Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 64, 65 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 18 Các nguồn lực phát triển kinh tế thuộc chương 8 Các nguồn lực, một số tiêu chí đánh giá sự phát triển kinh tế.
Bạn đang đọc: Địa lí 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Giải Địa lí 10 Bài 18 Các nguồn lực phát triển kinh tế giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng của Bài 18 chương 8 trong sách giáo khoa. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Địa lí 10 Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Luyện tập 1 trang 66 Địa Lí 10
Lựa chọn một nguồn lực để phân tích ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh tế – xã hội.
Gợi ý đáp án
* Học sinh lựa chọn nguồn lực để phân tích.
* Nguồn lực kinh tế – xã hội có vai trò quyết định đối với phát triển kinh tế.
– Nguồn lao động là nguồn lực quan trọng nhất của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác.
– Vốn đầu tư là cơ sở để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, tăng tích lũy cho nền kinh tế.
– Khoa học – công nghệ giúp tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao công suất sử dụng máy móc, góp phần mở rộng sản xuất. Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, mỗi nước đều cố gắng tiếp cận và tranh thủ nguồn lực ngoài nước kết hợp với nguồn lực trong nước thành nguồn lực tổng hợp để phát triển kinh tế.
– Ví dụ:
+ Đông Nam Bộ có cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện, có TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải phía Nam, lao động đông và có trình độ cao… vì vậy thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài (hơn 50%).
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế (giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng chưa phát triển; lao động có trình độ thấp….). Vì vậy vùng hạn chế về các nguồn vốn đầu tư, chưa phát huy hết hiệu quả nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế của vùng.
Vận dụng trang 66 Địa Lí 10
Phân tích một nguồn lực có tác động nổi bật đối với sự phát triển kinh tế ở tỉnh/thành phố nơi em sinh sống hoặc học tập.
Lời giải:
* Học sinh lựa chọn nguồn lực để phân tích đối với địa phương mình sinh sống.
* Ví dụ: Tỉnh Quảng Ninh
Nguồn lực có vai trò nổi bật nhất đối với tỉnh Quảng Ninh là nguồn lực về tự nhiên, đặc biệt là khoáng sản. Ở Quảng Ninh, tập trung hơn 90% than và sự phát triển của ngành khai thác, chế biến than đã thu lại nguồn ngoại tệ rất lớn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh còn phát triển du lịch, vận tải hàng hải,…