Đề thi giữa kì 2 GDCD 9 năm 2023 – 2024 tổng hợp 10 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2023 – 2024
TOP 10 đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 9 năm 2023 được biên soạn nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập để các em đạt kết quả cao hơn trong kì thi kiểm tra giữa kì 2 sắp tới. Các đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD lớp 9 được biên soạn đầy đủ, nội dung sát với chương trình sách giáo khoa hiện hành. Đây cũng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 9, đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 9.
Bộ đề thi giữa kì 2 GDCD 9 năm 2023 – 2024
Đề thi giữa kì 2 GDCD 9 – Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Công dân 9
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm – mỗi lựa chọn đúng cho 0,25 điểm)
Khoanh vào chữ cái trước phương án đúng nhất.
Câu 1. Quan điểm nào không đúng khi nói về hôn nhân?
A. Cần kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn.
B. Lắng nghe ý kiến góp ý của cha mẹ trong việc lựa chọn bạn đời.
C. Hôn nhân phải xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính.
D. Người chồng phải là người có quyền quyết định những việc lớn thì gia đình mới có nề nếp.
Câu 2. Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi kết hôn như thế nào?
A. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
B. Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
C. Nam, nữ từ đủ 20 tuổi trở lên.
D. Nam, nữ từ 18 tuổi trở lên.
Câu 3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không thừa nhận trường hợp kết hôn nào sau đây?
A. Kết hôn giữa những người khác giới tính.
B. Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
C. Kết hôn giữa những người quá chênh lệch về tuổi tác.
D. Kết hôn giữa những người không cùng tôn giáo.
Câu 4: Cơ sở quan trọng của hôn nhân là
A. tình yêu chân chính.
B. kinh tế vững chắc.
C. môn đăng hộ đối.
D. tuổi tác phù hợp.
Câu 5: Giúp bình ổn thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát kiển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước là vai trò của nội dung nào sau đây?
A. Thuế.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Nghĩa vụ đóng thuế.
D. Quyền lao động.
Câu 6: Em đồng ý với ý kiến nào sau về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Buôn bán nhỏ thì không cần phải đóng thuế.
B. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
C. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, ngành gì.
D. Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước.
Câu 7: Trước khi mở một quán tập hóa nhỏ, gia đình Thành đã đến cơ quan thuế để xin giấy phép kinh doanh và đóng thuế hàng tháng đây đủ. Việc làm của gia đình Thành cho thấy gia đình bạn đã thực hiện tốt nhất điều gì sau đây về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Công dân có quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
B. Thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.
C. Thực hiện tốt nghĩa vụ đóng thuế.
D. Thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không được miễn thuế?
A. Bị thiên tai lũ lụt.
B. Quen biết với nhân viên thuế vụ.
C. Cán bộ, công nhân viên về hưu kinh doanh nhỏ.
D. Người già yếu, kinh doanh lặt vặt chỉ đủ đảm bảo mức sống tối thiểu.
Câu 9: Trường hợp nào sau đây người lao động vi phạm?
A. Đi làm theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
B. Không trả tiền công như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
C. Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết.
D. Đi xuất khẩu lao động chưa hết kì hạn nhưng đã bỏ về nước.
Câu 10: Pháp luật nước ta quy định cấm sử dụng người lao động vào làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại khi người lao động chưa đủ
A. 15 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. 18 tuổi.
D. 20 tuổi.
Câu 11: Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động?
A. Quyền sở hữu tài sản.
B. Quyền sử dụng đất.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền được thành lập công ty, doanh nghiệp.
Câu 12: Mục đích cơ bản, cuối cùng của hoạt động kinh doanh là?
A. khẳng định thương hiệu.
B. khai thác tối đa nguồn lực kinh tế.
C. mở rộng thị trường.
D. thu lợi nhuận.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Anh K và chị H yêu nhau nhưng gia đình hai bên không chấp nhận tình yêu của hai người . Vượt qua phản ứng của hai bên gia đình , anh K và chị H vẫn quyết định tiến tới hôn nhân .
a. Theo em , với sự phản đối quyết liệt của hai bên gia đình như vậy thì anh K và chị H có đăng kí kết hôn được không ?
b. Trong trường hợp này anh K và chị H nên làm gì ?
Câu 2: (3 điểm)
D đã 25 tuổi nhưng là một thanh niên lừa lao động, chỉ thích sống dựa dẫm vào cha mẹ. Hằng ngày, D thường xin tiền mẹ để tụ tập theo nhóm bạn ăn chơi lêu lổng. L là một người bạn thân của D đã khuyên cậu đi tìm việc làm để có thể tự nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình. D đã phản đối và cho rằng “lao động là quyền của công dân vì thế lao động hay không là quyền của D, L không nên can thiệp”.
Em có đồng ý với cách giải quyết của D hay không? Tại sao?
Câu 3:(1 điểm)
Anh B thuê hòng nghỉ tại khách sạn H của công ti du lịch A. Khi anh đến thanh toán tiền thuê phòng, nhân viên thu ngân của khách sạn H đề nghị giảm giá thuế phòng cho anh B nếu anh B đồng ý không lấy hoá đơn giá trị gia tăng?
Nếu em là anh B em sẽ làm gì?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 9
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
D |
B |
B |
A |
A |
D |
B |
B |
D |
C |
D |
D |
* Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm.
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
a/ Nếu anh K và chị H hội đủ các điều kiện để kết hôn (theo quy định tại Điều 8- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) và không rơi vào các trường hợp bị cấm kết hôn (theo quy định tại Điều 5- Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ) thì anh chị hoàn toàn có quyền đăng kí kết hôn . b/ Trong trường hợp này, anh K và chị H nên thuyết phục để hai bên gia đình hiểu, chấp nhận và vun đắp cho tình yêu của anh chị để hạnh phúc được trọn vẹn hơn |
1,5 1,5 |
Câu2 (3 điểm) |
– Không đồng ý với cách giải quyết của D. – Vì lao động không chỉ quyền mà còn là nghĩa vụ của công dân. + Nghĩa vụ đó thể hiện trách nhiệm và bổn phận của mỗi công dân đối với Nhà nước trong việc góp phần tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp cho sự phát triển phồn vinh của xã hội. + Sự lười nhác, không chịu lao đông sẽ khiến con người trở thành kẻ ăn bám xã hội và bị dư luận phê phán, lên án |
1,0 1,0 0,5 0,5 |
Câu 3 (1 điểm) |
Nếu em là anh B thì em sẽ không đồng ý với đề nghị đó của nhân viên thu ngân. Bởi vì đó là hành vi trốn thuế. |
0,5 0,5 |
Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 9
TT |
Chủ đề |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tỉ lệ |
Tổng điểm |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
|
1. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân |
4 câu TN |
1 câu TL |
10% |
30% |
4 điểm |
||||||
2 |
|
2. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế |
4 câu TN |
1 câu TL |
10% |
10% |
2 điểm |
||||||
3 |
|
3.Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân |
4 câu TN |
1 câu TL |
10% |
30% |
4 điểm |
||||||
Tổng |
30% |
70% |
10 điểm |
||||||||||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
|||||||||
Tỉ lệ chung |
30% |
70% |
100% |
Đề thi giữa kì 2 GDCD 9 – Đề 2
Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 9
Trắc nghiệm (10 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Câu 1. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện tính sáng tạo trong công việc?
A. Vứt đồ đạc bừa bãi.
B. Biết sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, hoạt động thể dục thể thao hợp lý.
C. Đang làm việc này, lại chạy ra làm việc khác.
D. Chỉ làm theo những điều được hướng đẫn, chỉ bảo.
Câu 2.Tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, cả về nội dung và hình thức, trong một thời gian nhất định được gọi là
A. làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả.
B. làm việc năng suất.
C. làm việc khoa học.
D. làm việc chất lượng
Câu 3. Luôn say mê nghiên cứu tìm tòi để tìm ra cái mới, cách giải quyết mới là biểu hiện của người
A. tự tin
B. sáng tạo
C. dũng cảm
D. kiên trì.
Câu 4. Người nông dân nghiên cứu, sáng chế ra máy bóc lạc phục vụ trong sản xuất được gọi là
A. năng động, sáng tạo.
B. tích cực, tự giác.
C. cần cù, tự giác.
D. cần cù, chịu khó.
Câu 5. Tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm là biểu hiện của người
A. thụ động
B. lười biếng
C. năng động
D. khoan dung.
Câu 6. Câu tục ngữ : “Phải biết lấy mềm để thắng cứng. Lấy yếu để thắng mạnh” nói về người
A. lười làm , ham chơi
B. chỉ biết lợi cho mình
C. có tính năng động, sáng tạo
D. dám nghĩ , dám làm.
Câu 7. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là … đối với mỗi người trong thời đại ngày nay. Trong dấu “…” là?
A. yêu cầu.
B. điều kiện.
C. tiền đề.
D. động lực.
Câu 8. Ý kiến nào dưới đây không phải ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả?
A. Giúp mỗi người đạt được mọi mục đích đã đề ra.
B. Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân.
C. Là yêu cầu của người lao động trong xã hội hiện đại.
D. Thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập.
Câu 9. Để dễ học môn GDCD, P đưa ra phương pháp học GDCD: học từ mới, học bài cũ, đọc trước bài mới, học GDCD thông qua bài hát và các bộ phim. Việc làm đó thể hiện
A. việc làm năng suất, chất lượng và hiệu quả.
B. việc làm chất lượng, hiệu quả.
C. việc làm hiệu quả, năng suất.
D. việc làm năng suất, khoa học.
Câu 10. Ngày nay để làm việc đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả chúng ta cần làm gì?
A. Sử dụng lao động chân tay thay lao động trí óc.
B. Sử dụng lao động trí óc thay lao động chân tay.
C. Áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào trong sản xuất.
D. Luôn nghĩ ra cái mới để thay thế cái cũ dù cái mới có nhiều rủi ro.
Câu 11. Ý kiến nào dưới đây đúng khi nói về năng động, sáng tạo?
A. Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được.
B. Năng động, sáng tạo là phẩm chất riêng của những thiên tài.
C. Khó có kết quả cao trong học tập nếu không năng động, sáng tạo.
D. Trong học tập chỉ cần chăm chỉ là đủ, không nhất thiết phải hoạt bát.
Câu 12. Câu nào dưới đây nói về tính năng động, sáng tạo?
A. Mồm miệng đỡ chân tay.
B. Năng nhặt chặt bị.
C. Dễ làm, khó bỏ.
D. Cái khó ló cái khôn.
Câu 13. Mối quan hệ giữa năng động và sáng tạo là?
A. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là động lực để năng động.
B. Năng động là động cơ để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
C. Năng động là mục đích để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
D. Năng động là cơ sở để sáng tạo, sáng tạo là con đường để năng động.
Câu 14. Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự năng động?
A. Bạn Q. học GDCD trong giờ Văn.
B. Bạn M. chép bài của bạn trong giờ kiểm tra.
C. Bạn T. luôn tìm những cách giải mới cho một bài toán.
D. Bạn P. bỏ học để đi làm thêm kiếm tiền.
Câu 15. Đề ôn tập chuẩn bị cho thi học kì, T rủ em làm chung đề cương, bạn nào học tốt môn nào thì làm đề cương môn ấy, vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Trong trường hợp đó, em nên làm gì?
A. Kể với các bạn cán bộ lớp để các bạn phê bình T.
B. Khuyên T nên tự làm đề cương thì ôn tập mới có hiệu quả.
C. Không đồng ý với ý kiến của T nhưng cũng không nói gì.
D. Nhất trí với ý kiến của T, rủ thêm một số bạn học giỏi khác cùng làm.
Câu 16. Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo phân công mỗi nhóm lắp một bảng điện dân dụng. Bạn T. nhóm em đưa ra sáng kiến, mỗi bạn trong nhóm đóng, tiền thuê người làm để được điểm cao. Các bạn nhất trí và khen T. sáng tạo. Là người hiểu về sự sáng tạo, em sẽ làm gì?
A. Nhất trí với ý kiến của T. và các bạn để cùng thực hiện.
B. Vận động các bạn không làm theo ý kiến của T. và đề nghị T. rời khỏi nhóm.
C. Xin cô chuyển sang nhóm khác vì không đồng tình với việc làm của T. và các bạn.
D. Thuyết phục các bạn tự làm để có kinh nghiệm.
Câu 17. Bản chất của sáng tạo thể hiện ở chỗ sản phẩm của sáng tạo
A. thường lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.
B. không lặp lại cái đã có và có ích cho người sản xuất.
C. không lặp lại cái đã có và có hại cho người sản xuất.
D. lặp lại cái đã có và không đem lại lợi ích cho người sản xuất.
Câu 18. Trong các tình huống dưới, tình huống nào thể hiện sự năng động sang tạo?
A.Trong học tập, Minh luôn làm theo những lời thầy cô giáo nói.
B. Đăng là sinh viên, thi thoảng bỏ học để đi làm thêm lấy tiền ăn học.
C. Đến kì thi, Phương cho rằng chỉ cần học trong đề cương là đủ.
D. Dù không biết chữ nhưng Linh luôn tìm hiểu những kĩ thuật mới qua tranh ảnh.
Câu 19. Để mở rộng sản xuất, Nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa 4 phương án. Theo em, nên chọn phương án nào?
A. Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết kiệm triệt để trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
B. Mở rộng qui mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ.
C. Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao hơn.
D. Vay vốn ngân hàng, đầu tư vào bất động sản, chờ được giá cao rồi bán.
Câu 20. Để tranh thủ thời gian, trong giờ học, Hà thường mang bài tập của môn khác ra làm. Có bạn khen Hà làm việc có năng suất và làm theo Hà. Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao?
A. Em tán thành cách làm đó của Hà vì đó là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
B. Em vừa tán thành, vừa không tán thành cách làm đó của Hà vì nó giúp Hà tiết kiệm được thời gian và làm được nhiều việc nhưng ảnh hưởng tới việc học tập.
C. Em đang phân vân, không biết nên tán thành hay không tán thành việc làm đó của Hà.
D. Em không tán thành cách làm đó của Hà vì Hà không nghe giảng được, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Câu 21. Hành vi nào sau đây trái với quy định của pháp luật Việt Nam về Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?
A. Kết hôn không phân biệt tôn giáo
B. Kết hôn với người nước ngoài.
C. Kết hôn khi đang có vợ, có chồng.
D. Kết hôn do nam nữ tình nguyện.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không thuộc nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình nước ta?
A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ một chồng.
B. Hôn nhân tự nguyện, vợ chồng bình đẳng.
C. Hôn nhân do cha mẹ sắp đặt, quyết định.
D. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Câu 23. Tuổi được kết hôn theo quy định của pháp luật là:
A. Nam và nữ từ 17 tuổi trở lên.
B. Nam từ 18 tuổi trở lên, nữ từ 16 tuổi trở lên.
C. Nam từ 19 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên.
D. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
Câu 24. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về hôn nhân ?
A. Cha mẹ có quyền quyết định việc hôn nhân của con.
B. Con cái cần phải nghe ý kiến của cha mẹ trong việc chọn bạn đời.
C. Không nên yêu sớm vì sẽ dẫn đến kết hôn sớm.
D. Hôn nhân phải trên cơ sở môn đăng hộ đối.
Câu 25. Thực hiện tốt luật hôn nhân và gia đình Việt Nam là thực hiện
A. hôn nhân tự nguyện, một vợ một chồng.
B. hôn nhân giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.
C. hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ.
D. hôn nhân giữa nam 20 tuổi với nữ 17 tuổi.
Câu 26. Trường hợp nào dưới đây được xem là kết hôn đúng pháp luật?
A. Người Việt Nam với người nước ngoài nhưng không đăng kí tại cơ quan pháp luật.
B. Việc kết hôn được nhà thờ cho phép và làm lễ kết hôn tại nhà thờ.
C.Việc kết hôn do hai bên gia đình quyết định và tổ chức kết hôn tại gia đình.
D. Hôn nhân một vợ, một chồng trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và đăng kí kết hôn tại Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn).
Câu 27. Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân?
A. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
C. Con dại cái mang.
B. Của chồng công vợ.
D. Há miệng chờ sung.
Câu 28. Khi thấy một bạn nữ lớp em (đang học lớp 9) chuẩn bị kết hôn thì em sẽ làm gì?
A. Khuyên bạn em đồng ý theo sắp đặt của gia đình.
B. Chúc mừng bạn.
C. Không làm gì cả.
D. Báo cho thầy cô và cùng với bạn bè khuyên, phân tích cho gia đình bạn hiểu đó là vi phạm pháp luật.
Câu 29. Anh A đang có vợ và 2 con nhưng do vợ chồng anh sống với nhau không hạnh phúc, hai vợ chồng quyết định sống li thân. Sau đó anh có cảm mến và yêu cô H. Một thời gian sau anh dọn đến ở chung với cô H. Như vậy anh A
A. không vi phạm pháp luật về hôn nhân.
B. đã vi phạm pháp luật về hôn nhân.
C. được phép sống với ai thì tùy vì anh và vợ đã li thân.
D. được sống với cô H dựa trên cơ sở tình yêu chân chính.
Câu 30. Theo em, chúng ta có nên yêu khi đang học lớp 9 không? Vì sao?
A. Nên yêu, vì tình yêu chân chính giúp ta vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
B. Nên yêu, vì tình yêu giúp cho chúng ta học tập tốt hơn.
C. Không nên, vì yêu ở lứa tuổi này dẫn đến kết hôn sớm và sinh con sớm, cuộc sống nheo nhóc.
D. Không nên, vì yêu dễ ảnh hưởng không tốt đến học tập và rèn luyện, dễ dẫn tới sai lầm.
Câu 31. Kinh doanh là
A. hoạt động sản xuất, dịch vụ, trao đổi hàng hóa
B. hoạt động sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận.
C. hoạt động trao đổi hàng hóa để thu lợi nhuận
D. hoạt động sản xuất, dịch vụ, trao đổi hàng hóa để thu lợi nhuận.
Câu 32. Quyền tự do kinh doanh là
A. sản xuất, dịch vụ, trao đổi hàng hóa để thu lợi nhuận.
B. kinh doanh bất cứ mặt hàng gì, ngành nghề gì.
C. được lựa chọn hình thức, tổ chức kinh tế, ngành nghề, quy mô kinh doanh.
D. kinh doanh và đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Câu 33. Thuế có tác dụng
A. kích thích sản xuất, kinh doanh
B. xây dựng các cơ quan nhà nước ở địa phương.
C. ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của Nhà nước.
D. phát triển các mặt hàng kinh doanh, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
Câu 34. Hành vi nào sau đây là vi phạm quy định của nhà nước về kinh doanh?
A. Kê khai đúng số vốn khi kinh doanh.
B. Buôn bán hàng không có hóa đơn, xuất xứ
C. Kinh doanh đúng mặt hàng ghi trong giấy phép
D. Nộp thuế đúng theo quy định của pháp luật.
Câu 35. Trong các mặt hàng sau, mặt hàng nào có mức thuế suất thấp nhất ?
A. Rượu
B. Thuốc lá
C. Sách vở
D. Hàng mã
Câu 36. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?
A. Công dân có quyền kinh doanh bất cứ nghề gì, ngành gì.
B. Buôn bán nhỏ thì không phải kê khai.
C. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai được quyền can thiệp.
D. Kinh doanh phải đúng theo quy định của pháp luật.
Câu 37. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
A. Đóng thuế là để xây dựng cơ quan nhà nước.
B. Đóng thuế là để nhà nước chi tiêu cho những công việc chung.
C. Đóng thuế là để xây dựng trường học.
D. Đóng thuế là để xây dựng bệnh viện.
Câu 38. Bà Tâm mở của hàng kinh doanh, có đăng kí kinh doanh 4 mặt hàng, nhưng trong quá trình bán hàng, thấy khách hỏi nhiều đến các mặt hàng khác bà đã nhập thêm 3 mặt hàng nữa về bán. Theo em bà Tâm vi phạm điều gì?
A. Kinh doanh đúng mặt hàng đăng kí
B. Không đúng với mặt hàng đăng kí.
C. Quy mô kinh doanh không hợp lí
D. Kinh doanh không đóng thuế các mặt hàng chưa đăng kí.
Câu 39. Cửa hàng tạp hoá cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?
A. Góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
D. Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.
Câu 40. Vì điều kiện kinh doanh khó khăn, cả hai công ty A và B kinh một mặt hàng trên cùng một địa bàn và được giảm thuế trong thời gian một năm. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đầy?
A. Bình đẳng về thuế trong sản xuất kinh doanh.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh tế.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ đối với xã hội.
D. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 9
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
B |
A |
B |
A |
C |
C |
A |
A |
A |
C |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
C |
D |
A |
C |
B |
D |
B |
D |
C |
D |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
Đáp án |
C |
C |
D |
C |
A |
D |
B |
D |
B |
D |
Câu |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
Đáp án |
D |
C |
C |
B |
C |
D |
B |
B |
D |
A |
Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 9 – Đề 3
Đề thi giữa kì 2 GDCD 9
A. Trắc nghiệm: (4 điểm).
I. Khoanh tròn vào phương án đúng trong các câu sau: (2 điểm).
Câu 1: Đối tượng nào sau đây phải chịu thuế thu nhập đặt biệt?
a. Sản xuất nước sạch,đồ dùng dạy học.
b. Sản xuất ô tô từ 5 chỗ ngồi trở lên.
c. Dịch vụ tư vấn pháp luật.
d. Xuất và nhập khẩu lương thực, thực phẩm.
Câu 2: Những hành vi nào sau đây là không vi phạm quyền tự do kinh doanh?
a. Thoả thuận với cán bộ thuế để được giảm thuế.
c. Kinh doanh nhỏ thì không cần phải kê khai.
b. Kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai
d.Trong kinh doanh chỉ cần nộp thuế đầy đủ là được.
Câu 3: Trong các quyền sau, theo em quyền nào là quyền lao động của công dân?
a. Quyền tự do ngôn luận
b. Quyền sử dụng đất.
c. Quyền được thành lập công ti.
d. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo.
Câu 4: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?
a. Học sinh còn nhỏ chỉ lo học hành, việc nhà thì đã có gia đình lo.
b. Chỉ những người 15 tuổi trở lên mới đủ quyền tham gia lao động.
c. Nghĩa vụ lao động là dành cho những người trên 18 tuổi.
d. Nên giúp đỡ gia đình tuỳ theo sức của mình.
II. Ghép nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp:(2 điểm).
Cột A |
Cột B |
Trả lời |
1. Quyền của người sử dụng lao động. 2. Quyền của người lao động. 3.Quyền của người kinh doanh. 4. Quyền của công dân trong hôn nhân. |
a.Công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế. b. Công dân được thuê mướn lao động theo sự thoả thuận của hai bên. c. Công dân có quyền được học nghề, tự do lựa chọn việc làm. d. Công dân có quyền kết hôn với người nước ngoài. |
1……. 2……. 3…… 4…… |
B.Tự luận: (6 điểm).
Câu 1: (2 điểm).
Nhiệm vụ của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là gì?
Câu 2: (2 điểm).
Em hãy cho biết điều kiện cơ bản để được kết hôn?
Câu 3: (2 điểm).
Hiện nay trong một số gia đình còn có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập vợ. trước tình trạng đó, nhiều người cho rằng đó là chuyện bình thường, là việc riêng của vợ chồng, gia đình người ta, không nên can thiệp.
Hỏi: Em có tán thành quan nệm đó không? Vì sao?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Công dân 9
I. Trắc nghiệm:(4 điểm).
Câu I (2 điểm).
Câu 1b Câu 2b Câu 3c Câu 4d.
Câu II. (2 điểm).
1b 2c 3a 4d.
II. Tự luận: (6 điểm).
Câu 1: (2 điểm).
– Nhiệm vụ của thanh niên, học sinh là ra sức học tập, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị hành trang bước vào đời. (0,5 điểm).
– Phải xác định lí tưởng sống đúng đắn, vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.(0,5 điểm).
– Mỗi HS phải tự vạch ra một kế hoạch học tập, rèn luyện, lao động để thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, phấn đấu trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (1 điểm).
Câu 2: (2 điểm).
– Nam 20 tuổi,nữ từ 18 tuổi trở lên.(0,5 điểm).
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. Phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.(0,5 điểm).
– Không rơi vào các trường hợp pháp luật cấm kết hôn (Như người đang có vợ, có chồng, có đủ năng lực hành vi dân sự, có quan hệ về dòng máu trực hệ và có quan hệ họ hàng trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng,…). (1 điểm).
Câu 3: (2 điểm).
– Em không tán thành với quan niệm đó. (0,5 điểm).
– Bỡi vì vợ chồng phải có nghĩa vụ tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ nhau. Hành động chồng ngược đãi, đánh đập, hành hạ vợ là trái với đạo đức, trái với pháp luật, bị xã hội lên án. Hành động “ bạo lực gia đình” phải được chấm dứt trong một xã hội văn minh và mọi người chúng ta phải sống có đạo đức và luôn tuân theo pháp luật
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 – Đề 4
Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 9
I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)
Câu 1 (0.5 điểm). Khoanh tròn phương án đúng
Trong hôn nhân, vợ và chồng có những nghĩa vụ nào sau đây?
A. Tôn trọng các quy định của pháp lật về hôn nhân.
B. Người vợ phải có trách nhiệm phục tùng người chồng.
C. Cùng nhau chăm sóc, giáo dục con cái.
D. Phân biệt nghề nghiệp của nhau.
Câu 2 (0.5 điểm). Chọn từ hoặc cụm từ trong ngoặc (hoạt động; quản lý; thu lợi nhuận) điền vào chỗ trống dưới đây sao cho đúng với kinh doanh.
Kinh doanh là (1) ………..sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích (2)……………………….
Câu 3 (1.0 điểm). Điền chữ Đúng (Đ) và chữ Sai (S) vào ô tương ứng với mỗi nhận định sau về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
Nhận định |
Đúng |
Sai |
1. Nộp thuế là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân. |
||
2. Kinh doanh không kê khai, đăng kí thuế thì không phải nộp thuế. |
||
3. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không lập hóa đơn và không kê khai thuế đầy đủ là hành vi trốn thuế. |
||
4. Nguồn thu lớn nhất nước ta hiện nay là thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp. |
II. TỰ LUẬN (8.0 điểm)
Câu 4 (1,5 điểm)
Pháp luật nước Việt Nam có quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ đối với con, cháu?
Câu 5 (3,0 điểm)
a. Thế nào là hôn nhân? Các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nước Việt Nam ?
b. Tình huống
Chị H và anh B đã cưới và chung sống với nhau hơn 10 năm. Con trai cả của anh chị đã 10 tuổi, nhưng anh chị vẫn chưa đăng kí kết hôn. Cách đây 1 năm, anh B đã gặp và có quan hệ tình cảm với chị c cùng cơ quan. Sau đó anh B và chị C đã tiến hành đăng kí kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi đăng kí kết hôn với anh b, chị C cho rằng mình mới chính thức là vợ của anh B. Chị H thì cho rằng quan hệ giữa anh B và chị C là bất hợp pháp.
Em đồng tình với ý kiến của chị C hay chị H ? Tại sao ? Nếu có tranh chấp xảy ra giữa chị H và chị C thì ai sẽ là người chịu thiệt thòi ? Tại sao ?
Câu 6 (2.0 điểm)
Tại sao nhà nước lại quy định : “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm ”.
(Điều 33, Hiến pháp năm 2013)
Câu 7 (1.5 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 12 dòng) về thực trạng, nguyên nhân trước vấn đề tệ nạn xã hội trong trường học hiện nay và đề xuất các biện pháp để không xa tệ nạn xã hội.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 9
Phần | Câu | Đáp án | Điểm |
Trắc nghiệm |
Câu 1 |
A C |
0,25 0,25 |
Câu 2 |
(1) hoạt động (2) lợi nhuận |
0,25 0,25 |
|
Câu 3 |
1. Đúng 2. Sai 3. Đúng 4. Sai |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
|
Tự luận |
Câu 4 |
Pháp luật nước ta có quy định về quyền và nghĩa vụ của ông bà, cha mẹ đối với con, cháu: – Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm điều trái đạo đức, trái pháp luật. – Ông, bà có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cháu khi cháu không còn người nuôi dưỡng. |
1,0 0,5 |
Câu 5 |
a. * Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc. * Các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nước Việt Nam. + Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. + Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định. + Không bị mất năng lực hành vi dân sự. + Không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. |
0,5 1,0 |
|
b. HS có nhiều cách xử lí tình huống khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý như sau hoặc tương tự: – Ý kiến của chị C đúng, vì giữa chị C và anh B có đăng kí kết hôn, trong khi giữa chị H và anh B chưa có kết hôn mà chỉ về chung sống, có con được hơn 10 năm. – Nếu có tranh chấp xảy ra giữa chị H và chị C thì chị H sẽ là người chịu thiệt thòi hơn. Giữa chị H và anh B tuy có hôn nhân thực tế nhưng không có đăng kí kết hôn nên pháp luật không thể bảo vệ quyền và lợi ích của chị. |
0,75 0,75 |
||
Câu 6 |
HS có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý như sau hoặc tương tự: – Theo quy định điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ “mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Vì có những mặt hàng công dân không được phép kinh doanh như ma túy, mai dâm, cờ bạc, hàng giả, hàng kém chất lượng….. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. |
2,0 |
|
Câu 7 |
* Hình thức: Trình bày được đoạn văn hoàn chỉnh (10 đến 12 dòng), sạch sẽ, khoa học, đúng chính tả * Nội dung: HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần đảm bảo được các ý như sau hoặc tương tự. + Thực trạng tệ nạn xã hội trong trường học: hiện nay tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào học đường như cờ mạc, bạo lực học đường, ma túy, chơi điện tử ăn tiền, hút thuốc lá… + Nguyên nhân: Do bản thân thiếu ý chí tự chủ, ăn chơi đua đòi, tìm cảm giác lạ, thiếu hiểu biết, bố mẹ nuông chiều… + Đề xuất các biện pháp không xa vào tệ nạn xã hội: Có lối sống lành mạnh, tích cực tập luyện thể dục thể thao, có hiểu biết về các tệ nạn xã hội, tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội…. |
0,25 0,5 0,25 0,5 |
Ma trận đề thi giữa kì 2 Công dân 9
Cấp độ Tên Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||
TN | TL | TN | TL | CĐ thấp | Cấp độ cao | ||
1. Phòng ngừa các tệ nạn xã hội
|
Viết được đoạn văn về thực trạng và cách phòng tránh tệ nạn xã hội trong tường học. |
1 1,5 15 % |
|||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 1,5 15 % |
||||||
2. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình
|
Nhận biết được quyền và nghĩa vụ của vợ chồng |
Biết được thế nào là hôn nhân? Trình bày các điều kiện kết hôn, trường hợp pháp luật cấm kết hôn, một số quy định của pháp luật VN về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân và gia đình. |
Vận dụng xử lý tình huống về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân. |
3 5,0 50 % |
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0,5 5 % |
1 + 1/2 3,0 30 % |
1/2 1,5 15 % |
|
|
||
3. Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế |
Biết được thế nào là kinh doanh và quyền tự do kinh doanh. |
Phân biệt các các nhận định về quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế |
Hiểu và giải thích nhận định về quyền tự do kinh doanh. |
3 3,5 35% |
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0,5 5 % |
1 1,0 10 % |
1 2,0 20 % |
|
|
||
TS câu TS điểm Tỉ lệ |
3 + 1/2 4,0 40 % |
2 3,0 30 % |
1 + 1/2 3,0 30 % |
7 câu 10 điểm 100 % |
……….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 GDCD 9