KHTN 8 Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

KHTN 8 Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

Giải bài tập KHTN 8 Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng, Phương trình hóa học giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 21, 22, 23, 24, 25, 26.

Bạn đang đọc: KHTN 8 Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng. Phương trình hóa học

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 3 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 3 Chủ đề 1: Phản ứng hóa học – Phần 1: Chất và sự biến đổi chất cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải KHTN Lớp 8 Bài 3: Định luật bảo toàn khối lượng, Phương trình hóa học

    Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 3

    Câu 1

    Dựa vào kiến thức đã học, cho biết tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố tham gia và tạo thành sản phẩm trong ví dụ bên cần phải tuân theo nguyên tắc như thế nào?

    Trả lời:

    Trong phản ứng hóa học, tổng số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng luôn bằng tổng số nguyên tử của nguyên tố đó trong các chất sản phẩm.

    Câu 2

    Cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm trong các ô trống trên hình 3.3.

    Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 3

    Luyện tập 1

    Tính khối lượng FeS tạo thành trong phản ứng của Fe và S, biết khối lượng của Fe và S đã tham gia phản ứng lần lượt là 7 gam và 4 gam.

    Trả lời:

    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.

    Vậy khối lượng FeS tạo thành = khối lượng Fe phản ứng + khối lượng S phản ứng = 7 + 4 = 11 gam.

    Luyện tập 2

    Lập phương trình hoá học của phản ứng magnesium (Mg) tác dụng với oxygen (O2) tạo thành magnesium oxide (MgO).

    Trả lời:

    Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng: Mg + O2 → MgO.

    Bước 2: So sánh số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong phân tử các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm:

    Mg + O2 → MgO

    Số nguyên tử: 1 2 1 1

    Bước 3 + 4: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố, viết phương trình hoá học:

    2Mg + O2 → 2MgO.

    Luyện tập 3

    Lập phương trình hóa học của phản ứng khi cho dung dịch sodium carbonate (Na2CO3) tác dụng với dung dịch calcium hydroxide (Ca(OH)2) tạo thành calcium carbonate (CaCO3) không tan (kết tủa) và sodium hydroxide (NaOH).

    Trả lời:

    Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng:

    Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + NaOH

    Bước 2: So sánh số nguyên tử/ nhóm nguyên tử của mỗi nguyên tố/ chất trước và sau phản ứng.

    Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + NaOH

    Số nguyên tử/ nhóm nguyên tử: 2 1 1 2 1 1 1 1

    Bước 3: Cân bằng số nguyên tử/ nhóm nguyên tử:

    Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + NaOH

    Số nguyên tử/ nhóm nguyên tử: 2 1 1 2 1 1 2 2

    Bước 4: Kiểm tra và viết phương trình hóa học:

    Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + NaOH

    Luyện tập 4

    Xét phương trình hoá học của phản ứng sau: 4Al + 3O2 → 2Al2O3

    a) Cho biết số nguyên tử, số phân tử của các chất tham gia phản ứng và các chất sản phẩm.

    b) Cho biết tỉ lệ hệ số của các chất trong phương trình hoá học.

    Trả lời:

    a) Số nguyên tử Al : Số phân tử O2 : Số phân tử Al2O3 = 4 : 3 : 2.

    b) Tỉ lệ hệ số của các chất trong phương trình hóa học = 4 : 3 : 2.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *