Hóa học 10 Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

Hóa học 10 Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

Giải Hóa 10 Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa trang 72→ 74 thuộc chương 4: Phản ứng oxi hóa khử.

Bạn đang đọc: Hóa học 10 Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

Hóa 10 Bài 12 Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống được biên soạn khoa học, chi tiết giúp các em rèn kỹ năng giải Hóa, so sánh đáp án vô cùng thuận tiện từ đó sẽ học tốt môn Hóa học 10. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là giải Hóa 10 Bài 12 trang 72 sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Hóa học 10 Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

    1. Số oxi hóa

    Câu hỏi 1 

    Quan sát Hình 12.1, hãy viết quá trình nhường và nhận electron trong phản ứng giữa magnesium và oxygen

    Lời giải:

    – O tham gia quá trình nhận electron

    O + 2e → O 2-

    – Mg tham gia quá trình nhường electron

    Mg → Mg 2+ + 2e

    Câu hỏi 2

    Quan sát Hình 12.2a, hydrogen cháy trong chlorine với ngọn lửa sáng, tạo hợp chất hydrogen chlorine (HCl). Nếu cặp electron chung trong hợp chất cộng hóa trị HCl lệch hẳn về phía nguyên tử Cl (Hình 12.2b), hãy xác định điện tích của các nguyên tử trong phân tử HCl

    Lời giải:

    – Trong phân tử HCl, mỗi nguyên tử bỏ ra 1 electron để góp chung tạo thành 1 cặp electron dùng chung

    – Khi 1 cặp electron lệch hẳn về Cl

    => Có thể coi Cl nhận 1 electron và H nhường 1 electron

    => Cl sẽ mang điện tích -1 và H mang điện tích +1

    Câu hỏi 3

    Nêu điểm khác nhau giữa kí hiệu số oxi hóa và kí hiệu điện tích của ion M trong hình sau:

    Lời giải:

    – Kí hiệu số oxi hóa: Dấu rồi đến số (+n)

    Ví dụ: +1, +2, -1, -2

    – Kí hiệu điện tích ion: Số rồi đến dấu (n-). Với điện tích có giá trị là 1 thì không cần ghi số 1

    Ví dụ: Cl , O 2- , Na + , Ca 2+.

    Câu hỏi 4

    Dự đoán số oxi hóa của các nguyên tử trong nhóm IA, IIA, IIIA trong các hợp chất. Giải thích

    Lời giải:

    – Nguyên tử nhóm IA có 1 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm => Sẽ có số oxi hóa là +1

    – Nguyên tử nhóm IIA có 2 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhường 2 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm => Sẽ có số oxi hóa là +2

    – Nguyên tử nhóm IIIA có 3 electron ở lớp ngoài cùng, có xu hướng nhường 3 electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm => Sẽ có số oxi hóa là +3

    Luyện tập

    Hãy xác định số oxi hóa của các nguyên tử trong các đơn chất, hợp chất và ion sau: Zn, H 2 , Cl – , O 2- , S 2- , HSO 4- , Na 2 S 2 O 3 , KNO 3

    Lời giải:

    – Zn là đơn chất => Số oxi hóa của nguyên tử Zn là 0

    – H 2 là đơn chất => Số oxi hóa của nguyên tử H trong H 2 là 0

    – Cl là ion đơn nguyên tử có điện tích là 1- => Số oxi hóa của ion Cltrong Cl là -1

    – O 2- là ion đơn nguyên tử có điện tích là 2- => Số oxi hóa của ion Otrong O 2- là -2

    – S 2- là ion đơn nguyên tử có điện tích là 2- => Số oxi hóa của ion Strong S 2- là -2

    – HSO 4 : gọi số oxi hóa của S trong ion là x.

    Ta có: (+1).1 + x.1 + (-2).4 = -1

    => x = +6

    Vậy số oxi hóa của H = +1, O = -2 và S = +6

    – Na 2 S 2 O 3 : gọi số oxi hóa của S trong phân tử là x

    Ta có: (+1).2 + x.2 + (-2).3 = 0

    => x = +2

    Vậy số oxi hóa của Na = +1, S = +2, O = -2

    KNO 3 : gọi số oxi hóa của N trong phân tử là x

    Ta có: (+1).1 + x.1 + (-2).3 = 0

    => x = +5

    Vậy số oxi hóa của K = +1, N = +5, O = -2

    2. Phản ứng oxi hóa – khử

    Câu hỏi 5

    Hãy nhận xét và giải thích sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong chất oxi hóa và chất khử trước và sau phản ứng

    Lời giải:

    – Chất oxi hóa là chất nhận electron => Sau phản ứng, chất oxi hóa có số oxi hóa giảm so với trước phản ứng

    – Chất khử là chất nhường electron => Sau phản ứng, chất khử có số oxi hóa tăng so với trước phản ứng

    Luyện tập trang 75

    Cho phương trình hóa học của các phản ứng sau:

    H2S + Br2 → 2HBr + S↓ (1)

    2KClO3 2KCl + 3O2↑ (2)

    CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O (3)

    Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử? Vì sao? Hãy xác định quá trình oxi hóa và quá trình khử của các phản ứng đó

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *