Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Hưng Yên, giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 môn Văn của mình thuận tiện hơn rất nhiều. Sáng ngày 3/6, các thí sinh Hưng Yên thi môn Ngữ văn, thời gian làm bài 120 phút.
Bạn đang đọc: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Hưng Yên
Đề thi vào 10 môn Văn Hưng Yên 2023 còn giúp những trường chưa thi chủ động ôn thi, hệ thống lại kiến thức dễ dàng hơn. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm đáp án đề thi môn Tiếng Anh, Toán. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hưng Yên
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Hưng Yên năm 2023 – 2024
I. Đọc hiểu
Câu 1. PTBĐ chính: nghị luận
Câu 2:
– Phân tích cấu tạo câu:
Tuổi đôi mươi (CN) // là tuổi tạo tiền đề (VN).
– Xét theo cấu tạo ngữ pháp đây là câu đơn.
Câu 3:
– Phép thế: đây.
– Phép lặp: bạn.
Câu 4:
– Điệp cấu trúc: Hãy…
– Tác dụng:
+ Tạo nhịp điệu cho câu văn.
+ Sử dụng phép điệp cấu trúc nhằm nhấn mạnh phải tận dụng thời gian trẻ tuổi để sống, làm việc một cách có ý nghĩa.
Câu 5: Bày tỏ quan điểm cá nhân của em.
Gợi ý
– Đồng tình với quan điểm của tác giả.
– Vi:
+ Thời gian trôi qua là một đi không trở lại, tuổi trẻ đã qua sẽ vĩnh viễn không quay về.
+ Bởi vậy chúng ta phải sống nhiệt thành, tâm huyết, cố gắng và nỗ lực hết mình ngay tại thời điểm này để sau không phải hối tiếc.
II. LÀM VĂN
Câu 1
*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Niềm hi vọng sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. (Mở đoạn các em có thể khẳng định vấn đề để dẫn vào bài làm)
*Bàn luận vấn đề.
a. Giải thích
– Hi vọng là niềm tin, sự tin tưởng vào những điều tốt đẹp sẽ đến, sống lạc quan, không ngừng nỗ lực để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
b. Phân tích
+ Vì sao cần có niềm hi vọng trong cuộc sống:
- Nếu không có hi vọng, chúng ta sẽ không có động lực để cố gắng vươn lên, vượt qua khó khăn.
- Biết hi vọng, con người sẽ lạc quan hơn, sống vui vẻ hơn, tận hưởng được trọn vẹn vẻ đẹp cuộc sống.
+ Ý nghĩa của hi vọng:
- Người có hi vọng, cố gắng vươn lên sẽ được mọi người yêu quý, ngưỡng mộ và học tập
- Truyền cảm hứng, thông điệp tốt đẹp đến với mọi người, tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.
c. Dẫn chứng hứng minh
d. Phản biện
– Vẫn còn nhiều người có lối sống tiêu cực, bi quan, gặp chút khó khăn là bỏ cuộc, không phấn đấu, dựa dẫm vào người khác.
– Có những người sống trong ảo tưởng về cuộc sống tốt đẹp mà không cố gắng vươn lên,…
=> Đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.
*Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại tầm quan trọng của hi vọng và rút ra bài học, liên hệ bản thân.
Câu 2
1. Mở bài:
- Giới thiệu bài thơ: là một tác phẩm hay, độc đáo, mới lạ về đề tài mùa thu.
- Giới thiệu 2 khổ thơ đầu: Cảnh sắc giao mùa khi đất trời chuyển từ mùa hạ sang mùa thu.
2. Thân bài:
a. Những biểu hiện đầu tiên của mùa thu
– Những tín hiệu vô hình trong thiên nhiên:
- Hương ổi: mùi hương bình dị, dân dã đặc trưng của mùa thu miền Bắc khi mùa ổi chín.
- Động từ “phả”: sự lan tỏa, trộn lẫn: gợi tả về một không gian dường như mang cả hương thơm của mùa thu, của sự trong lành
- Gió se: gió hơi lạnh, khô, là gió heo may của mùa thu, không phải cơn gió nam của mùa xuân hay gió bắc mùa đông.
- Sương: hiện tượng ngưng tụ hơi nước khi thời tiết chuyển lạnh vào buổi tối và sáng sớm.
- Động từ “chùng chình”: chuyển động chậm rãi, thong thả, nhân hóa cho hình ảnh, sương như có tâm hồn.
– Cảm xúc của tác giả:
- Giật mình nhận ra mùa thu đang về qua từ “bỗng”
- Câu hỏi tu từ “Hình như thu đã về”: sự ngỡ ngàng, khó tin, tâm hồn thi sĩ cũng như biến chuyển cùng đất trời
⇒ Tác giả sử dụng những hình tượng vô hình, chỉ cảm nhận được qua khứu giác, cảm giác chứ không nhìn thấy, không cầm nắm được. Đây là một điểm đặc biệt so với việc dùng những hình ảnh quen thuộc để nói về mùa thu như hoa sữa, quả hồng, cốm non,… cho thấy sự tinh tế trong cảm xúc của tác giả.
b. Vẻ đẹp của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa
- Hình ảnh đối lập: sông “dềnh dàng” với chim “vội vã”. Dòng sông vào mùa thu bắt đầu chảy chậm rãi, đã qua rồi những cơn bão hè khiến sông cuộn trào. Chim thì lại vội vã bay về phương Nam tránh rét
- Hình ảnh đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu: một hình ảnh liên tưởng sự níu kéo, lưu luyến của mùa hạ, gợi tả vẻ đẹp bầu trời đặc biệt. Một sắc mây không còn nóng bỏng đầy nắng của mùa hè nhưng cũng chưa nhẹ nhàng thanh thoát của mùa thu.
⇒ Thiên nhiên giao mùa đẹp kì lạ, độc đáo
3. Kết bài:
- Hai khổ thơ cho thấy: tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ, vẻ đẹp của khoảnh khắc giao mùa.
- Nghệ thuật: sử dụng hình ảnh, nhân hóa, liên tưởng.
Đề thi vào lớp 10 môn Văn Hưng Yên năm 2023 – 2024
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT |
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Không ai trên đời có hai lần tuổi trẻ. Trong khi nhiều người trong tuổi trẻ lạc lối mất phương hướng, lãng phi thời gian, thì họ không biết rằng những gì họ đang làm hay không làm hôm nay sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong cả cuộc đời còn lại. Qua 30 hay 40 tuổi, công việc cuộc sống của hầu hết mọi người đã ổn định, khó học thêm làm thêm được gì, và cuộc sống it cỏ những thay đổi to lớn.
Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thu hưởng. Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thủ. Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn. Chuẩn bị kiến thức, kỹ năng, mạng lưới hỗ trợ cho tương lai. Kỹ năng nếu không được học trong thời trẻ, thì sau này môi trường ổn định it va chạm rất khó để học lại được.
Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày
(Trích Tuổi trẻ đã qua không trở lại bao giờ, Rosie Nguyễn, Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu?, NXB Hội Nhà văn, 2017, tr.136-137)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2 (0,5 điểm). Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn dưới đây và cho biết, xét theo cấu tạo ngữ pháp câu văn đó thuộc kiểu câu gì?
Tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề.
Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra từ ngữ biểu hiện phép thể và phép lặp ở trong hai câu văn:
Có thể bây giờ bạn không nhận ra, nhưng tuổi đôi mươi là tuổi tạo tiền đề. Đây là khoảng thời gian mà bạn xây dựng, gieo trồng, chứ không phải là thời gian nghỉ ngơi thụ hưởng.
Câu 4 (1,0 điểm). Nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong hai câu văn:
Hãy tận dụng khoảng thời gian này để học hỏi, bước đi, làm thật nhiều thứ. Hãy đọc nhiều hơn, lăn lộn nhiều hơn, thực hành nhiều hơn.
Câu 5 (1,0 điểm). Tác giả cho rằng: “Tuổi trẻ đã qua sẽ không bao giờ trở lại, hãy sống như thể ta chỉ còn lại một ngày để sống”. Em có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 12 đến 15 dòng) với câu chủ đề: Niềm hi vọng sẽ làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn.
Câu 2 (4,0 điểm)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, tr.70)
Em hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét ngắn gọn về tình yêu thiên nhiên của tác giả