Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Phú Thọ

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Phú Thọ

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Phú Thọ, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút.

Bạn đang đọc: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Phú Thọ

Kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm học 2023 – 2024 tỉnh Phú Thọ sẽ diễn ra vào các ngày từ 5 – 6/6. Đề thi vào 10 môn Văn Phú Thọ 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Phú Thọ

    Đáp án đề thi vào 10 môn Văn Phú Thọ năm 2023 – 2024

    I. ĐỌC HIỂU

    Câu 1. Biểu hiện của “Một thời đại với những giá trị bị đảo lộn”: Những thứ tầm thưởng giải trí rẻ tiền thì lại lên ngôi, còn những điều chân giá trị thì lại lặn xuống dưới. Người ta nhìn nhau qua vẻ bề ngoài, chạy theo vật chất, theo chủ nghĩa tiêu thụ, hoặc chìm đắm vào những thú vui thoảng qua.

    Câu 2. Phép lập dùng để liên kết câu:

    – Lặp từ “Tôi đã”

    – Lặp cấu trúc: “Đã + …)

    Câu 3. Các em tự rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với em. Giải thích.

    II. LÀM VĂN

    Câu 1.

    a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề: Cần làm gì để sống là chính mình trong một thế giới muốn biến mình thành người khác?

    b. Thân đoạn:

    – Giải thích: Sống là chính mình là sống với những gì tự nhiên vốn có trong con người, không cần phải gò bó hay ép buộc mình phải sống giống bất kì ai.

    – Bàn luận:

    + Biểu hiện của sống là chính mình: Tự tin vào khả năng, hài lòng với ngoại hình của bản thân, không để ý hay so bì với cuộc sống của người khác. Có mục tiêu, kế hoạch, mơ ước rõ ràng và phấn đấu, cố gắng giữ vững lập trường vì mục tiêu đó. Không bị bất cứ điều gì tác động làm thay đổi ý kiến, quan điểm riêng…

    + Ý nghĩa của việc sống là chính mình: Tạo ra cá tính, màu sắc khác biệt, có lập trường vững chắc, kiên định. Biết trân trọng bản thân, tự hào về chính mình và nỗ lực phát triển trở thành người có ích trong xã hội.

    + Điều cần làm để sống là chính mình: Yêu bản thân và biết trân trọng những gì đang có. Không nên cố gắng theo đuổi những gì không phù hợp với bản thân. Xây dựng một lí tưởng rõ ràng và không ngừng phát triển …

    + Phản đề: Một số người sống không có lập trường, luôn bị tác động bởi những ý kiến xung quanh khiến bản thân trở nên tự ti, mất phương hướng hoặc hay soi sét cuộc sống của người khác và cố trở thành bản sao của họ… Những người này cần thay đổi để trở thành một cá thể riêng biệt, có bản sắc riêng. Sống là chính mình khác với sống dị biệt, tách biệt với cuộc sống.

    c. Kết đoạn:

    – Liên hệ bản thân: Giữa một thế giới muốn biến mình thành người khác, em nhận thức được mình cần định vị rõ bản thân để được sống là chính mình.

    Câu 2.

    1. Mở bài

    Giới thiệu tác giả Thanh Hải, bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và dẫn dắt vào 2 khổ thơ.

    2. Thân bài

    a. Khổ 2

    “Lộc” ở đây có thể hiểu là sức mạnh dân tộc, “lộc trải dài nương mạ” là sự hối hả xôn xao cho một mùa màng mới, cho đồng ruộng vẫn mãi mãi bạt ngàn một màu xanh.

    “Người cầm súng và “người ra đồng” là hai lực lượng chính dựng xây Tổ quốc. Đây là mùa xuân trách nhiệm gắn với ý thức bảo vệ dân tộc. Người ra trận phải đổ máu, người ra đồng phải đổ mồ hôi nước mắt. Máu, mồ hôi, nước mắt của nhân dân ta đã góp phần giữ lấy mùa xuân mãi mãi của dân tộc.

    Từ “cứ” đặt đầu câu thơ như một sự khẳng định, thể hiện một chân lí đơn giản mà thiêng liêng. Có thể nói bao nỗi nhọc nhằn, đắng cay của dân tộc được đáp lại bằng những mùa xuân tiếp nối vô tần.

    b. Khổ 2

    Nhà thơ Thanh Hải đã nhắc lại chặng đường 4000 năm của đất nước thông qua hệ thống các tính từ “vất vả”, “gian lao” từ đó có thể cho thấy chặng đường dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là một chặng đường đầy những gian nan, khó khăn và thử thách, mất mát.

    Hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” đã mở ra nhiều liên tưởng độc đáo và giàu ý nghĩa. Hình ảnh so sánh ấy vừa gợi đến nguồn sáng trường tồn mãi với không gian, thời gian, vừa gợi lên niềm tin của tác giả về một tương lai tươi sáng, rộng mở của đất nước với khí thế mạnh mẽ không gì cản nổi.

    Cấu trúc song hành “đất nước bốn ngàn năm”, “đất nước như vì sao” đã diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và là lời khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. Cụm từ “cứ đi lên phía trước” khép lại khổ thơ như một lời khẳng định, một sự thể hiện ý chí và lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá của nhà thơ và của cả dân tộc về tương lai tươi sáng, tốt đẹp của quê hương, đất nước.

    3. Kết bài: Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của 2 khổ thơ nói riêng và bài thơ nói chung.

    Đề thi vào 10 môn Văn Phú Thọ năm 2023 – 2024

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
    PHÚ THỌ
    ĐỀ CHÍNH THỨC

    KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
    NĂM HỌC 2023 – 2024
    Môn thi: Ngữ văn
    Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích sau:

    (1) Tôi nhìn em, nghĩ về những gì đang diễn ra, nhớ về điều mà một người thầy tôi từng nói: Một thời đại với những giá trị bị đảo lộn”. Những thứ tầm thưởng giải trí rẻ tiền thì lại lên ngôi, còn những điều chân giá trị thì lại lặn xuống dưới. Người ta nhìn nhau qua vẻ bề ngoài, chạy theo vật chất, theo chủ nghĩa tiêu thụ, hoặc chìm đắm vào những thú vui thoảng qua. Tự hỏi cái gì đang diễn ra vậy, mọi người đang làm gì vậy, có vấn đề gì với thế giới này vậy. Tôi đã thấy bao nhiêu người quanh mình bị cuốn theo cái vòng xoáy dữ dội đó. Thấy bất lực vì tiếng nói của mình thì quả nhỏ bé. Nhiều khi chỉ muốn bỏ đi, lên núi xây một cái chòi, sống giữa thiên nhiên cây cỏ.

    (2) Nhưng giờ tôi đã không còn muốn bỏ đi nữa. Tôi đã tìm thấy được “bộ lạc” của hình Sống trong một vòng tròn an lành của những người thầy, người bạn. Đã gặp bao nhiêu người tử tế, thấy được bao nhiêu tấm lòng chân thành, tốt đẹp trên đòi. Đã tìm thấy những người cùng chia sẻ giá trị sống như mình. Đã xây dụng được cộng đồng của riêng mình.

    […](3) Tôi đã tìm được ngôi nhà của mình, vòng tròn những người giống mình. Những người nhận ra vấn đề với thế giới, và đang cố gắng từng ngày chung tay làm cho cuộc sống trở nên tươi sáng hơn. Nên em đừng nản chí. Cứ tìm rồi sẽ thấy.

    (Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, Rosie Nguyễn, NXB Hội nhà văn, 2016, tr.123 – 124)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1. Chỉ ra biểu hiện của “Một thời đại với những giátrị bị đảo lộn” được nói đến trong đoạn văn (1).

    Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của phép lặp dùng để liên kết câu trong đoạn văn (2).

    Câu 3. Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với em? Vì sao?

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm)

    Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 01 đoạn văn (từ 10 đến 12 câu) trả lời câu hỏi: Cần làm gì để sống là chính mình trong một thế giới muốn biến mình thành người khác?

    Câu 2 (5,0 điểm)

    Cảm nhận của em về vẻ đẹp mùa xuân đất nước trong đoạn thơ:

    Mùa xuân người cầm súng

    Lộc giắt đầy trên lưng

    Mùa xuân người ra đồng

    Lộc trải dài nương mạ

    Tất cả như hối hả

    Tất cả như xôn xao…

    Đất nước bốn ngàn năm

    Vất vả và gian lao

    Đất nước như vì sao

    Cứ đi lên phía trước.

    (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.56)

    Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Phú Thọ

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *