So sánh biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò

So sánh biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò

So sánh biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò là một trong những câu hỏi rất hay nằm trong chương trình môn Công nghệ Chăn nuôi 11.

Bạn đang đọc: So sánh biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò

Phân biệt biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò (bệnh lở mồm, long móng; bệnh tụ huyết trùng) mang đến câu trả lời hay, chính xác giúp các bạn học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng biết cách trả lời câu hỏi 2 bài Một số bệnh phổ biến ở gia cầm và biện pháp phòng, trị. Bên cạnh đó các bạn xem thêm So sánh nhân giống thuần chủng và lai giống.

So sánh biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò

Đề bài: So sánh biện pháp phòng trị một số bệnh phổ biến ở trâu, bò (bệnh lở mồm, long móng; bệnh tụ huyết trùng). Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương.

Bệnh lở mồm, long móng

Bệnh tụ huyết trùng

– Kiểm dịch ở biên giới, ngăn ngừa không để bệnh ở các nước khác lây lan vào nội địa.

– Cấm mua bán, xuất nhập trâu, bò trong vùng có dịch.

– Khai báo đầy đủ, kịp thời khi có dịch hay nghi có dịch.

– Thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại đúng quy trình, cách li triệt để gia súc bị bệnh, điều trị tích cực, đảm bảo cách li trước khi tái nhập đàn.

– Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo khuyến cáo của cơ quan thú y và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Tăng sức đề kháng cho trâu, bò.

– Luôn giữ chuồng trại, bãi chăn thả khô thoáng, lưu thông khí, thực hiện vệ sinh sát trùng định kì.

– Tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy định.

– Kịp thời báo cho thú y địa phương khi phát hiện gia súc bị bệnh.

– Kết hợp với việc dùng kháng sinh, cần tiêm cho vật nuôi các thuốc trợ tim, trợ sức như long não, cafein, vitamin…

* Liên hệ với thực tiễn ở gia đình, địa phương: địa phương có những biện pháp phòng, trị bệnh như sau:

– Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, định kỳ tẩy uế, tiêu độc khử trùng. Ở bãi chăn thả và quanh khu vực chuồng nuôi cần phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, thoát nước ở chỗ có vũng nước tù để hạn chế sự tồn tại của mầm bệnh trong tự nhiên.

– Tăng cường sức đề kháng cho con vật bằng cách vệ sinh thức ăn, nước uống, ăn, uống đủ, chăm sóc sử dụng và khai thác hợp lý.

– Khi có dịch xảy ra phải phát hiện kịp thời gia súc ốm để cách ly điều trị, tránh làm lây lan bệnh, công bố dịch, cấm không cho vận chuyển và mổ thịt trâu, bò. Trâu, bò chết phải chôn sâu, đổ vôi bột vào hố chôn.

– Toàn bộ chuồng trại, bãi chăn phải được vệ sinh, tẩy uế và trống chuồng, bãi chăn thả triệt để. Đốt rác thải và ủ phân có trộn vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *