Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông diễn ra trong hoàn cảnh nào? Nội dung cơ bản cải cách của Lê Thánh Tông là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

Trước bối cảnh đất nước có nhiều bất ổn Vua Lê Thánh Tông đã nhận sứ mệnh phải thực hiện một cuộc cải cách lớn, phải xây dựng một nhà nước phong kiến tập quyền vững mạnh, trước mắt là thực hiện một cuộc cải cách về hành chính để giải phóng sức dân, an dân và giữ nước.  Công cuộc cải cách của Lê Thánh Tông không chỉ có ý nghĩa chấn chỉnh bộ máy mà qua đó đã làm biến chuyển toàn bộ các hoạt động của quốc gia, làm cho vương triều vững mạnh và đất nước trở nên hưng thịnh nhất trong lịch sử trung đại Việt Nam. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: cải cách của Hồ Quý Ly, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

    1. Sơ đồ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

    Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

    2. Bối cảnh lịch sử của cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

    – Giữa thế kỉ XV, tình hình kinh tế-xã hội Đại Việt được phục hồi và phát triển, đời sống nhân dân ổn đinh.

    – Tuy nhiên, tình trạng phân tán, bè phái trong bộ máy chính quyền, hệ thống hành chính hoạt động thiếu hiệu quả gây nhiều khó khan.

    => Yêu cầu khách quan: Nhanh chóng kiện toàn mô hình nhà nước quân chủ tập quyền, thống nhất từ trung ương đến địa phương, quản lí hiệu quả đội ngũ quan lại, cải cách hành chính, nâng cao vị thế đất nước.

    3. Nội dung cơ bản trong cải cách của vua Lê Thánh Tông

    a. Nội dung cải cách về hành chính

    – Ở trung ương:

    + Xoá bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn, chỉ giữ lại một số ít quan đại thần để cùng vua bàn bạc công việc khi cần thiết. Vua nắm mọi quyền hành và trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn.

    + Hoàn thiện cơ cấu, chức năng của lục Bộ (sáu bộ) đồng thời, đặt ra lục Tự (sáu tự) để giúp việc cho lục Bộ, lục Khoa (sáu khoa) để theo dõi, giám sát hoạt động của lục Bộ.

    – Ở địa phương:

    + Năm 1466, vua Lê Thánh Tông xoá bỏ 5 đạo, chia đất nước thành 12 đạo thừa tuyên và phủ Trung Đô (Thăng Long);

    + Năm 1469, đổi tên một số đạo thừa tuyên như: Quốc Oai thành Sơn Tây, Bắc Giang thành Kinh Bắc, Nam Sách thành Hải Dương, Thiên Trường thành Sơn Nam;

    + Năm 1471, đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam.

    + Đứng đầu Thừa tuyên là Đô ty, Thừa ty và Hiến ty có quyền ngang nhau, cùng quản lí công việc chung. Dưới đạo thừa tuyên là phủ, huyện, châu và cuối cùng là xã.

    – Bộ máy quan lại:

    + Quan lại được tuyển chọn chủ yếu thông qua khoa cử.

    + Nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại có năng lực và phẩm chất tốt. Nhà nước tổ chức nhiều khoa thi để chọn nhân tài và đặt lệ định kì kiểm tra năng lực quan lại.

    b. Nội dung cải cách về luật pháp

    – Vua Lê Thánh Tông chú trọng hoàn thiện hệ thống pháp luật để quản lí nhà nước.

    – Năm 1483, Nhà nước ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều với nhiều quy định mang tính dân tộc sâu sắc như các điều luật bảo vệ phụ nữ, người già, người tàn tật, trẻ em, bảo vệ sản xuất nông nghiệp,…

    c. Nội dung cải cách về quân đội và quốc phòng

    – Năm 1466, vua Lê Thánh Tông tiến hành cải tổ hệ thống quân đội. Quân đội được chia làm hai loại:

    + Quân thường trực bảo vệ kinh thành gọi là cấm binh hay thân binh.

    + Quân các đạo, gọi là ngoại binh. Ở mỗi đạo chia binh làm 5 phủ do đô đốc phủ đứng đầu; mỗi phủ gồm 6 vệ; mỗi vệ có 5 hoặc 6 sở.

    – Nhà nước cũng rất chú ý đến rèn luyện quân đội như duyệt binh sĩ hằng năm, quy định cứ 3 năm tổ chức một kì thi khảo võ nghệ của quân sĩ và định lệ thưởng phạt,…

    d. Nội dung cải cách về Kinh tế

    – Vua Lê Thánh Tông ban hành các chính sách phát triển kinh tế như chế độ lộc điền và chế độ quân điền

    + Chế độ lộc điền là chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên.

    + Chế độ quân điền là chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân, trong đó có cả trẻ em mồ côi, đàn bà goá, người tàn tật,… Nguyên tắc ban cấp là ruộng xã nào chia cho dân xã ấy.

    e. Nội dung cải cách về Văn hoá, giáo dục

    Vua Lê Thánh Tông coi trọng biên soạn quốc sử. Việc sử dụng lễ, nhạc, quy chế thi cử,… cũng được luật hoá nghiêm túc.

    – Vua Lê Thánh Tông đặc biệt chú trọng giáo dục và khoa cử để đào tạo, tuyển dụng nhân tài cho đất nước.

    + Dựng lại Văn Miếu, mở rộng Thái Học viện và lập trường học ở nhiều địa phương.

    + Dựng bia đá ở Văn Miếu để tôn vinh những người đỗ đại khoa.

    4. Kết quả cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

    + Là một cuộc cải cách khá toàn diện về mọi mặt trọng tâm là cải cách hành chính, bao gồm cả thể chế lẫn quan chế.

    + Xây dựng hệ thống hành chính thống nhất cả nước theo hướng tinh gọn, phân cấp và nhiệm vụ cụ thể.

    5. Ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

    – Góp phần kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.

    – Tăng cường quyền lực của nhà vua, chứng tỏ nhà nước quân chủ chuyên chế dưới thời Vua Lê Thánh Tông đạt mức cao độ và hoàn thiện.

    – Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hóa.

    6. Tóm tắt cuộc cải cách của Lê Thánh Tông

    ♦ Về chính trị và hành chính

    – Bãi bỏ chức Tể tướng và một số chức danh đại thần khác, nhà vua trực tiếp điều khiển triều đình.

    – Bãi bỏ lệ ban quốc tính, quý tộc tôn thất không được lập phủ đệ và quân đội riêng.

    – Tổ chức tuyển chọn bộ máy quan lại ở trung ương qua chế độ khoa cử Nho học nhằm hạn chế phe cánh và sự thao túng quyền lực của các công thần. Ở các địa phương, đặt các chức Tổng binh, Đô ty quản lí, đổi chức xã quan thành xã trưởng.

    – Từ năm 1466 đến năm 1471, vua Lê Thánh Tông tiến hành một cuộc cải cách quy mô lớn, sắp xếp lại bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương:

    + Ở cấp trung ương:

    ▪ Đứng đầu bộ máy nhà nước là Hoàng đế.

    ▪ Sáu bộ đảm trách những công việc chính yếu của quốc gia.

    ▪ Đặt thêm Lục tự và Lục khoa để hỗ trợ và giám sát Lục bộ.

    ▪ Hoàn thiện hệ thống cơ quan văn phòng và các cơ quan chuyên môn.

    + Ở cấp địa phương:

    ▪ Cả nước được chia làm 12 đạo (sau đổi thành: thừa tuyên), đến năm 1471 có thêm thừa tuyên Quảng Nam. Đứng đầu thừa tuyên là các Tuyên phủ sứ. Hệ thống cơ quan chuyên trách gồm: Thừa ty (dân sự), Đô ty (quân sự) và Hiến ty (tư pháp).

    ▪ Kinh thành Thăng Long thuộc một đơn vị hành chính đặc biệt gọi là phủ Trung Đô, về sau đổi gọi là phủ Phụng Thiên.

    – Năm 1467, vua Lê Thánh Tông ra lệnh các thừa tuyên vẽ bản đồ gửi về bộ Hộ. Đến năm 1490 bộ bản đồ hoàn thành, được in với tên gọi: Hồng Đức bản đồ sách.

    ♦ Về quân sự

    – Năm 1466, vua Lê Thánh Tông cải tổ hệ thống quân đội, chia làm hai loại quân:

    + Quân thường trực (cấm binh) bảo vệ kinh thành.

    + Quân các đạo (ngoại binh) đóng ở các địa phương.

    – Ở các đạo, nhà vua cho đổi 5 vệ quân thời vua Lê Thái Tổ thành 5 phủ, dưới mỗi phủ chia thành vệ quản các sở đội.

    – Cho đặt quân lệnh để thường xuyên tập trận và đặt các kì thi võ để tuyển chọn tướng sĩ phục vụ quân đội.

    ♦ Về kinh tế

    – Năm 1477, vua Lê Thánh Tông ban hành chính sách lộc điền và quân điền. Với chế độ quân điền, người dân đều được cấp cho ruộng đất công để cày cấy.

    – Thể lệ thuế khoá (thuế đinh, thuế ruộng, thuế đất bãi trồng dâu) được nhà nước quy định theo hạng.

    – Việc canh nông được khuyến khích.

    – Nhà nước đặt Hà đê quan và Khuyến nông quan để quản lí việc đê điều, nông nghiệp, đặt Đồn điền quan để khuyến khích việc khẩn hoang, mở rộng diện tích.

    ♦ Về luật pháp

    – Năm 1483, vua Lê Thánh Tông cho ban hành bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) gồm 722 điều. Nội dung bộ luật quy định những vấn đề về hình sự, dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, tố tụng.

    – Nhiều truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc đã được thể chế hoá thành các điều luật.

    ♦ Về văn hoá – giáo dục

    – Nho giáo được vua Lê Thánh Tông đặt làm hệ tư tưởng chính thống.

    – Giáo dục, khoa cử được chú trọng.

    + Nhà vua cho trùng tu và mở rộng Quốc Tử Giám, Nhà Thái học; mở rộng hệ thống trường học công đến cấp phủ, huyện; định phép thi Hương, thi Hội quy củ.

    + Năm 1484, vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia Tiến sĩ nhằm đề cao Nho học và tôn vinh các bậc trí thức Nho học đỗ đại khoa.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *