định thời gian sáng tác mà qua đó ta có thể xác định được giá trị nội dung, đối tượng mà tác phẩm phản ánh cũng như những tư tưởng, quan niệm mà nhà văn, nhà thơ muốn gửi gắm qua tác phẩm ấy. Hoàn cảnh sáng tác Tuyên ngôn độc lập rất quan trọng bởi trong bất cứ đề văn liên quan đến phân tích Tuyên ngôn độc lập thì ở phần mở bài chúng ta phải nêu được hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

Hoàn cảnh sáng tác Tuyên ngôn độc lập đầy đủ nhất

    Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 1

    1. Hoàn cảnh ra đời

    a. Ngày 19/8/1945, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân. Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn độc lập” tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang. Ngày 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng chục vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”.

    b. Lúc này cũng là thời điểm bọn đế quốc, thực dân nấp sau quân Đồng minh vào tước khí giới quân đội Nhật, đang âm mưu chiếm lại nước ta. Thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm, nay Nhật đầu hàng nên Đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.

    2. Mục đích sáng tác

    a. Chính thức tuyên bố trước quốc dân, trước thế giới sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam.

    b. Ngăn chặn âm mưu chuẩn bị chiếm lại nước ta của bọn đế quốc thực dân.

    c. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt 80 năm qua và tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

    d. Khẳng định ý chí của cả dân tộc Việt Nam kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do của tổ quốc.

    3. Giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn

    a. “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử đúc kết nguyện vọng sâu xa của dân tộc Việt Nam về quyền độc lập, tự do, cũng là kết quả tất yếu của quá trình đấu tranh gần một trăm năm của dân tộc ta để có quyền thiêng liêng đó.

    b. Bản tuyên ngôn đã tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở Việt Nam và mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta: kỷ nguyên độc lập, tự do, kỷ nguyên nhân dân làm chủ đất nước.

    4. Giá trị văn học của bản tuyên ngôn

    a. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn yêu nước lớn của thời đại. Tác phẩm khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập dân tộc gắn liền với quyền sống của con người, nêu cao truyền thống yêu nước, truyền thống nhân đạo của Việt Nam.

    b. “Tuyên ngôn độc lập” là một áng văn chính luận mẫu mực. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, cô đọng, gây ấn tượng sâu sắc. Kết cấu tác phẩm mạch lạc, chặt chẽ, chứng cứ cụ thể, xác thực, lập luận sắc bén, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ tác phẩm chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào tình cảm, nhận thức của người nghe, người đọc.

    Hoàn cảnh sáng tác Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 2

    Ngày 19 – 8 – 1945, chính quyền ở thủ đô về tay nhân dân. Ngày 26 – 8 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng ở Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 2 – 9 – 1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trước năm mươi vạn đồng bào. Bản Tuyên ngôn thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình trong một điều kiện hoàn cảnh rất đặc biệt. Nước Việt Nam độc lập còn rất non yếu đang đứng trước sự nhòm ngó của bao nhiêu thế lực: Quốc dân đảng, đế quốc Mĩ, quân đội Anh, thực dân Pháp. Thực dân Pháp vẫn rêu rao luận điệu: Việt Nam vốn là thuộc địa của Pháp, nay phát xít Nhật thua nên việt Nam phải trả cho Pháp. Vì vậy bản tuyên ngôn không chỉ thông báo với nhân dân ta mà còn là bản luận chiến với bọn ngoại xâm và là lời khẳng định quyền độc lập chính đáng của Việt Nam với nhân dân toàn thế giới.

    Tuyên ngôn Độc lập là một văn bản chính luận, vì thế giá trị nghệ thuật của tác phẩm thể hiện ở bố cục chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, lí lẽ đanh thép và lập luận chặt chẽ. Những yếu tố này tạo nên sức thuyết cho văn bản. Tuyên ngôn Độc lập là mẫu mực cho thể văn chính luận. Tác phẩm được chia làm bốn phần:

    Phần 1 – cơ sở lí luận của Tuyên ngôn: tác giả dẫn ra tuyên ngôn của Mĩ và của Pháp, hai bản tuyên ngôn nổi tiếng đã được cả thế giới công nhận. Cách mở đầu này tạo nên sức mạnh cho bản Tuyên ngôn.

    Phần 2 – những dẫn chứng xác thực: tố cáo tội ác của thực dân Pháp để vạch trần luận điệu cướp nước của bọn Pháp.

    Phần 3: khẳng định và tuyên bố quyền độc lập chính đáng của nhân dân Việt Nam. Tác giả đã khẳng định chính người Việt Nam đã tự giành được quyền độc lập ấy và sẽ bảo vệ nó đến cùng.

    Phần 4: tuyên bố và một lần nữa khẳng định quyền tự do độc lập của dân tộc.

    Với lập luận chặt chẽ, hợp tình hợp lí, ngắn gọn và đầy sức thuyết phục, bản Tuyên ngôn Độc lập đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử cao quý của mình.

    Hoàn cảnh sáng tác Tuyên ngôn độc lập – Mẫu 3

    I. Hoàn cảnh sáng tác

    Tháng 8/1945 nhân cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh, Đảng đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, cướp chính quyền, giành lại độc lập. Nền độc lập vừa giành lại được có nguy cơ bị đe dọa trước tình hình chính trị phức tạp.

    Trên thế giới, nội bộ phe đồng minh có mâu thuẫn giữa Anh. Pháp, Mĩ và Liên xô. Theo nhận định của Đảng cộng sản VN trong hội nghị đảng toàn quốc 15/8/1945 thì mâu thuẫn đó có thể dẫn đến việc “Anh và Mĩ nhân nhượng với Pháp. Cho Pháp quay trở lại Đông Dương”. Hơn nữa, Pháp đã dùng những chiêu bài, luận điệu xảo trá để che mắt dư luận thế giới như Khai hóa văn minh, bảo hộ thuộc địa. . . để quay trở lại xâm lược nước ta lần nữa. . . . .

    Trong nước, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch ở miền Bắc lấy danh nghĩa là giải giáp vũ khí quân Nhật nhưng thực chất là dọn đường cho Mĩ vào Đông Dương, phía nam quân Pháp lấp sau anh hùng chiếm lại Đông Nam Bộ. . .

    Trước tình hình đó, 26/8/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc quay trỏ về thủ đô Hà Nội. Tại căn nhà số 48, phố Hàng Ngang người đã soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập.

    2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn khai sinh ra nước Việt Nam trước sự chứng kiến của hàng vạn đồng bào trong và ngoài nước.

    II. Đối tượng sáng tác

    Thực dân Pháp – kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam mới.

    Phe Đồng minh và nhân dân thế giới.

    Toàn thể dân tộc Việt Nam.

    III. Mục đích sáng tác

    Răn đe, cảnh cáo trước dã tâm xâm lược của Pháp và Mĩ.

    Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân thế giới.

    Tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, khai sinh ra nước Việt Nam độc lập.

    Cổ vũ, khích lệ tinh thần của nhân dân Việt Nam.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *