Địa lí 10 Bài 13: Thực hành Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới

Địa lí 10 Bài 13: Thực hành Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới

Giải bài tập SGK Địa lí 10 trang 49, 50 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 13 Thực hành Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới thuộc Chương 5 Sinh quyển.

Bạn đang đọc: Địa lí 10 Bài 13: Thực hành Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới

Giải Địa lí 10 Bài 13 Thực hành Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới giúp các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 13 chương 5 trong sách giáo khoa Địa lí 10 Cánh diều. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Địa lí 10 Bài 13: Thực hành Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới

    Câu hỏi trang 49

    Quan sát hình sau:

    Địa lí 10 Bài 13: Thực hành Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới

    Quan sát hình 2.4 và hình 13.1, hãy lập bảng theo mẫu sau để thể hiện sự phân bố của các nhóm đất chính và thảm thực vật chính trên thế giới. Rút ra nhận xét.

    Bảng 13. Sự phân bố các nhóm đất và sinh vật trên thế giới

    Đới khí hậu

    Nhóm đất chính

    Thảm thực vật chính

    Cực

    Ôn đới

    Nhiệt đới

    Xích đạo

    Gợi ý đáp án

    Sự phân bố các nhóm đất và sinh vật trên thế giới

    Đới khí hậu

    Nhóm đất chính

    Thảm thực vật chính

    Cực

    Đất hoang mạc cực, đất đồng rêu

    Hoang mạc lạnh, đài nguyên, rừng lá kim

    Ôn đới

    Đất tai-ga lạnh, đất pốt-dôn, đất pốt-dôn cỏ, đất xám nâu rừng lá rộng ôn đới, đất đen thảo nguyên, đất hạt dẻ, đất đai cao

    Đài nguyên, rừng lá kim, rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới, hoang mạc và bán hoang mạc, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao

    Nhiệt đới

    Đất vàng và đất đỏ, đất nâu vàng, đất hoang mạc nhiệt đới và cận nhiệt, đất đỏ và đỏ nâu xavan, đất đen và xám, đất fe-ra-lit đỏ, đất fe-ra-lit đỏ vàng, đất phù sa sông

    Rừng cận nhiệt ẩm, rừng lá kim, thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao, hoang mạc và bán hoang mạc, rừng nhiệt đới xích đạo, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, xavan và cây bụi

    Xích đạo

    Đất đỏ và đỏ nâu xavan, đất đen và xám, đất fe-ra-lit đỏ, đất fe-ra-lit đỏ vàng, đất đai cao

    Rừng nhiệt đới xích đạo, xavan và cây bụi, thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao

    – Nhận xét: Các nhóm đất và thực vật phân bố rất đa dạng theo vĩ độ, kinh độ và độ cao. Mỗi thảm thực vật phát triển trên một nhóm đất nhất định phù hợp với các điều kiện sinh thái khác (nhiệt, ẩm, ánh sáng).

    Câu hỏi trang 50

    Dựa vào hình 13.2 và kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích sự phân bố vành đai đất và vành đai thực vật ở sườn tây dãy Cap-ca.

    Địa lí 10 Bài 13: Thực hành Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới

    Gợi ý đáp án

    -Ở sườn tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất

    Độ cao (m)

    Vành đai thực vật

    Vành đai đất

    0-500

    Rừng lá rộng cận nhiệt

    Đất đỏ cận nhiệt

    500-1200

    Rừng hỗn hợp

    Đất nâu

    1200-1600

    Rừng lá kim

    Đất pốt-dôn núi

    1600-2000

    Đồng cỏ núi cao

    Đất đồng cỏ núi

    2000-2800

    Địa y và cây bụi

    Đất sơ đẳng xen lẫn đá

    Trên 2800

    Băng tuyết

    Băng tuyết

    – Đất và thực vật ở sườn tây dãy Cáp-ca có sự thay đổi theo độ cao; trên 2800m chỉ còn là băng tuyết bao phủ quanh năm. Có sự thay đổi trên là do càng lên cao nhiệt độ càng giảm (lên cao 100m giảm 0,60C) kéo theo đó là sự thay đổi về độ ẩm, ánh sáng,…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *