Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm học 2023 – 2024 sở GD&ĐT Trà Vinh

Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm học 2023 – 2024 sở GD&ĐT Trà Vinh

Đáp án đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 – 2024 sở GD&ĐT Trà Vinh là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo so sánh với kết quả của mình thuận tiện, nhanh chóng hơn.

Bạn đang đọc: Đề thi vào 10 môn Ngữ văn năm học 2023 – 2024 sở GD&ĐT Trà Vinh

Đề thi vào 10 môn Văn Trà Vinh với thời gian cho thí sinh làm bài thi là 90 phút, theo hình thức tự luận, kiến thức nằm ở chương trình Ngữ văn 9. Thông qua đề thi tuyển sinh vào 10 môn Ngữ văn giúp các bạn chủ động hệ thống lại kiến thức, đánh giá năng lực bản thân và có hướng ôn luyện phù hợp cho kỳ thi vào lớp 10 sắp tới. Vậy dưới đây là đáp án đề thi tuyển sinh vào 10 môn Văn Trà Vinh năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn Trà Vinh năm 2023 – 2024

    Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2023

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU

    Đề 1.

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận vì đoạn trích trên đưa ra ý kiến đánh giá, bàn luận về vấn đề chúng ta đang ngành càng ít nói với nhau hơn.

    Câu 2. Phép liên kết: phép lặp.

    Từ ngữ liên kết: chúng ta

    Câu 3. “Đừng chat, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhấc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng.”

    Thông điệp

    – Khuyên nhủ con người đừng trao đổi với nhau qua những kênh mạng xã hội, cần phải gặp gỡ trực tiếp để hiểu thấu những tâm tư, tình cảm và để có được sự gắn bó khi nhìn thấy nhau.

    – Bên cạnh đó, tác giả có mang đến thông điệp về giá trị của việc kết nối khi gặp gỡ những người xung quanh, đặc biệt là người thân.

    Đề 2

    Câu 1. Theo tác giả, tiếng nói của con người có vai trò để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu.

    Câu 2. Thành phần tình thái : ” chắc chắn “

    Câu 3. Các em tự đưa ra bài học mà mình nhận thấy qua đoạn trích.

    Gợi ý:

    – Hãy giao tiếp nhiều hơn với người thân trong gia đình, bạn bè bằng cách nói chuyện trực tiếp.

    – Bớt tương tác và thể hiện tình cảm chỉ qua những dòng chữ, tin nhắn qua mạng xã hội.

    PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Câu 1

    Câu 2.

    I. Mở bài

    • Giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy, bài thơ Ánh trăng.
    • Khái quát về nội dung chính của bốn khổ thơ cuối.

    II. Thân bài

    1. Khái quát chung

    • Đôi nét về hoàn cảnh sáng tác.

    2. Phân tích bốn khổ thơ cuối

    a. Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại

    • Trên thực tế nhà thơ đã hoàn toàn thay đổi: “Vầng trăng đi qua ngõ/như người dưng qua đường”.
    • Tác giả đã lý giải lí do anh ta đã thay đổi: “Từ hồi về thành phố/quen ánh điện, cửa gương”

    => Vì vậy vầng trăng dầu đi qua ngõ mà nhà thơ vẫn dửng dưng vì không cần đến nó nữa.

    b. Khi gặp lại vầng trăng

    • “Thình lình đèn điện tắt/phòng buyn đinh tối om/vội bật tung cửa sổ”: tình huống bất ngờ.
    • Tác giả sử dụng 3 động từ: “vội, bật, tung” đặt liền nhau nhằm diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương hối hả của tác giả để tìm nguồn ánh sáng.
    • Từ “đột ngột” diễn tả vầng trăng tròn bỗng nhiên hiện ra tình cờ mà tự nhiên vằng vặc giữa trời chiếu vào căn phòng tối om.

    c. Cảm xúc suy nghĩ của tác giả

    • Cử chỉ: Ngửa mặt lên nhìn trời
    • Thái độ: có cái gì dưng dưng

    => Tư thế tập trung chú ý, mặt đối mặt nhìn trực tiếp với thái độ dửng dưng cảm xúc thiết tha thành kính, tâm trạng xúc động, cảm động trong lòng tác giả khi gặp lại vầng trăng.

    • Vầng trăng gợi nhớ cho anh quá khứ. Đó là những kỉ niệm của những năm tháng gian lao. Hình ảnh của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu: “như là đồng là bể/như là sông là rừng”.
    • “Trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, nguyên vẹn và tràn đầy thủy chung, nhân hậu.
    • “ánh trăng im phăng phắc”: Đó là thái độ nhắc nhở nhà thơ, là sự trách móc trong im lặng.
    • “đủ cho ta giật mình”: nhà thơ giật mình. Nhà thơ thấy giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình bạc bẽo, sự vội vàng trong cách sống, cái giật mình của sự ăn năn tự trách mình, tự thấy mình phải thay đổi.
    • Con người không được quên quá khứ, phản bội lại quá khứ và thiên nhiên. Hãy trân trọng những quá khứ tốt đẹp.

    3. Nghệ thuật

    • Bài thơ như một câu chuyện riêng có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa tự sự và trữ tình.
    • Giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ.
    • Nhịp thơ khi thì tự nhiên nhẹ nhàng theo lối kể, khi thì ngân nga thiết tha cảm xúc lúc lại trầm lắng biểu hiện suy tư.

    III. Kết bài

    Đề thi vào lớp 10 môn Văn Trà Vinh 2023

    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÀ VINH

    ĐỀ CHÍNH THỨC

    KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN THI: NGỮ VĂN

    Thời gian: 120 phút (không kể thời gian phát đề)

    PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Thí sinh đọc đoạn trích sau và chọn một trong hai đề:

    Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày. Chúng ta tưởng đã biết hết, hiểu hết nhau mà không cần thốt lên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói của con người dùng để làm gì nếu không dùng để thổ lộ, để giải bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải lắng nghe. Nếu muốn được nghe thì phải nói trước đã, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với anh chị, với em, với bạn bè,… Đừng chat, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhấc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng.

    Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi,… Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

    (Nguồn https://hoidap247.com)

    Đề 1

    Câu 1 (1,0 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên và nêu dấu hiệu nhận biết.

    Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra phép liên kết về hình thức và từ ngữ liên kết trong các câu sau: Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những status trên Facebook mỗi ngày.

    Câu 3 (1,0 điểm). Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì qua các câu sau: Đừng chat, đừng post lên Facebook. Hãy chạy đến với nhau, hoặc ít nhất là nhấc điện thoại lên. Thậm chí chỉ để nói với nhau một tiếng “ơi” dịu dàng.

    Đề 2

    Câu 1 (1,0 điểm). Theo tác giả, tiếng nói của con người có vai trò gì?

    Câu 2 (1,0 điểm). Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong các câu sau: Một tiếng người thực sự yêu thương, ân cần, quan tâm, gần gũi,… Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

    Câu 3 (1,0 điểm). Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

    PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Thí sinh thực hiện tất cả các câu sau:

    Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về việc lạm dụng mạng xã hội của học sinh hiện nay.

    Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích đoạn thơ sau:

    [….] Từ hồi về thành phố
    quen ánh điện, cửa gương
    vầng trăng đi qua ngõ
    như người dưng qua đường.

    Thình lình đèn điện tắt
    phòng buyn-đinh tối om
    vội bật tung cửa sổ
    đột ngột vầng trăng tròn,

    Ngửa mặt lên nhìn mặt
    có cái gì rưng rưng
    như là đồng là bể
    như là sông là rừng.

    Trăng cứ tròn vành vạnh
    kể chi người vô tình
    ánh trăng im phăng phắc
    đủ cho ta giật mình.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *