Tập làm văn lớp 4: Tả con trâu ở làng quê Việt Nam

Tập làm văn lớp 4: Tả con trâu ở làng quê Việt Nam

Tả con trâu ở làng quê Việt Nam tuyển chọn 14 bài văn hay nhất, kèm theo 2 dàn ý chi tiết, giúp các em học sinh lớp 4 dễ dàng hoàn thiện bài văn Tả con vật có trong cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều.

Bạn đang đọc: Tập làm văn lớp 4: Tả con trâu ở làng quê Việt Nam

Tập làm văn lớp 4: Tả con trâu ở làng quê Việt Nam

Để bài văn Tả con trâu thêm sinh động, các em cần miêu tả bao quát, tả chi tiết đặc điểm, các bộ phận như mắt, mũi, miệng, tai, sừng, chân, đuôi, rồi kết hợp sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Tả con trâu lớp 4 hay nhất

    Dàn ý Tả con trâu ở làng quê Việt Nam

    Tập làm văn lớp 4: Tả con trâu ở làng quê Việt Nam

    Dàn ý 1

    a) Mở bài: Giới thiệu về con trâu mà em muốn miêu tả:

    • Em nhìn thấy con trâu ấy ở đâu? Lúc ấy em đang làm gì?
    • Con trâu ấy của nhà ai? Nó đang làm gì?

    b) Thân bài:

    – Miêu tả khái quát về con trâu:

    • Con trâu đó là trâu đực hay trâu cái? Nó đã trưởng thành chưa?
    • Kích thước của con trâu? (chiều cao, chiều dài, cân nặng) Có thể so sánh với con người hoặc con vật khác quen thuộc để nêu lên được kích thước của con trâu?

    – Miêu tả ngoại hình của con trâu:

    • Làn da (màu xám, dày dặn, hơi khô, có lưa thưa các sợi lông cứng)
    • Đầu (hình tam giác ngược, trán phẳng và cứng, đôi mắt to đen bóng, cặp sừng cứng và nhọn, mũi to và dày, răng trắng khỏe)
    • Cổ (ngắn, thấp dần về phần vai)
    • Ngực, thân (rắn chắc, to khỏe, bụng to vì có khoang chứa cỏ để nhai lại)
    • Chân (to, khỏe, móng guốc lớn)
    • Đuôi (nhỏ, dài, chóp đuôi có chùm lông màu đen)

    – Miêu tả hoạt động của con trâu:

    • Trâu giúp người nông dân làm việc gì? (cày cấy, chở đồ nặng)
    • Trâu ăn gì? Khi ăn nó có động tác gì đặc biệt?
    • Trâu uống nước như thế nào? Nó có dùng lưỡi cuốn nước vào miệng hay cho mõm xuống nước?
    • Trâu có biết bơi không? Nó thích đằm mình dưới nước không?
    • Trâu nằm ngủ hay ngủ đứng? Khi nghỉ ngơi nó thường làm gì?

    c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho con trâu vừa miêu tả

    Dàn ý 2

    1. Mở bài

    • Giới thiệu về con trâu mà em tả: Con trâu của gia đình em nuôi hay con trâu mà em có dịp nhìn thấy ngoài đồng.

    2. Thân bài

    – Tả về ngoại hình bên ngoài của con trâu:

    • Là một chú trâu đực có lớp da dày màu đen bóng trông rất lực lưỡng và hung tợn
    • Nổi bật trên khuôn mặt con trâu là 2 cái sừng dài cong vút.
    • Hai lỗ tai to bè như cánh quạt lâu lâu lại phe phẩy xua đuổi lũ ruồi vo ve trước mặt.
    • Đôi mắt của con trâu đen láy tròn xoe rất dễ thương
    • Miệng con trâu rất to và nó liên tục nhồm nhoàm nhai cỏ. Và con trâu nó không có hàm răng trên nên mỗi lần nó ăn cỏ là lại thè chiếc lưỡi to bè ra liếm lấy bụi cỏ tạo nên âm thanh bục bục.
    • Hai lỗ mũi con trâu cũng to và liên tục thở phì phò phì phò
    • Bốn chân của con trâu cao và to gần bằng cột nhà
    • Phía sau là cái đuôi dài có dính một ít lông, và chiếc đuôi phẩy qua phẩy lại 2 bên mình liên tục để đuổi bầy ruồi.

    – Tả về hành động của con trâu

    • Là con trâu đực nên nó khá hung dữ, người lạ đến đụng vào người nó là quay đầu lại và khịt khịt mũi rất đáng sợ.
    • Đang gặm cỏ nhưng chốc chốc nó lại ngẩng đầu lên như đang quan sát có ai đến quấy rầy nó không.
    • Khi phát hiện có con trâu đực khác đi lại gần là nó gầm lên Ọ Ọ Ọ và giương cặp sừng lên cảnh báo không cho lại gần.
    • Mỗi ngày con trâu này giúp ích cho gia đình em rất nhiều, nó kéo xe chở đất, chở phân và cày ruộng rất khỏe.
    • Khi nào ba em đeo xe vào cho nó kéo là em leo lên ngồi trên lưng nó cảm giác rất tuyệt như đang cưỡi ngựa trong mấy bộ phim trên tivi.
    • Vào thời gian gặt lúa mùa hè con trâu làm việc rất vất vả, nó liên tục phải chở lúa gặt ngoài đồng về cho nhà em rồi những nhà hàng xóm thuê. Nên vào buổi tối nó được ba em cho ăn rất nhiều và còn tắm cho nó nữa.

    3. Kết bài

    • Em rất yêu quý con trâu này, hàng ngày em đều đi với nó như một người bạn thân thiết. Và ba em cũng thường hay nói Con trâu là đầu cơ nghiệp nên cả nhà em rất quan tâm chăm sóc nó.

    Tả con trâu ngắn gọn

    Làng quê Việt Nam vốn gắn liền với ruộng đồng, bông lúa, lũy tre và những con trâu làng. Những hình ảnh ấy đã đi vào trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam. Đối với một đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng quê như em, con trâu đã trở nên vô cùng quen thuộc.

    Nhà hàng xóm em có nuôi một con trâu, mỗi ngày em đi học đều nhìn thấy nó đang đứng gặm cỏ trong chuồng. Nhìn con trâu cao lớn và rất khỏe mạnh. Chú có làn da đen bóng nhìn khác hẳn so với những chú bò. Cái đầu của chú rất to, còn có hai cái sừng dài và nhọn đâm sang hai bên nữa. Hai cái tai của chú thì trông không khác nào hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. Để nâng đỡ được thân hình vạm vỡ của mình thì 4 cái chân của chú vô cùng vững chắc. Cộng thêm cái đuôi lúc nào cũng ngoe nguẩy khiến chú trở nên vô cùng đáng yêu.

    Đi qua cánh đồng quê em vào mùa cấy, mọi người sẽ được nhìn thấy những con trâu đang kéo cày trên đồng ruộng. Phân trâu lại được dùng để bón cây. Ngoài ra, trâu còn phục vụ con người rất nhiều việc khác như kéo xe, trục bùn đáy ao nuôi tôm,… Chính vì vậy mà con trâu trở thành một người bạn thân thiết của nhà nông. Ở làng em, nhà em mà có trâu là quý lắm, giống như có một kho báu ở trong nhà vậy.

    Tuy nhà em không nuôi trâu nhưng đối với em, trâu vẫn là một người bạn gắn liền với tuổi thơ của em.

    Tả con trâu hay nhất

    Nhà bà em có nuôi một chú trâu già. Chú trâu ấy đồng hành với ông em suốt gần mười năm làm ruộng. Nay đã được nghỉ hưu.

    Chú trâu ấy trông to lớn lắm, lớn hơn hẳn mấy chú bò ở ngoài đường. Nó cao khoảng 1m3 tính tới đầu vai. Còn sừng thì có thể chạm đến cả trán của em. Sau khi về hưu, trâu được nghỉ ngơi và chăm sóc chu đáo nên có phần mập mạp hơn hẳn. Tháng trước cân thử nặng tới hơn 200 cân. Lớp da của trâu khá dày, có màu xám như màu bùn. Da của nó có bề mặt hơi khô và nhăn nheo, nhưng thật ra đó là lớp sừng giúp bảo vệ nó không bị côn trùng cắn. Đầu trâu có hình như cái yên xe, với cái mũi to, đen bóng. Hai cái tai thì hơi nhỏ, có thể đung đưa tự nhiên. Cặp sừng trâu thì khỏi phải nói. Vừa to, dài lại cứng. Chính cặp sừng đó và cái trán cứng cáp là thứ mà trâu đực thường dùng để đánh nhau. Từ đầu trâu thoải dần về cổ, rồi đến vai của trâu theo hướng thấp dần. Vao trâu rất đô và rắn chắc. Đó là vị trí năm xưa ông vẫn gác cái cày to lên để trâu kéo đi giúp cày ruộng. Phía sau vai là bụng và eo mông của trâu. Nó có cái bụng khá to, vì tập tính của loài này là nhai lại, nên có thêm một khoang dạ dày trong bụng để trữ cỏ. Cuối cùng là chiếc đuôi của trâu. Đuôi chú nhỏ và dài, có dúm lông đen ở chóp. Bình thường trâu sẽ vẫy đuôi khi đang rất thoải mái, hoặc để đuổi ruồi. Riêng chân trâu thì vừa to lại khỏe. Nó là loài móng guốc, nên khi đi trên nền xi măng cứ kêu lộc cộc rất vui tai.

    Mỗi lần về nhà thăm ông bà, em sẽ ra chơi với chú trâu. Nhìn thấy nó vẫn khỏe mạnh mà lòng em vui vô cùng.

    Tả con trâu lớp 4

    Từ xa xưa đến nay, trâu vẫn luôn là người bạn, là người đồng hành hiền lành và dễ mến của người nông dân Việt Nam. Và cũng như bao gia đình ở nông thôn khác, nhà em cũng có nuôi một chú trâu đang vào độ trưởng thành.

    Cũng như bao chú trâu khác, chú trâu nhà em có thân hình to khỏe với nước da đen sẫm trông thật lực lưỡng. Chú trâu có cái đầu rất to, lúc nào cũng chúi về phía trước. Trên đầu của chú có rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận đều có những nét độc đáo riêng. Hai cái tai lớn lúc nào cũng dựng ngược lên như để nghe ngóng tin tức từ mọi nơi. Cặp mắt to, tròn, lúc nào cũng nhìn đi muôn nơi. Cái miệng lúc nào cũng nhai nhồm nhoàm. Đặc biệt, chú trâu có bốn cái chân rất to, chừng bằng cái cột nhà. Chính những cái chân này đã giúp chú có những bước đi thật khoan thai nhưng cũng rất dũng mãnh.

    Mặc dù có thân hình to lớn, vạm vỡ nhưng chú trâu nhà em lại rất hiền lành, vì vậy nó luôn nhận được sự yêu mến của mọi người trong gia đình em. Hằng ngày, bố em thường dắt chú ra cánh đồng gần nhà để gặm cỏ. Còn em, em rất thích được cưỡi trên lưng của chú vào mỗi buổi chiều trên những nẻo đường quê.

    Em rất yêu quý chú trâu nhà em. Em sẽ cố gắng chăm sóc chú thật tốt để chú trâu ấy sẽ ngày càng lớn nhanh.

    Tả con trâu

    Nhà bà nội em có một con trâu già. Con trâu ấy năm nay cũng đã hơn mười tuổi rồi.

    Lần đầu gặp mặt, em đã rất bất ngờ về kích thước của con trâu. Bởi nó thực sự rất to lớn. Nó cao đến 1m3 và chiều dài khoảng 2m5. Bà nội em bảo, chú ta phải nặng đến hơn 300kg. Sự đồ sộ ấy khiến con trâu trông có phần đáng sợ. Nhưng thật ra nó lành lắm. Lúc nào cũng im lặng và di chuyển chậm rãi, chẳng làm phiền ai bao giờ. Toàn bộ thân trâu được bao phủ bởi lớp da dày màu xám. Da trâu siêu dày, nên chẳng cần lớp lông để giữ ấm hay bảo vệ cơ thể. Cơ thể trâu thấp dần từ đầu đến mông, nhưng không chênh lệch quá nhiều. Đầu con trâu to bự nổi bật với cặp sừng cong đen nhánh. Ở giữa là phần trán rộng, hơi gồ và rất cứng. Bà bảo, hai bộ phận này chính là vũ khí để hai con trâu đực đánh nhau. Da mặt của trâu khá khô, thấy rõ từng đường mạch máu. Nhưng đôi mắt của nó thì lại tuyệt đẹp. Đen láy và to tròn như hai viên trân châu. Mũi của con trâu có được bà nội xỏ khuyên để buộc dây vào. Bà bảo, nếu không làm vậy thì khó mà kéo trâu đi theo mình được.

    Cổ trâu không quá dài, hơi thoải dần về phần thân trâu. Thân trâu to đùng nên cả em và anh họ ngồi lên vẫn rộng thoải mái. Phần bụng của nó hơi phình ra như cái trống, to hơn những con trâu khác trong làng. Bởi nó được bà em yêu thương, chăm sóc chu đáo lại không phải làm việc nữa chứ. Bốn cái chân trâu không quá to, nhưng rất khỏe nên mới có thể chống đỡ được cả cơ thể nặng trịch. Bốn cái guốc chân trâu đen bóng, khi đi gõ trên nền nghe lộc cộc. Cả cơ thể nó to vậy, mà cái đuôi thì bé xíu. Nhỏ và dài như cái roi tre có gắn thêm nhúm tua rua ở cuối cùng. Thỉnh thoảng, em thấy con trâu cũng vẫy đuôi, nhưng không phải để mừng chủ như chó đâu. Mà là để đuổi ruồi, hay đơn giản là tỏ ra đang thảnh thơi mà thôi. Đặc biệt, bà em đã đeo ở cổ con trâu một cái chuông. Khi nó di chuyển, chuông sẽ kêu lên rất vui tai. Nhờ chiếc chuông ấy, trâu có đi đâu bà cũng tìm thấy được.

    Vì nhà bà em không còn làm ruộng nữa, nên trâu được nghỉ hưu sớm so với bạn bè trong làng. Sáng sáng, nó được bà em cho ăn cỏ, rồi dẫn ra sau vườn cây ăn quả cho tự đi chơi. Đến chiều, nó sẽ được anh họ em dẫn ra đê chơi. Anh sẽ cưỡi lên nó đủng đỉnh đi ra đồng, rồi lội cả xuống sông nữa chứ. Vì con trâu nhà bà em to nhất làng, nên cưỡi nó ra đường thì oai phải biết. Chơi mệt, đến tối nó lại về chuồng, nằm nhai cỏ và nghỉ ngơi.

    Em yêu quý con trâu lắm. Lần nào về thăm bà, em cũng ra chuồng xem trâu. Em mong nó mãi luôn khỏe mạnh, để có thể cùng em ra sông tắm mát.

    Tả con trâu ở làng quê Việt Nam – Mẫu 1

    Tập làm văn lớp 4: Tả con trâu ở làng quê Việt Nam

    Nếu như tuổi thơ của bạn gắn liền với những con búp bê, những chú rô bốt hay những chiếc xe tăng thiết giáp súng lục,… thì tuổi thơ của một đứa trẻ nông thôn tôi lại gắn liền với tiếng sáo diều vi vu được năng lên từ trên những tấm lưng trâu. Đúng! Tuổi thơ tôi gắn liền với những con trâu cần cù chịu thương chịu khó.

    Giống như bao gia đình nông dân Việt Nam khác, nhà tôi cũng nuôi một con trâu. Con trâu ấy ban đầu chỉ là một chú nghé nhỏ lon ton chạy theo trâu mẹ đi gặm cỏ, mà nay đã trở thành một chú trâu trưởng thành biết cày ruộng giúp cha tôi. Thân mình nó to và dài. Bốn chân cao và chắc khỏe rất hài hòa với trọng lượng cơ thể của nó. Con trâu không khoác lên mình chiếc áo lộng lẫy hay rực rỡ sắc màu. Trâu đi về với nhà nông, với những con người chân lấm tay bùn, tấp nập hai sương một nắng. Phải chăng vì thế mà con trâu lại có lớp da màu đen, trông thật dày dặn và chắc chắn làm sao! Cái đầu nó to bằng quả dừa. Đôi sừng cứng cáp chính là thứ vũ khí lợi hại nhất của trâu ta ngự trị trên chiếc đầu oai vệ. Cặp mắt to và lồi lúc nào cũng nhìn ngang nhìn dọc trông rất hay. Cái mũi của nó được sỏ một chiếc dây thừng. Chắc nó đã từng phải trải qua đau đớn lắm! Cái đuôi dài lúc nào cũng ve vảy mà đáng yêu đến lạ. Trâu là loài động vật thuộc bộ guốc chẵn. Lớp móng vững chắc như một tấm áo giáp để bảo vệ cho nó bước đi vững chãi trên mặt ruộng bùn.

    Hằng ngày, trâu theo cha tôi ra đồng cày ruộng. Nhìn con trâu cần mẫn kéo chiếc cày, tôi lại thấy thấm thía hơn về số phận của người nông dân. Nhưng có lẽ, vui nhất là khi được mẹ sai đi chăn trâu. Chiều mùa hạ trên triền đê lộng gió, ngồi trên lưng trâu. Có khi tôi thổi sáo, có lúc lại thả diều, đôi khi lại gạch những đường ngang dọc trên lưng trâu để học bài,… Còn con trâu thì cứ thung thăng gặm có. Thung thăng ra về, qua mái đình, gốc đa và một đôi khi nào đó sẽ đằm mình trong dòng nước sông mát lạnh.

    Con trâu đã trở thành một kí ức tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên.

    Tả con trâu ở làng quê Việt Nam – Mẫu 2

    “Trâu ơi ta bảo trâu này
    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”

    Mỗi khi câu ca dao này vang lên, hình ảnh những chú trâu quen thuộc lại hiện lên trong kí ức của em. Nhắc đến những cánh đồng của miền quê Việt Nam thì không thể không nhắc đến người bạn gần gũi thân thuộc này.

    Lâu lắm rồi em mới được về quê. Nhìn những chú trâu trông ngộ quá. Mấy chú trâu, chú nào nhìn cũng mập mạp với làn da đen khỏe khoắn. Nhất là bốn cái chân dài có bộ móng chắc chắn. Cái đầu lúc nào cũng cúi về phía trước, đôi mắt to hiền lành với hàng mi dài dễ thương. Chiếc mũi phập phồng có sợi dây thừng thắt qua. Cái miệng nhai cỏ ngon lành. Trên đầu, hai cái tai thật to như chiếc lá bàng. Đặc biệt là cái sừng cong cứng cáp như hai lưỡi liềm. Đó là vũ khí lợi hại của những chú trâu để chống loại đối thủ bảo vệ bản thân. Trâu là một trong những loại động vật có sức khỏe phi thường. Giữa trời nóng bức chú vẫn chăm chỉ, cặm cụi cày những đồng ruộng giúp sức cho người dân. Chú ngoan ngoãn làm theo hiệu lệnh của bác nông dân. Mỗi tiếng “vắt vắt” chú trâu lại quay đầu cày tiếp những luống sau. Đến khi xong công việc chú mới được thưởng thức những ngọn cỏ ngon lành.

    Chú trâu hiền lành là người bạn của nhà nông. Đã từ bao đời nay hình ảnh trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành biểu tượng của nông thôn Việt Nam. Cho dù xã hội ngày một phát triển, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, ngành nông nghiệp đã dần giảm chuyển sang công nghiệp. Những chiếc máy cày đã xuất hiện nhiều và dần thay thế bóng dáng của chú trâu. Nhưng hình ảnh và những kí ức đẹp về những chú trâu gắn liền với đồng ruộng, cái cày sẽ sống mãi trong tiềm thức của con người Việt.

    Người xưa thường coi “con trâu là đầu cơ nghiệp” chính vì thế con trâu rất được quý trọng trong những gia đình làm nông. Mặc dù bây giờ hình ảnh những chú trâu không còn xuất hiện nhiều như ngày xưa, nhưng hình ảnh con trâu cùng chiếc cày trên những cánh đồng vẫn là một nét đẹp truyền thống của dân tộc mang đậm tính chất của nền nông nghiệp lúa nước.

    Tả con trâu ở làng quê Việt Nam – Mẫu 3

    Tập làm văn lớp 4: Tả con trâu ở làng quê Việt Nam

    Con trâu là vật nuôi đứng đầu hàng lục súc. Hầu như em bé Việt Nam nào cũng thuộc bài ca dao:

    “Trâu ơi, ta bảo trâu này,
    Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”.

    Con trâu là biểu tượng cho những đức tính như hiền lành, cần cù, chịu khó… Nó là cánh tay phải, là tài sản vô giá của người nông dân Việt Nam: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

    Mỗi con trâu có thể nặng trên ba, bốn tạ. Da trâu đen bóng, lông lưa thưa. Chiếc đuôi dà khoảng một mét, có chùm lông dài và mượt, lúc nào cũng đập qua đập lại để đuổi muỗi, đuổi ruồi. Bốn chân trâu to và dài, bàn chân có móng guốc to, dày và nhọn. Hai chiếc sừng nhọn hoắc, uốn cong rất đẹp. Ở Đồ Sơn, Hải Phòng có lễ chọi trâu:

    “Dù ai buôn đâu bán đâu,
    Mùng chín tháng tám, chọi trâu thì về”.
    (Ca dao)

    Mắt trâu lồi to rất ưa nhìn. Bụng trâu khá to; có phải vì thế mà trâu bước đi chậm chạp? Trâu là loài nhai lại, nó chỉ có một hàm răng (hàm dưới). Trâu rất dễ nuôi. Thức ăn chính là cỏ tươi. Trâu cũng biết ăn rơm, ăn cám. Phân trâu màu đen, dùng để bón cây, bón lúa rất tốt.

    Trâu chịu rét kém, nhưng chịu nắng giỏi. Về mùa hè, nó có thể kéo cày, kéo bừa từ sáng sớm đến non trưa. Trâu tơ, trâu đực kéo cày rất khỏe. trâu cái độ 2, 3 năm đẻ một lứa, mỗi lứa một con nghé. Câu tục ngữ: “Ruộng sâu, trâu nái” nói lên chuyện làm giàu ở nhà quê ngày xưa.

    Thịt trâu tuy không ngon bằng thịt bò, nhưng là nguồn thực phẩm rất dồi dào và có giá trị. Sữa trâu rất bổ. Da trâu thuộc để xuất khẩu, để làm giày dép.

    Màu xanh mênh mông của những đồng lúa, cánh có trắng rập rờn điểm tô, và con trâu hiền lành gặm cỏ ven đê… là hình ảnh thân thuộc đáng yêu của làng quê Bắc Bộ. Câu hát: “Ai bảo chăn trâu là khổ”… của chú bé vắt vẻo ngồi trên lưng trâu, và tiếng sáo mục đồng mãi mãi in đậm trong ký ức về tuổi thơ của mỗi người dân Việt Nam.

    Tả con trâu ở làng quê Việt Nam – Mẫu 4

    Cuối tuần, em theo bố đi Đồng Nai thăm một người bạn cũ của bố. Khi xe đừng ăn trưa dọc đường, em tình cờ trông thấy một con trâu đang ăn cỏ ven đường.

    Con trâu lông đen mượt, to và cao, bề dài trâu áng chừng một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối kim tự tháp. Sừng trâu cong cong hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay em nhọn vút. Mắt trâu to và dài, lông mi của nó có màu trắng bạc như tóc một cụ già. Mũi trâu to, người ta xỏ một sợi dây thừng qua mũi trâu để dễ nắm dắt trâu đi. Con trâu đứng bên vệ đường điềm nhiên ăn cỏ dọc theo bờ ruộng. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng trâu liếm cỏ nghe ‘“sực sực”, nom rất ngon lành. Con trâu em trông thấy có lẽ là một con trâu cày vì vai nó lực lưỡng, bốn chân to còn bê bết bùn sình và ách cày đang tháo đổ ở ruộng. Chắc là chủ trâu cho trâu nghỉ ăn cỏ. Con trâu bước tới từng bước một, chậm rãi nhai cỏ, đuôi chủ trâu ve vẩy trông rất nhàn rỗi.

    Con trâu là bạn của nhà nông, trâu giúp nông dân cày bừa. Phân trâu dùng để bón ruộng đất rất tốt. Ngày nay, mặc dù người ta dùng máy cày để cày ruộng nhưng trâu vẫn vô cùng cần thiết. Ở những đám ruộng nhỏ, khó đi thì dùng trâu cày tiện hơn cày máy. Trâu còn dùng để kéo xe, kéo các guồng xay xát như ép mía để làm đường theo kiểu sản xuất thủ công. Trâu còn dùng để trục bùn đáy ao nuôi tôm trong chăn nuôi thủy sản… Vì thế, bà con nông dân ta có câu: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

    Được đi chơi xa cùng bố và được nhìn thấy một con trâu khỏe đẹp, trông thấy cảnh đồng quê thanh bình em rất vui sướng. Cảnh vật cũng làm cho em hiểu biết thêm về đời sống, sinh hoạt của nhà nông. Em sẽ học tập tốt để có khả năng cống hiến sức mình, giúp nông dân và trâu đỡ vất vả hơn.

    Tả con trâu ở làng quê Việt Nam – Mẫu 5

    Tập làm văn lớp 4: Tả con trâu ở làng quê Việt Nam

    Trâu ơi ta bảo trâu này
    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
    Cấy cày vốn nghiệp nông gia
    Ta đây, trâu đấy ai mà quản công.

    Câu ca dao trên cho thấy tầm quan trọng của trâu trong nông nghiệp.

    Quê em, đồng ruộng phì nhiêu, cò bay thẳng cánh. Cuộc sống người dân nơi đây gắn liền với đất đai, sông nước và ruộng vườn. Con trâu luôn là bạn đồng hành của người nông dân.

    Con trâu nhà em rất to và khỏe, cao đến vai của bố và dài cỡ mét rưỡi. Đôi sừng dài, cong vút chễm chệ trên cái đầu to như quả mít. Trên gương mặt hình tam giác là đôi mắt với hàng mi cong vút trông rất hiền. Phía trước đầu là chiếc mõm được cột sợi dây thừng xỏ qua mũi. Bụng trâu to thế nhưng trâu cày rất khỏe, đôi chân như thân cây chuối có móng guốc, chiếc đuôi có phần tua ở cuối luôn phe phẩy để đuổi muỗi vắt thường bám lên thân hình xám đen. Trên thân trâu có lông cứng nhưng rất thưa, dường như đủ để tiết mồ hôi chứ không giữ ấm vì da trâu rất dày.

    Sau những đường cày, trâu được nghỉ ngơi dưới bóng râm và nằm nhai cỏ. Trâu ăn uống rất kĩ, họ nhai lại mà.

    Hàng tuần, em phụ bố vệ sinh chuồng trại cho trâu. Việc chăm sóc trâu rất quan trọng, trâu có khoe thì cày bừa mới tốt và cho nhiều thóc lúa. Nuôi trâu rất có ích nên năm sau, nhà em sẽ có thêm một con nữa, tha hồ để em chăn dắt và chăm sóc

    Tả con trâu ở làng quê Việt Nam – Mẫu 6

    Tuổi thơ của em gắn liền với những cánh diều rực rỡ, những tiếng sáo du dương trên bầu trời lộng gió và đồng cỏ xanh rì. Thu vào tầm mắt em là hình ảnh làng quê thanh bình và hình ảnh chỉ thuộc về duy nhất nông thôn – hình ảnh con trâu đang gặm cỏ.

    Trong ánh chiều tà đang dần buông xuống khắp nơi nơi, lũ trẻ con nô đùa chạy nhảy, trong tay cầm chặt dây diều. Cánh diều cứ bay cao cao mãi. Các bác nông dân vẫn bận rộn nhấp nhô giữa thảm lúa xanh, nhanh chóng hoàn thành hết công việc để trở về nhà. Trên đồng cỏ xanh ấy, trâu lại ung dung, điềm tĩnh gặm cỏ.

    Hình ảnh trâu gặm cỏ trông thật đẹp! Thân hình trâu to lớn, màu da đen bóng, lông mượt, nó cao phải đến một mét rưỡi. Đầu trâu hình khối như chiếc kim tự tháp của đất nước Ai Cập huyền bí. Hai cái sừng trâu cong cong lên hình lưỡi liềm, to bằng bắp tay trẻ con chúng em, nó nhọn và trông vô cùng mạnh mẽ. Đó là niềm tự hào, kiêu hãnh của mỗi con trâu với đồng loại của mình. Trên khuôn mặt nó nổi bật hai mắt to, dài với hàng lông mi màu trắng bạc. Mũi trâu rất to, các bác nông dân thường xỏ dây thừng qua đó để dễ dàng dắt nó đi lại. Trong cái miệng lớn của trâu chỉ có mỗi hàm răng dưới thôi mà nó vẫn gặp được rất nhiều cỏ. Trên đồng cỏ rộng lớn, mênh mông, từng khóm cỏ xanh mướt mọc lên, bốn cái chân trâu dài và chắc khỏe vững trãi đứng trên đồng, trâu cúi đầu, thong dong gặm cỏ. Hàm trâu đưa qua, đưa lại nhai cỏ, tiếng sột soạt vang lên nghe rất vui tai. Cái đuôi dài của nó phe phẩy qua lại. Thỉnh thoảng, trâu dừng nhai, ngẩng đầu và đưa đôi mắt lúng liếng nhìn ngắm mọi thứ xung quanh. Một lát sau, nó lại cúi đầu gặm cỏ.

    Thời gian trôi qua, trâu ta cứ nhàn nhã đi lại trên cánh đồng cỏ, từ tốn gặm cỏ. Những đám cỏ xanh mơn mởn mỗi khi nó đi qua là lại trụi đi một ít. Bóng trâu sừng sững soi xuống mặt nước trên dòng sông cạnh đó, tạo nên vẻ đẹp hiếm có của những vùng quê. Trâu chính là người bạn thân thiết của các bác nông dân, cùng con người trải qua bao mùa vụ cấy cày, gặt hái. Suốt từ bao đời nay, “con trâu là đầu cơ nghiệp” với gia đình nhà nông. Hình ảnh trâu yên tĩnh gặm cỏ trong ánh chiều hoàng hôn đã hòa vào hình ảnh lũ trẻ tung tăng trên đồng cỏ, theo những cánh diều bay cao và hình ảnh các bác nông dân cặm cụi dưới đồng lúa đã vẽ lên bức tranh tuyệt đẹp về làng quê những chiều yên ả.

    Trong ký ức tuổi thơ của bao thế hệ, được ngồi trên lưng trâu, thả diều và ngắm nhìn con trâu ngoan ngoãn cúi đầu gặm cỏ chính là niềm vui, niềm hạnh phúc vô giá, là kỷ niệm, là nỗi nhớ về quê hương thân yêu. Trâu đối với cuộc sống con người nông thôn mang ý nghĩa rất đặc biệt, chính vì vậy, tình cảm em dành cho loài vật này rất đặc biệt. Dường như văng vẳng đâu đây, em nghe tiếng bác nông dân thì thầm:

    “Trâu ơi ta bảo trâu này
    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
    Cấy cày vốn nghiệp nông gia
    Ta đây trâu đấy ai mà quản công…”

    Tả con trâu ở làng quê Việt Nam – Mẫu 7

    Trong các con vật, mỗi con lại có một ưu điểm riêng. Mèo thì bắt chuột, chó để trông nhà, gà trống đánh thức mọi người mỗi sáng, còn trâu lại giúp bác nông dân cày ruộng. Nhà bà em cũng nuôi một chú trâu. Trâu là loài vật em thích nhất.

    Chú trâu nhà bè trông thật lực lưỡng, khỏe mạnh. Thân chú mập mạp với làn da đen. Cái đầu to luôn chúi về phía trước của chú có cái mũi đen xỏ một sợi dây thừng. Hai tai trâu như hai cái lá đa cứ phe phẩy, phe phẩy. Nổi bật trên cái đầu ấy là cặp sừng cong và nhọn hoắt. Đây là vũ khí lợi hại nhất của chú. Bình thường hiền lành là thế nhưng khi có điều gì tức giận chú lại giương cặp sừng nhọn hoắt ra khiến đối thủ khiếp sợ. Bốn cái chân rắn chắc đỡ lấy thân hình nặng nề rất có ích mỗi khi cày ruộng. Cái đuôi dài suốt ngày ngoe nguẩy rất đáng yêu. Trông chú như một lực sĩ vậy.

    Chú trâu nhà bà cày ruộng rất khỏe. Từ tờ mờ sáng, bác em đã dắt trâu ra đồng. Sau khi mắc cày vào cổ trâu, bác quất một roi vào thân trâu, dục “Đi”. Chú trâu hiểu ý chậm rãi đi đều đều trên mảnh ruộng. Cái cày cũng ngoan ngoãn đi theo trâu. Trâu đi qua chỗ nào đất cũng tơi xốp hơn giúp bác em gieo mạ dễ dàng. Trâu cày rất chăm chỉ, hăng say. Mặt trời đã lên cao mà trâu và bác em vẫn hì hục làm việc. Đến xế chiều, mảnh ruộng rộng đã được cày xong xuôi. Bác em lấy tay lau mồ hôi trên trán, vuốt ve chú trâu trìu mến. Trâu nghiêng nghiêng đầu nhìn mảnh ruộng như hạnh phúc với thành quả lao động của mình. Bác dắt trâu về nhà, buộc vào chuồng. Em đi theo bà ra cho trâu ăn. Bà cho đầy rơm vào chuồng cho nó ăn suốt đêm. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, trâu ăn no nê rồi lại lim dim mắt ngủ. Cứ chợp mắt một chút, chú lại tỉnh, he hé mắt nhìn rồi lại ngủ tiếp trông rất ngộ.

    Có lần, cu Đức – con của cậu em ru em đi chăn trâu ngoài bờ đê. Ngồi trên lưng trâu ngắm nhìn bờ đê thật tuyệt. Đức chọn một chỗ nhiều cỏ tươi nhất cho trâu ăn. Khi thấy trâu ăn no nê, chúng em dắt trâu xuống đê tắm rửa, uống nước. Lúc người làm đồng về nhà, chúng em cũng dắt trâu về. Nó được ăn no căng bụng, uống nước hả hê. Trông nó lúc này béo múp béo míp trông thật thích mắt.

    Em rất yêu quý chú trâu nhà ngoại. Nhờ có chú nên những người nông dân như bà nội em được mùa bội thu. Chú là người bạn thân thiết của nông dân Việt Nam. Tôi càng thấm thía câu nói “Con trâu là đầu cơ nghiệp”.

    Tả con trâu ở làng quê Việt Nam – Mẫu 8

    Con trâu là hình ảnh gắn liền với làng quê từ ngàn năm nay. Khi nhắc đến con trâu,chúng ta lại nghĩ đến vai trò to lớn của nó trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam bao đời nay. Nó đã là một người bạn thân thiết, được xem là biểu tượng của người nông dân Việt Nam.

    Từ bao đời nay, hình ảnh con trâu được nhắc đến như là biểu tượng của sự cần cù, chăm chỉ, chất phác của con người Việt Nam. Trâu có hai loại: trâu đực và trâu cái và là động vật nhai lại. Một đặc điểm khá dễ nhận ra của trâu, đó là nó không có hàm răng trên. Tấm thân của trâu rất chắc chắn, da của nó màu đen, rất dai. Sừng có hình lưỡi liềm. Cân nặng trung bình của trâu cái là từ 350-400 kg thì trâu đực nặng từ 400-450 kg.

    Thân hình của trâu rất vạm vỡ, sức chịu đựng dẻo dai cho nên nó có thể chở được nhiều đồ đạc. Với người nông dân Việt Nam, trâu gắn bó thân thiết như một người bạn đáng quý, từ công việc cày bừa hay kéo lúa, kéo ngô,… Chả thế mà ông cha ta đã từng đúc kết rằng “Con trâu là đầu cơ nghiệp”, hay là:

    Trâu ơi ta bảo trâu này
    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,
    Cái cày nối nghiệp nông gia,
    Ta đây trâu đấy ai mà quản công.​

    Chắc bạn vẫn còn nhớ, biểu tượng của Seagame 22 tổ chức tại Việt Nam chính là chú trâu vàng, đó chính là biểu tượng, là niềm tự hào của nhân dân Việt Nam. Bởi vì con trâu chính là biểu tượng cho những đức tính tốt đẹp của người dân, nông dân Việt Nam: cần cù, chăm chỉ, cần mẫn, hiền lành. Tuổi thơ của các em nhỏ miền quê làm sao thiếu được hình ảnh con trâu, với những trưa hè chăn trâu thả diều, đọc sách, thổi sáo trên lưng trâu.

    Ngày nay, nhiều loại máy móc, phương tiện hiện đại đã xuất hiện nhưng trâu vẫn luôn là hình ảnh không thể thay thế trong đời sống nông nghiệp của làng quê Việt Nam.

    Tả con trâu ở làng quê Việt Nam – Mẫu 9

    Con trâu từ lâu đã là một con vật quen thuộc, gắn bó với người dân Việt Nam. Trong kì hè bố mẹ em cho em về quê ngoại, em được tận mắt thấy con trâu nhà ông bà ngoại. Nó có thân hình to lớn. Nó lớp da đen bóng. Mắt con trâu lồi ra như hai con ốc bươu. Cái tai nó lúc nào cũng vểnh lên rồi lại cụp xuống như hai cái lá đa phe phẩy trong gió. Bộ phận làm em chú ý nhất trên đầu con trâu là cặp sừng dài, cong và nhọn như 2 cái kiếm. Mũi con trâu to, được đeo một cái vòng để nối với một sợi dây để dắt trâu. Bụng nó to, cứ phập phồng thở theo nhịp. Chân nó to và vững chãi như bốn cái cột đình để giữ được thân hình to lớn. Cái đuôi dài có một túm lông ở phần cuối, lúc nào cũng quật từ bên này sang bên kia như chiếc quạt để đuổi ruồi, đuổi muỗi. Con trâu đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của người dân. Trâu là bạn của bác nông dân, trâu ra ruộng cày, làm sức kéo cho người nông dân làm đồng, vậy nên ca dao Việt Nam mới có câu:

    “Trâu ơi ta bảo trâu này
    Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
    Cấy cày nối nghiệp nông gia
    Ta đây trâu đấy ai mà quản công”.

    Con trâu còn là một người bạn của trẻ con. Chiều chiều những cô cậu đi chăn trâu, ngồi trên lưng trâu thổi sáo, thả diều, là một phần tuổi thơ đẹp đẽ. Em rất yêu quý con trâu và em mong nghỉ hè năm sau bố mẹ em lại cho em về quê để em lại được ngắm nhìn con trâu.

    Tả con trâu ở làng quê Việt Nam – Mẫu 10

    Từ rất lâu, con trâu trở thành hình ảnh quen thuộc của mọi làng quê Việt Nam. Chỉ cần nhìn ra cánh đồng lúa xanh rì là có thể bắt gặp hình ảnh một chú trâu khỏe khoắn đang ăn cỏ. Trong một lần ra đồng chăn trâu cùng lũ trẻ cùng làng, em đã có dịp quan sát chú trâu thật kĩ.

    Đó là một chú trâu có bộ da dày đen bóng trông rất lực lưỡng và hung tợn. Nổi bật trên cái đầu hay lúc lắc là đôi sừng dài, cong vút màu xám tro. ông em nói chú trâu như thế, là những chú trâu khỏe khoắn cày rất giỏi. Hai cái tai chỉ chỉ bé bằng chiếc lá cam, nhưng lại bè bè như cánh quạt hay phe phẩy đuổi ruồi muỗi vo ve. Trâu là loài nhai lại nên lúc nào cũng thấy chú ta đang nhai nhồm nhoàm. Loài trâu sinh ra đã không có hàm trên nên khi muốn gặm cỏ, chú hay thè lưỡi ra liếm tạo ra tiếng bục bục. Nghe cô giáo kể đó là do sự tích ” trí khôn của ta đây” khi cười trâu bị ngã nên đập hàm trên vào đá nên bị gãy hết từ đó, không bao giờ mọc lại nữa. Hai lỗ mũi của trâu to hay thở phì phò nghe rất nặng nhọc. Bốn chân của trâu to khỏe như như bốn cái cột nhà nâng đỡ cơ thể to của chú. Cái đuôi của chú thon dài có mọc ít lông mỏng phía cuối hay phe phẩy đung đưa để đuổi ruồi.

    Nhìn nó rất hung dữ nên em không dám động vào, mấy bạn nam chơi cùng hay lấy sợi cỏ lau chọc vào người chú, khiến chú dữ dằn quay lại khịt khịt mũi trông rất đáng sợ.tuy đang chăm chú gặm cỏ non nhưng chốc chốc chú lại ngoe nguẩy cái đầu như có ai đến gần. Mỗi ngày, chú đều giúp ích cho nhà em rất nhiều, từ kéo xe, kéo cày rồi chở thóc, lúa, đất cát. chiều chiều không đi học, em thường cưỡi trâu ra đồng, cuộn chiếc lá lại thổi ra tiếng sáo nghe thật lảnh lót.

    Vào mùa gặt vất vả, bố mẹ em thương nó nên cho nó ăn rất nhiều. Em rất yêu quý nó, mong muốn nó có thể gắn bó gần gũi với gia đình em.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *