Văn mẫu lớp 11: Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự mang đến 2 mẫu tóm tắt ngắn gọn và đầy đủ. Qua đó giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý ôn luyện nhanh chóng nắm được nội dung chính của tác phẩm.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự đề cập đến câu chuyện của Tuấn khi đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Được ngắm nhìn và được cụ chỉ dạy cho nhiều điều về cuộc sống và tình yêu nước. Vậy dưới đây là 2 mẫu tóm tắt ngắn gọn dễ hiểu nhất mời các bạn cùng đón đọc.
Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự
Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự – Mẫu 1
Văn bản thuật lại việc Tuấn cùng với bạn mình là Quỳnh đến Thăm cụ Phan Bội Châu tại ngôi nhà tranh mà cụ ở Bến Ngự vào một ngày Chủ nhật, năm 1927. Thông qua một em bé trong nhà cụ Phan, thì Tuấn biết được cụ Phan đang bán gạo cho những người dân nghèo quanh đó. Cụ Phan xuất hiện với dáng vẻ hiền từ, phong thái thư thả và giản dị. Cụ ung dung và thoải mái đến chỗ Tuấn và hỏi han về thông tin của hai cậu. Sau đó cụ còn chỉ dạy rất nhiều cho Tuấn về cuộc sống, về lòng yêu đất nước và biết yêu thương nhân dân. Cụ đứng nói chuyện với hai cậu nhưng vẫn không quên đi bán gạo cho bà con. Sau đó họ lại được chứng kiến rõ hơn căn nhà mà cụ Phan đang ở, qua sự chỉ dẫn của một em bé sống trong nhà của cụ. Căn nhà của cụ rất đơn sơ mộc mạc, xung quanh được treo một số bức tranh. Ngôi nhà của cụ ở trên một xóm nhỏ, xa xa là kinh thành Huế và các khu chợ đông đúc. Nhưng ngôi nhà như không vướng chút khói bụi nhộn nhịp nào mà chỉ có sự giản dị và tình yêu nước thương dân của con người nơi đây. Qua đó, Tuấn hiểu thêm về cuộc sống và còn người của cụ Phan Bội Châu.
Tóm tắt Ngôi nhà tranh của cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự – Mẫu 2
Sự ngưỡng mộ và tôn trọng của Tuấn đối với cụ Phan Bội Châu không thể phủ nhận. Cụ Phan Bội Châu, một trong những biểu tượng của cuộc đấu tranh cho độc lập và tự do của Việt Nam, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử và tâm hồn của nhiều người dân Việt Nam. Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông được xem là ví dụ về lòng tự do, kiên định và tinh thần hy sinh cao cả. Tuấn và người bạn của mình, Quỳnh, không chỉ ngưỡng mộ cụ Phan vì những gì ông đã làm cho đất nước mà còn vì những giá trị tinh thần mà ông đại diện. Cụ Phan không chỉ là một người cách mạng mà còn là một nhà văn, triết học, và nhà giáo dục xuất sắc. Những tác phẩm văn học và triết học của ông đã để lại sự ảnh hưởng lâu dài trong văn hoá và tư tưởng của Việt Nam. Việc đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu không chỉ là sự kiện quan trọng đối với Tuấn và Quỳnh mà còn là cơ hội học hỏi và trải nghiệm giá trị văn hóa và tri thức của một người thông thái. Mặc cho nguy cơ có người mật thám theo dõi, sự khao khát được gặp gỡ và học hỏi từ cụ Phan vượt lên trên hết. Cuộc gặp gỡ này có thể là cơ hội hiếm có trong cuộc đời để chạm trán với một người anh hùng và học hỏi từ những kiến thức và sự hy sinh của ông.