Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I Cánh diều

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I Cánh diều

Download.vn sẽ giới thiệu bài Soạn văn 11: Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I, cung cấp những kiến thức hữu ích.

Bạn đang đọc: Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I Cánh diều

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I Cánh diều

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo để chuẩn bị cho bài nói và nghe. Mời tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I

Nội dung ôn tập

Câu 1. Từ các bài đã học trong sách Ngữ văn 11, tập một, hãy kẻ bảng hoặc vẽ sơ đồ về các bài đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản.

STT

Kiểu văn bản

Các bài đọc hiểu

1

Thơ và truyện thơ

Sóng

Lời tiễn dặn

Tôi yêu em

Nỗi niềm tương tư

2

Thơ văn Nguyễn Du

Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp

Trao duyên

Đọc Tiểu Thanh kí

Anh hùng tiếng đã gọi rằng

3

Truyện

Chí Phèo

Chữ người tử tù

Tấm lòng người mẹ

4

Văn bản thông tin

Phải coi luật pháp như khi trời để thở

Tạ Quang Bửu – người thầy thông thái

Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ

Câu 2. Chỉ ra và làm sáng tỏ một số đặc điểm tiêu biểu cần chú ý khi đọc truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm và truyện ngắn hiện đại trong sách Ngữ văn 11, tập một.

– Truyện thơ dân gian có văn bản mang các đặc điểm của văn học dân gian: sáng tác tập thể, phương thức lưu truyền chủ yếu bằng con đường truyền miệng, mang tính nguyên hợp. Cũng như nhiều tác phẩm tự sự bằng thơ, truyện thơ dân gian có sự kết hợp giữa tự sự (yếu tố truyện) và trữ tình (yếu tố thơ). Cốt truyện của truyện thơ dân gian thường gồm ba phần: Gặp gỡ – Thử thách (hoặc Tai biến) – Đoàn tụ. Nhân vật của truyện thơ dân gian thường được phân theo loại (tốt – xấu, thiện ác), được miêu tả qua những biểu hiện bên ngoài (diện mạo, hành động, lời nói) và qua tâm trạng. Ngôn ngữ trong truyện thơ dân gian đậm chất dân ca, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, nhạc điệu và các biện pháp tu từ.

– Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, phần lớn theo thể thơ lục bát. Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Truyện thơ Nôm vừa có thể phản ánh cuộc sống qua hệ thống nhân vật, qua một cốt truyện với hệ thống những biến cố, sự kiện, vừa có thể bộc lộ thái độ, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật, của tác giả. Nhân vật truyện thơ Nôm thường được phân theo loại chính diện và phản điện, tương ứng với chính và tà, thiện và ác, tốt và xấu.

– Truyện hiện đại cần chú ý về chủ đề của truyện, cốt truyện và tình huống truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật,…

Câu 3. Nêu đề tài, chủ đề, tư tưởng của các văn bản thơ, truyện thơ dân gian và truyện thơ Nôm được học ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 11, tập một.

Tên tác phẩm

Đề tài

Tư tưởng

Sóng

Tình yêu đôi lứa

Những cung bậc cảm xúc, khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu.

Lời tiễn dặn

Tình yêu đôi lứa

Khát vọng tự do yêu đương, sống hạnh phúc với người mình yêu thương.

Tôi yêu em

Tình yêu đôi lứa

Thấm đượm nỗi buồn của mối tình đơn phương vô vọng, nhưng cũng thể hiện một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

Nỗi niềm tương tư

Tình yêu đôi lứa

Tâm trạng tương tư của một chàng trai, qua đó thể hiện khát vọng yêu đương.

Câu 4. Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của Bài 2 trong sách Ngữ văn 11, tập một. Các văn bản đọc hiểu trong bài này giúp em hiểu được những gì về con người nhà thơ Nguyễn Du?

Câu 5. Tóm tắt nội dung chính và thống kê các nhân vật tiêu biểu của các văn bản đọc hiểu trong Bài 3, sách Ngữ văn 11, tập một.

Câu 6. Nêu và nhận xét đặc điểm của các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 11, tập một. Phân tích yêu cầu và ý nghĩa của việc đọc hiểu các văn bản thông tin ấy.

Câu 7. Nêu tên các kiểu văn bản được rèn luyện viết trong sách Ngữ văn 11, tập một, chỉ ra các yêu cầu chính khi viết các kiểu văn bản này.

Câu 8. Thống kê và phân tích ý nghĩa của các kĩ năng viết được rèn luyện trong các bài học ở Ngữ văn 11, tập một.

Câu 9. Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,..).

Câu 10. Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 11, tập một. Chứng minh nhiều nội dung nói và nghe liên quan chặt chẽ với nội dung đọc hiểu và viết.

Câu 11. Thống kê tên các mục tiếng Việt trong các bài của sách Ngữ văn 11, tập một. Từ đó, nhận xét về mối quan hệ giữa nội dung tiếng Việt với nội dung đọc hiểu và viết.

Tự đánh giá cuối học kì I

I. Đọc hiểu

Câu 1. Dòng nào sau đây nêu đúng bối cảnh (không gian và thời gian) của câu chuyện trên?

A. Phố huyện nghèo, từ chiều tối đến đêm khuya

B. Vòm trời đầy sao sáng, cuối buổi chiều mùa hạ

C. Cửa hàng của Liên vào lúc đêm khuya đội tàu

D. Sân ga nơi bác Siêu, chị Tí bán hàng lúc nửa đêm

Câu 2. Cụm từ nào phù hợp với tên thể loại của đoạn trích?

A. Truyện ngắn trào phúng

B. Truyện ngắn hiện thực

C. Truyện ngắn châm biếm

D. Truyện ngắn trữ tình

Câu 3. Phương án nào nêu chính xác biện pháp đối lập được sử dụng trong đoạn trích trên?

A. Mặt đất và bầu trời, ngày và đêm, con người và cảnh vật

B. Mặt đất và bầu trời, ánh sáng và bóng tối, hiện tại và quá khứ

C. Mặt đất và bầu trời, hiện tại và quá khứ, mơ ước và thực tế

D. Mặt đất và bầu trời, người lớn và trẻ con, trạng thái thức và ngủ

Câu 4. Câu văn nào dưới đây là lời nhân vật?

A. Bắc Siêu đã tới gần, đặt gánh phở xuống đường.

B. Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa.

C. Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi.

D. Mẹ vẫn dặn phải thức đến khi tàu xuống.

Câu 5. Phương án nào sau đây nêu đúng nội dung chính của đoạn trích trên?

A. Kể lại cảnh phố huyện về đêm và hai chị em cố thức đợi đoàn tàu

B. Nhớ lại cảnh phố huyện về đêm với cuộc sống buồn bã tại một sân ga

C. Giới thiệu cảnh ban đêm tại một sân ga của một phố huyện nghèo

D. Nêu lên những cảm nhận về bầu trời và mặt đất vào một đêm mùa hạ

Câu 6. Có thể thay nhan đề Hai đứa trẻ bằng Hai chị em được không? Vì sao?

Câu 7. Câu “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ.” nói lên tư tưởng và thái độ gì của người viết? (Trả lời ngắn trong khoảng 3 – 5 dòng).

Câu 8. Đối lập là một trong các biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong văn học lãng mạn. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp này thông qua một ví dụ cụ thể trong văn bản trên.

Câu 9. Đoạn trích trên thể hiện rất rõ chất thơ trong văn xuôi. Hãy làm sáng tỏ điều đó.

Câu 10. Hai chị em Liên cố thức chỉ “vì muốn được nhìn chuyến tàu, đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Nêu ý nghĩa của chi tiết này.

Gợi ý:

Câu 1. A

Câu 2. D

Câu 3. B

Câu 4. C

Câu 5. A

II. Viết

Chọn một trong hai đề sau để viết thành bài văn ngắn:

Đề 1. Bàn luận một vấn đề xã hội mà em thấy có ý nghĩa được đặt ra trong các tác phẩm văn xuôi hoặc truyện thơ Nôm đã học trong Ngữ văn 11, tập một.

Đề 2. Giới thiệu một phẩm chất hoặc nêu một thói quen xấu cần khắc phục của lớp trẻ hiện nay.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *