Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 mang đến 4 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Văn 11 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng có đáp án giải chi tiết. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 11 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi giữa kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa học kì 1 Toán 11 Kết nối tri thức.

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức – Đề 1

    Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 11

    A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)

    Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

    Nếu bạn có sự chuẩn bị thì đó là phiêu lưu khám phá. Nếu không, đó là chuyến đi mạo hiểm.

    Với một số người, cuộc sống là một hành trình. Trong khi với người khác, cuộc sống là một đường đua. Dù cuộc sống là hành trình hay đường đua thì nhiệm vụ của bạn vẫn là hướng về phía trước. Bạn không thể ở lì một chỗ nếu bạn vẫn còn thở, còn làm việc và còn tương tác với thế giới. Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác. Nếu bạn có sự chủ động, bằng cách định hướng cuộc phiêu lưu của mình, thì bạn cũng lường trước được nơi bạn được đưa tới. Ngược lại, nếu cứ phó mặc cho con sóng thì bạn vẫn phiêu lưu đó thôi, nhưng bạn sẽ không biết mình sẽ đi đâu về đâu.

    Chúng ta thường rất sợ mạo hiểm nhưng lại quên mất rằng càng sợ thì càng khiến bản thân lâm vào mạo hiểm. Trong điều kiện cuộc sống luôn bắt con người vận động, hành động mạo hiểm nhất chính là đứng yên… Tôi rất thích hai từ “dấn thân”, vì nó đã lột tả gần như trọn vẹn cuộc sống ngắn ngủi của con người. Chúng ta rất nhỏ bé, để tồn tại, bạn phải học cách vượt lên thay vì đứng yên một chỗ.

    (Trích Đến cỏ dại cũng đàng hoàng mà sống, Phạm Sĩ Thanh)

    Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

    Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, sự khác biệt giữa chuyến phiêu lưu khám phá và chuyến đi mạo hiểm là gì?

    Câu 3 (1 điểm): Anh/chị hiểu thế nào về lối sống được đề cập trong câu văn Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác?

    Câu 4 (2 điểm): Viết một đoạn văn (10 – 12 dòng) để trả lời cho câu hỏi Khi đối mặt với thử thách trong cuộc sống, anh/chị chọn “đứng yên” hay “dấn thân”? Vì sao?

    B. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm)

    Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp thị Nở đến khi bị thị cự tuyệt trong đoạn trích Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.

    Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 11

    A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (4,0 điểm)

    Câu

    Đáp án

    Biểu điểm

    Câu 1

    Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

    0,5 điểm

    Câu 2

    Nếu bạn có sự chuẩn bị thì đó là phiêu lưu khám phá. Nếu không, đó là chuyến đi mạo hiểm.

    0,5 điểm

    Câu 3

    Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác.

    – Đánh giá: Câu văn đề cập đến một lối sống khá phổ biến trong bộ phận thế hệ trẻ hiện nay

    – Giải thích:

    + Bạn như một con sò nằm im không di chuyển, sống bên bờ biển là nói đến lối sống không có sự vận động, không tự thay đổi để thích nghi và vươn lên trước những biến động trong cuộc sống.

    + Dù vậy, những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác nghĩa là lối sống đó sẽ khiến con người trở nên thụ động, bị xô đẩy bởi hoàn cảnh và không biết mình sẽ đi đâu về đâu.

    0,25 điểm

    0,75 điểm

    Câu 4

    1. Hình thức:

    – Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo dung lượng.

    – Không sai chính tả, không mắc các lỗi về diễn đạt, dùng từ.

    0,5 điểm

    2. Nội dung:

    – Nêu rõ sự lựa chọn của bản thân: Dấn thân

    – Lí giải sự lựa chọn:

    + Giải thích: dấn thân là gì?

    Dấn thân là vượt lên phía trước, sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn phía trước à Đánh giá: là hành động tích cực.

    + Nguyên nhân: với cá nhân/ với cộng đồng, “dấn thân” có ý nghĩa gì?

    · Vượt lên khó khăn tức là bạn dám thoát ra khỏi cái bóng của bản thân, mở rộng giới hạn của chính mình, đạt hiệu quả cao trong công việc – khẳng định bản thân

    · Tạo ra cơ hội tốt cho bản thân phát triển để gặt hái được thành công, cuộc sống vui vẻ hơn, có ý nghĩa hơn

    – Dẫn chứng: nhiều sinh viên ra trường không ngại khó, ngại khổ xung phong đến vùng xa xôi, hẻo lánh mang cái chữ và ánh sáng tri thức cho trẻ em vùng cao…

    – Mở rộng: cần phân biệt dấn thân và liều lĩnh; phê phán những người luôn ngại ngần, sợ hãi, chạy trốn trước khó khăn.

    – Liên hệ: rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

    1,5 điểm

    B. PHẦN LÀM VĂN: (6,0 điểm)

    Hình thức

    Đủ bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.

    1,0 điểm

    Đủ luận điểm, luận cứ, lập luận chặt chẽ, có liên kết.

    Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

    Nội dung

    A. MỞ BÀI

    – Giới thiệu tác giả Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo.

    – Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận và giới hạn đề: Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp thị Nở đến khi thị bị cự tuyệt là một thành công lớn trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.

    0,75 điểm

    B. THÂN BÀI

    1. Khái quát đầu: giới thiệu chung về xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, tóm tắt ngắn gọn cốt truyện.

    2. Phân tích

    2.1. Giới thiệu về nhân vật Chí Phèo, tóm tắt ngắn gọn cuộc đời Chí Phèo trước khi gặp thị Nở

    – Chí Phèo là một con người đáng thương khi bị bỏ rơi từ nhỏ, lớn lên nhờ sự cưu mang của dân làng Vũ Đại. Năm 20 tuổi, anh làm canh điền cho nhà Lí Kiến.

    – Chí Phèo là một con người có bản chất lương thiện, giàu lòng tự trọng, có ước mơ về một mái ấm gia đình giản dị.

    – Bởi một con ghen tuông vô lí, Lí Kiến đã đẩy Chí vào tù. Nhà tù thực dân đã biến một anh thanh niên tốt bụng, hiền lành thành một tên lưu manh, rồi bị Bá Kiến – tên địa chủ cường hào đục khoét biến thành một “con quỷ dữ”.

    – Trước khi gặp thị Nở, Chí Phèo triền miên trong cơn say rượu. Hắn mất đi ý thức, cảm xúc con người và trở thành tay sai đắc lực, công cụ hữu hiệu của Bá Kiến à Là “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.

    2.2. Gặp thị Nở

    – Giới thiệu nhân vật thị Nở: là người đàn bà xấu xí, dở hơi, ế chồng à làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn lương thiện, tràn đầy tình yêu thương của cô.

    – Cuộc gặp gỡ của Chí Phèo với thị Nở: Chí Phèo đến với thị Nở bằng bản năng sinh vật của một gã đàn ông say rượu, bằng tính cách của một thằng lưu manh vừa ăn cướp vừa la làng

    – Chí Phèo thức tỉnh, trở về với con người lương thiện.

    2.3. Diễn biến tâm trạng Chí Phèo sau khi gặp thị Nở

    – Tỉnh rượu:

    + Ý thức về không gian sống cái lều ẩm thấp

    + Lắng nghe các âm thanh của cuộc sống: tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng chim hót ríu rít, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo, tiếng những người bán vải nói chuyện với nhau

    – Tỉnh ngộ: nhận thức được thời gian quá khứ – hiện tại – tương lai

    + Nhớ về quá khứ với ước mơ có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ lại một con lợn nuôi làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm à Nuối tiếc

    + Ý thức được bi kịch của hiện tại: già mà vẫn còn cô độc, đã tới cái dốc bên kia của đời… à Đau khổ

    + Nghĩ đến tương lai: như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau à Mù mịt, lo sợ

    – Khát vọng hoàn lương thể hiện qua chi tiết bát cháo hành:

    + Những cảm xúc của con người quay trở lại trong con người Chí Phèo: ngạc nhiên, xúc động thấy mắt hình như ươn ướt, vừa vui vừa buồn, ăn năn

    + Suy nghĩ: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo ăn rất ngon à cảm nhận được vị ngon của cháo và cảm nhận được hương vị của tình yêu thương mà bấy lâu nay hắn chưa bao giờ có.

    + Hành động:

    · Hắn thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ

    · Tỏ tình với thị Nở: giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?, hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui

    à Khát khao hạnh phúc, khát khao mái ấm gia đình

    + Đặt niềm tin, hi vọng vào thị Nở sẽ mở đường cho hắn quay trở lại xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện

    à Khát khao lương thiện

    2.4. Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành và ý nghĩa cuộc gặp gỡ với thị Nở

    – Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành:

    + Là liều thuốc giải cảm hữu hiệu, liều thuốc giải độc khiến Chí thức tỉnh

    + Chứa đựng tình thương, sự quan tâm của con người dành cho đồng loại

    + Là hạnh phúc muộn màng mà Chí được hưởng

    – Ý nghĩa cuộc gặp gỡ với thị Nở:

    + Thức tỉnh phần người bấy lâu nay bị vùi lấp ở Chí để hắn trở về sống kiếp người một cách bình yên.

    + Khẳng định bản chất lương thiện của con người dù họ bị vùi dập, hủy hoại, tha hóa.

    + Thông điệp: sức mạnh của tình yêu thương có thể cảm hóa con người

    3. Khái quát cuối

    – Giá trị nội dung: hiện thực và nhân đạo

    + Phản ánh mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

    + Thể hiện tình yêu thương của Nam Cao với những số phận nghèo khổ

    + Tố cáo xã hội bất nhân đẩy những người nông dân hiền lành lương thiện vào con đường tha hóa

    + Phát hiện, khẳng định, đề cao bản chất lương thiện của con người nghèo khổ

    + Khẳng định sức mạnh cảm hóa con người của tình yêu thương

    – Giá trị nghệ thuật

    + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, độc thoại nội tâm

    + Nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, không theo thứ tự thời gian một chiều

    + Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ sống động, phù hợp với cá tính riêng của từng nhân vật

    0,5 điểm

    2,5 điểm

    0,5 điểm

    C. KẾT BÀI

    – Khẳng định lại nội dung: Đoạn trích miêu tả diễn biến tâm lí của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở đến khi bị thị cự tuyệt là một đoạn văn xuất sắc, thể hiện rõ tài năng của Nam Cao trong nghệ thuật xây dựng nhân vật tiêu biểu, điển hình.

    – Khẳng định giá trị, ý nghĩa trường tồn của tác phẩm.

    0,75 điểm

    Ma trận đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 11

    CHỦ ĐỀ

    MỨC ĐỘ

    Tổng số câu

    Điểm số

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    VD cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    Đọc hiểu

    2

    1

    3

    3,0

    Thực hành tiếng Việt

    1

    1

    1,0

    Làm văn

    1

    1

    6,0

    Tổng số câu TN/TL

    2

    1

    1

    1

    5

    10,0

    Điểm số

    1,0

    1,0

    2,0

    6,0

    10,0

    10,0

    Tổng số điểm

    1,0 điểm

    10 %

    1,0 điểm

    10 %

    2,0 điểm

    20 %

    6,0 điểm

    60 %

    10 điểm

    100 %

    10 điểm

    BẢN ĐẶC TẢ

    Nội dung

    Mức độ

    Yêu cầu cần đạt

    Số ý TL/

    Số câu hỏi TN

    Câu hỏi

    TL

    (số ý)

    TN

    (số câu)

    TL

    (số ý)

    TN

    (số câu)

    1. Đọc hiểu

    Nhận biết

    – Xác định được phương thức biểu đạt chính của văn bản.

    – Từ văn bản, chỉ ra được điểm khác nhau giữa “chuyến phiêu lưu khám phá” và “chuyến đi mạo hiểm”

    2

    – C1

    – C2

    Vận dụng

    Viết đoạn văn trả lời cho câu hỏi: Khi đối mặt Khi đối mặt với thử thách trong cuộc sống, anh/chị chọn “đứng yên” hay “dấn thân”? Vì sao?

    1

    C4

    2. Thực hành tiếng Việt

    Thông hiểu

    – Lí giải được cách hiểu của bản thân về lối sống được đề cập trong câu văn Cứ tưởng tượng bạn như một con sò sống bên bờ biển, ngay cả khi bạn nằm im không di chuyển thì những con sóng vẫn có thể đưa bạn đi từ nơi này đến nơi khác?

    1

    C3

    3. Làm văn

    Vận dụng cao

    Viết bài văn phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ lúc gặp thị Nở đến khi bị thị cự tuyệt trong đoạn trích Chí Phèo của Nam Cao.

    1

    Phần B

    Đề thi giữa kì 1 Văn 11 Kết nối tri thức – Đề 2

    Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11

    Phần I: Đọc hiểu

    Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu:

    ẨN CỦA LÀN NƯỚC

    Bảo Ninh –

    Các dòng sông trôi đi như thời gian, và cũng như thời gian, trên mặt nước các triền sông biết bao nhiêu là chuyện đời đã diễn ra. Nhất là về đêm, trên làn nước của dòng sông quê hương tôi lấp lánh hằng hà những đốm sáng bí ẩn, có cả điều bí ẩn của đời tôi.

    Năm ấy, nhằm trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng tôi. Dứt dây nổ của bom và tiếng gầm ghê rợn của máy bay cường kích là chuỗi ầm ầm long lở của dòng sông phá bung đê tràn ngang vào đồng ruộng.

    Từ trên điển canh tôi chạy lao về làng. Hồi chiều nghe tin vợ ở nhà trở dạ nhưng tôi không thể rời vị trí hộ đê. Bây giờ giời đất sập rồi, trong tôi chỉ còn con tôi, vợ tôi. Tôi dốc toàn lực bình sinh vào đôi chân. Đằng sau, cơn đại hồng thuỷ đuổi bén gót.

    Nước đã ngập làng. Tôi về, kịp dìu vợ leo lên mái thì vừa đợt dâng nước thứ hai. Mái nhà tranh của vợ chồng tôi bị lôi đi trong đêm. Đến khi mái rạ sắp rã tan ra thì ơn trời nó vương vào thân đa trước đình làng. Đã cả một đám đông bám trên các cành. Nhiều bàn tay chìa xuống giúp tôi đỡ vợ con trèo lên. Vợ tôi ôm khư khư đứa con mới sinh, nhất định không để tôi bế đỡ.

    – Con trai… con trai mà… yên tâm, con trai… Để yên em ẵm, anh vụng lắm…

    Nhiều giờ trôi qua. Mưa tuôn, gió thổi. Mực nước không dâng cao hơn, nhưng chảy xiết hơn. Cây đa đầy người hơn. Tôi mỏi nhừ. Tay ôm chặt vợ, tay níu mình vào chạc cây. Vợ tôi yếu lả, ướt lướt thướt, lạnh ngắt. Khoảng gần sáng, bỗng có tiếng quẫy nước ngay dưới cành đa của vợ chồng tôi. Một giọng nghẹn sặc với lên:

    – Cứu mẹ con tôi mấy… cứu mấy… con gái tôi… Một bàn tay nhớt và lạnh như tay ma rờ vào chân tôi đang buông thõng. Tôi vội cúi xuống, đưa tay ra. Nhưng bàn tay của người đàn bà dưới nước truội đi, chìm nghỉm. Cành đa kêu rắc, chao mạnh. Vợ tôi “ối” kêu một tiếng thảng thốt, và “ùm”, con trai tôi, đứa con sơ sinh tôi chưa được nhìn thấy mặt, tuột khỏi bọc ni lông trên tay mẹ nó, san xuống làn nước tối tăm.

    – Trời ơi! Con tôi…! – Vợ tôi hét rú lên và lao ngay lập tức xuống hòng chụp lấy con.

    Tôi phóng mình theo. Nước lạnh, ngầu bùn, sâu hút và cuốn mạnh. Tôi vớ kịp thằng con, nhao vội lên, trao nó cho những bàn tay đang chìa xuống, rồi lại lặn tiếp ngay để cứu vợ. Nhiều người phi xuống theo để trợ sức tôi…

    Tôi tỉnh lại, thấy trời sáng rồi và đã tạnh mưa. Tôi nằm trong khoang một ca nô cứu nạn đầy ắp người. Hồi đêm, tôi đã vật lộn điên dại quyết sống mái một phen với làn nước giết người, nhưng tôi đã thua cuộc. Ưa ra cả máu tai máu mũi mà không những không cứu nổi vợ, đến thi thể cô ấy cũng bất lực không tìm thấy. Khi ca nô quân đội tới, mọi người đã phải dùng sức để buộc tôi rời mặt nước. Kiệt sức, tôi ngất đi. Khổ đau, tôi tỉnh dậy, nước mắt nóng rực, tê nhói. Một chị phụ nữ chen tới bên tôi, lên lời an ủi:

    – Phận chị ấy đã vậy, thôi thì anh phải nén lòng lại, giữ sức khoẻ mà nuôi con. Ơn trời, anh còn kịp cứu được cháu. Chao ôi, vừa kịp khóc chào đời đã trải một cơn kinh hoàng hú vía. Anh coi con anh này. Cứ như không. Đã bú, đã ngủ rồi đây này. Ngoan chưa này… Ôi chao, nó tè dầm rồi này. Chị nựng nịu, và từ từ giở bọc chăn chiên đang ủ kín con tôi. Chị thay tã cho nó. Tôi nhìn. Choáng váng, chết lặng, tôi nén một tiếng kêu thất thanh.

    – Con tôi… – Tôi oà khóc, đỡ lấy bọc chăn. – Con tôi!

    Từ bấy tới nay, thời gian trôi qua và triền nước trôi đi, tôi đã có tuổi và con gái tôi đã thành một thiếu nữ đẹp nhất làng. Nó là đứa con của làn nước, mọi người đều nói thế bởi vì chuyện nó sa xuống dòng nước lụt rồi được cha nó cứu lên thì cả làng ai cũng biết. Nhưng điều bí mật kia thì không ai hay, kể cả con gái tôi nó cũng không thể biết. Chỉ có dòng sông biết. Có ngày nào mà tôi không ra đê ngắm làn nước trôi. Vợ tôi, con trai tôi và người đàn bà vô danh nhìn tôi từ đáy nước. Thời gian, năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử tất thảy đều đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì khôn nguôi bởi vì ấy là một niềm đau không thể nói nên.

    Câu 1: Thể loại của văn bản trên là?

    Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính.

    Câu 3: Vì sao lũ lại tràn vào làng?

    Câu 4: Xác định điểm nhìn và ý nghĩa điểm nhìn nghệ thuật của văn bản.

    Câu 5: Tại sao khi nhân vật tôi nhìn thấy đứa con lại choáng váng, chết lặng, kêu lên thất thanh?

    Câu 6: Nhưng điều bí mật kia thì không ai hay, kể cả con gái tôi nó cũng không thể biết. Chỉ có dòng sông biết. Những điều bí ẩn được nói trong câu văn trên là gì?

    Câu 7: Tại sao nỗi đau của nhân vật tôi lại là nỗi đau không thể nói nên lời?

    Câu 8: Từ nội dung của câu chuyện, em hãy trình bày sũy nghĩ của bản thân làm thế nào để vượt qua những mất mát , khổ đau đau trong cuộc sống.

    Phần II: Viết

    Viết một bài luận khoảng 500 – 800 chữ phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật văn bản Bí ẩn của làn nước của Bảo Ninh.

    Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11

    PHẦN

    CÂU

    NỘI DUNG

    ĐIỂM

    I

    1

    Truyện ngắn

    Truyện ngắn hiện đại

    0.5

    2

    Tự sự

    Phương thức tự sự

    0.5

    3

    – do một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê

    Do trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng

    Ghi chú: HS trả lời một trong hai đáp án trên đều cho điểm tối đa nhưng không cho điểm nếu học sinh chỉ trả lời “Do trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy”

    0.5

    4

    – Điểm nhìn của truyện trùng khít với điểm nhìn của nhân vật tôiđiểm nhìn bên trong dưới dạng hồi tưởng quay về quá khứ

    – Ý nghĩa của điểm nhìn bên trong: Làm cho thế giới hiện thực hiện lên khách quan đồng thời thế giới tâm hồn cũng được khai mở cụ thể, sinh động khiến chất trữ tình của câu truyện được tô đậm, tăng độ tin cậy…

    Ghi chú: HS phải chỉ ra được điểm nhìn của truyện – điểm nhìn bên trong, học sinh phải chỉ được ra được một vài ý nghĩa của điểm nhìn như trong đáp án mới cho điểm tối đa. HS chỉ chỉ ra được điểm nhìn mà không nên được ý nghĩa thì cho ½ số điểm

    0.5

    5

    HS trả lời câu hỏi thể hiện được khả năng cảm nhận chi tiết, hình hảnh trong tác phẩm văn học.

    Người đàn ông choáng váng, kêu thất thanh khi nhìn thấy đứa con vì:

    Tôi phát hiện ra trong cái bọc chăn chiên đang ủ kín ấy không phải là con anh ta, đó là một đứa bé gái. Điều đó có nghĩa là con anh ta đã chết.

    – Trạng thái choáng váng, tiếng kêu thất thanh thể hiện nỗi đau tột cùng của nhân vật tôi khi mất vợ con…

    1.0

    6

    HS trả lời câu hỏi thể hiện được được khả năng nắm bắt sự kiện, chi tiết, tình huống, hiểu nghĩa của từ…

    – Trong đêm lụt ấy không chỉ có vợ con người đàn ông chết mà còn có một người đàn bà khác và có thể còn nhiều người hơn nữa…

    – Đứa con gái mà ông hết lòng yêu thương không phải là con đẻ của ông – con đẻ của ông là một bé trai và đã trôi theo dòng nước cùng với người vợ xấu số.

    Chú ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh phát hiện, cảm nhận được cả hai thông tin trên.

    1.0

    7

    – HS trả lời được câu hỏi, có cách diễn giải thể hiện được sự tri nhận của mình về một chi tiết, tư tửng nào đó trong tác phẩm.

    – Đó là nỗi đau không thể nói nên lời vì:

    + Nỗi đau đó quá lớn, không dễ gì diễn tả bằng lời

    + Để che chở cho đứa con gái khỏi sự tổn thương, đau khổ

    -> Chiến tranh dù trực tiếp hay gián tiếp đều đem đến cho con người những mất mát đau thương không gì bù đắp được. Nỗi đau ấy dai dẳng, âm ỉ suốt cả cuộc đời…

    Chú ý: chỉ cho điểm tối đa khi trả lời được những ý trên hoặc có phát hiện sâu hơn và diễn giải hợp lý

    1.0

    8

    – HS trình bày suy nghĩ cá nhân, quan điểm phải tích cực, nhân văn.

    – Trên cơ sỏ hiểu nội dung của truyện, thấu hiểu, đồng cảm với nhân vật để đưa được ra một số giải pháp cụ thể để vượt qua những điều không may mắn trong cuộc sống…

    Chú ý: chỉ cho điểm tối đa khi học sinh thực hiện được hai yêu cầu trên, GV linh hoạt trong việc tiếp nhận ý kiến của học sinh để cho điểm…

    0.5

    II

    Yêu cầu:

    – Hình thức

    HS viết bài văn đúng cấu trúc 3 phần: mở bài, thân bài kết luận. Không sai về chính tả, ngữ pháp…

    HS có cách viết sáng tạo, có khả năng liên hệ với những tác phẩm cùng đề tài, thể loại giai đoạn…

    – Về nội dung HS trình bày được những nội dung sau đây:

    a/ Mỏ bài

    – Giới thiệu tác giả tác phẩm

    – Đưa ra được vấn đề nghị luận: giới thiệu nhân vật, nêu được ấn tượng về nhân vật cũng như tư tưởng, thông điệp của nhà văn được gửi gắm…

    b. Thân bài

    1/ HS tóm tắt lại câu chuyện

    2/ HS Phân tích, đánh giá giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản qua một số yếu tố sau:

    Nhan đề: được coi là yếu tố đầu tiên tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. Nhan đề có khả năng thâu tóm chủ đề tư tưởng nên việc đặt nhan đề như thế nào đều là sự toan tính, ý đồ nghệ thuật của nhà văn. “Bí ẩn của làn nước” không chỉ khơi gợi được trí tò mò của độc giả mà còn tạo ra tính “thông báo” cho người đọc về một bất ngờ nào đó.

    Tình huống truyện: Để tạo nên sức hấp dẫn cho một tác phẩm văn xuôi, thì việc nhà văn tạo ra được một tình huống độc đáo, bất ngờ đóng vai trò then chốt quyết định đến thành công của tác phẩm. Tình huống không chỉ giúp nhà văn triển khai mạch truyện một cách thuận lợi mà còn được coi là một hoàn cảnh mang tính thử thách. Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống, nhân vật buộc phải hành động, ứng xử theo tình huống từ đó mà bộc lộ được phẩm chất, tâm trạng… tạo ra bước ngoặt trong tư tưởng, tính cánh, số phận của nhân vật.

    Bí ẩn của làn nước, Bảo Ninh đã tạo được tình huống éo le, bi kịch:

    + Đầu tiên đó là tình huống chung: nhằm trúng đỉnh lũ đêm Rằm tháng Bảy, một loạt bom Mỹ phá tan vệt đê canh giữ đằng trước làng tôi -> tình huống tạo được sự kiện làm bối cảnh cho câu truyện

    + Tình huống riêng: Cành đa kêu rắc, chao mạnh. Vợ tôi “ối” kêu một tiếng thảng thốt, và “ùm”, con trai tôi, đứa con sơ sinh tôi chưa được nhìn thấy mặt, tuột khỏi bọc ni lông trên tay mẹ nó, san xuống làn nước tối tăm… -> tình huống tạo nên bước ngoặt trong cuộc đời số phận của nhân vật.

    Nghệ thuật kể truyện: Truyện được kể ỏ ngôi thứ nhất (chủ quan) – người kể xưng “tôi”. Nhân vật tự kể lại cuộc đời, số phận của mình, nhân vật tự chiêm nghiệm, tự ý thức nên câu truyện trở nên cụ thể. Người đọc dễ dàng nhận ra quá trình tâm lý cũng như những trạng thái tinh thần phong phú của con người -> Tạo cho người đọc cảm giác chân thật, người đọc dễ nắm bắt, dễ dàng tri nhận tác phẩm hơn.

    Nghệ thuật xây dựng nhân vật: cùng với nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật kể chuyện thì nghệ thuật xây dựng nhân vật là 3 yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công cho tác phẩm truyện.

    Nhân vật tôi để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc bởi:

    + Cuộc đời, số phận:

    – Như bao nhiêu người bình thường khác nhân vật “tôi” có một gia đình nhỏ của riêng mình. Anh đang sống trong những ngày hạnh phúc vì có đứa con sắp chào đời.

    – Trận lụt năm ấy khiến anh mất vợ và đứa con anh chưa kịp nhìn thấy mặt con.

    – “Tôi” sống trong nỗi đau riêng để nuôi dưỡng, chở che cho đứa con gái và đó cũng là bí mật của anh và làn nước.

    + Những phẩm chất của nhân vật tôi…

    – Người đàn ông có tránh nhiệm với công việc: Hồi chiều nghe tin vợ ở nhà trở dạ nhưng tôi không thể rời vị trí hộ đê.

    Một người có tình yêu thương gia đình: trong tôi chỉ còn con tôi, vợ tôi. Tôi dốc toàn lực bình sinh vào đôi chân. Đằng sau, cơn đại hồng thuỷ đuổi bén gót.

    – Một người có lòng thương người: Một bàn tay nhớt và lạnh như tay ma rờ vào chân tôi đang buông thõng. Tôi vội cúi xuống, đưa tay ra.

    – Có số phận đau thương, giầu đức hy sinh, một người cha cao cả

    + Người vợ và đứa con mà ông chưa kịp nhìn thấy mặt đã bị trận lụt năm ấy cuốn đi…

    + Ông âm thầm nuôi lớn đứa con gái bằng tất cả tình yêu thương của một người cha và đó cũng là bí mật của ông, của làn nước…

    + Dòng sông cũng như dòng đời cứ trôi đi theo quy luật nhưng nhân vật “tôi” thì vẫn vẹn nguyên nỗi đau năm ấy…

    Chất trữ tình của truyện: bên cạnh những chi tiết miêu tả ấn tượng về thiên nhiên thì nhà văn thiên về các chi tiết miêu tả nội tâm nhân vật, kết cấu thời gian hiện tại – quá khứ – hiện tại, câu văn giầu tính triết lý (đoạn mỏ đầu và kết truyện)…

    c. Kết bài: Khẳng định lại nội dung và nêu lên những cảm nhận của người viết về truyện ngắn.

    5.0

    0.25

    0.25

    4.5

    0.25

    4.25

    0.25

    0.25

    0.25

    0.25

    3.0

    0.25

    0.25

    0.25

    2.0

    0.25

    ………..

    Tải file tài liệu để xem thêm đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *