Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 9 năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm phạm vi kiến thức ôn thi, lý thuyết và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận cuối học kì 2.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2023 – 2024

Đề cương ôn tập Địa lý 9 cuối học kì 2 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 2 lớp 9. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Địa lí 9 năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề cương ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 9, đề cương ôn tập học kì 2 tiếng Anh 9.

Đề cương ôn tập Địa 9 học kì 2 năm 2023 – 2024

A. Kiến thức trọng tâm ôn thi học kì 2 Địa 9

I/ VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng ntn đến sự phát triển ở ĐNB:

Về tài nguyên thiên nhiên

+ ĐNB có điạ hình thoải, đất badan, đất xám, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm-> mặt bằng xây dựng tốt, trồng các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, tiêu, điều, mía, hoa quả.

+ ĐNB có vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng giàu tiềm năng dầu khí -> khai thác dầu khí, đánh bắt hải sản, giao thông và du lịch biển

+ Có mạng lưới sông ngòi thuận lợi cho sự phát triển thủy điện cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.

II/ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

1) Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên dể phát triển kinh tế- xã hôị ở đồng bằng sông Cửu Long

-Với diện tích tương đối rộng, địa hình bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, sự đa dạng sinh học, ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lơi để phát triển sản xuất như:

+ Đất đai: diện tích gần 4 triệu ha, trong đó đất phù sa ngọt 1,2 triệu ha, đất phèn đất mặn 2,5 triệu ha -> đất đai phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho sản xuất lương thực

+ Rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau chiếm diện tích lớn, trong rừng giàu nguồn lợi động thực Địa

+ Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, lượng mưa dồi dào. Sông ngòi kênh rạch chằng chịt tạo nên tiềm năng cung cấp phù sa cho đồng ruộng, cung cấp nước để cải tạo đất phèn mặn là địa bàn đánh bắt, nuôi trồng thủy sản và phát triển giao thông vận tải đường sông

+ Vùng biển và hải đảo: Có nhiều nguồn hải sản phong phú. Biển ấm, ngư trường rộng lớn thuận lợi cho khai thác hải sản, du lịch

2. Nêu một số khó khăn về mặt tự nhiên của đồng bằng sông Cửu Long? các biện pháp khắc phục

* Khó khăn

– Diện tích đất phèn mặn lớn (2,5 triệu ha)

– Hằng năm lũ lụt của sông Mêcông ảnh hưởng tơí sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt

– Mùa khô thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt vì xâm nhập mặn

* Biện pháp khắc phục

Chủ động chung sống với lũ , khai thác các lợi thế kinh tế do lũ mang lại

Câu 3/ Phát triển mạnh công nghiêp chế biến lương thực, thưc phẩm có ý nghĩa như thế nào đối với sản suất nông nghiệp ở ĐBSCL?( trang 133)

  • Phát triển công nghiệp chế biến lương thực góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hóa sản phẩm lương thực thực phẩm
  • Giúp cho sản phẩm lương thực thực phẩm nước ta mở rộng ra thị trường quốc tế
  • Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết công, nông nghiệp.
  • Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
  • ĐBSCL ngành chế biến lương thực thực phẩm đứng đầu chiếm 65%

Câu 4 (sử dụng Atslat Việt Nam .Xác định được vị trí ,địa hình và các trung tâm kinh tế lớn ở ĐBSCL

Câu 5 Vẽ biểu đồ bài tập 3 trang 133

Sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước

(Đơn vị: triệu tấn)

Năm 2010 2013 2015
Đồng bằng sông Cửu Long 3,0 3,4 3,6
Cả nước 5,1 6,0 6,5

– Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước
– Nêu nhận xét

( Gợi ý Nhận xét cần chú ý + Sản lượng thủy sản của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long …………

+ Trong tổng sản lượng thủy sản của cả nước thì Đồng bằng sông Cửu Long luôn chiếm tỉ trọng …………………

III/ PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN ĐẢO

– Học thuộc Cần nắm:

+ Bờ biển nước ta dài 3260 km, có 28/63 tỉnh thành giáp biển.

+ Đảo lớn nhất nước ta là đảo: Phú Quốc (Kiên Giang).

+ Các đảo lớn: Cát Bà (Hải Phòng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng).

+ Các đảo tập trung nhất ở vùng biển các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

+ Quần đảo Hoàng Sa (TP Đà Nẵng), Trường Sa (Khánh Hòa)

+ Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986.

+ Nhà máy lọc dầu lớn nhất nước ta là Dung Quất (Quảng Ngãi).

Câu 1/ Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển? Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo.

1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển -đảo.

– Gần đây diện tích rừng ngập mặn ở nước ta giảm nhanh. Nguồn lợi hải sản cũng giảm đáng kể, một số loài hải sản có nguy cơ tuyệt chủng.

– Ô nhiễm môi trường biển có xu hướng gia tăng rõ rệt, làm suy giảm nguồn sinh vật biển,

2. Các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

– Việt Nam đã tham gia những cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển

– Phương hướng

+ Điều tra đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu, đầu tư khai thác hải sản xa bờ.

+ Bảo vệ và trồng rừng ngập mặn.

+ Bảo vệ rạn san hô.

+ Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

+ Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hoá học, đặc biệt là dầu mỏ.

* Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển:

· Do các chất độc hại (ví dụ) từ sông ngòi đổ ra biển.

· Sự thiếu ý thức của người dân và khách du lịch biển.

· Khai thác dầu khí ảnh hưởng đến môi trường biển (ví dụ)

* Hậu quả: – Làm suy giảm tài nguyên sinh vật biển.

– Ảnh hưởng xấu đến du lịch biển…….

Câu 2 – Tiềm năng và thực trạng ngành khai thác – chế biến khoáng sản biển và giao thông vận tải biển.

3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển:

– Tiềm năng: Biển nước ta có nhiều khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, ti- tan, muối.

– Thực trạng:

+ Nghề làm muối phát triển ở ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt ở Nam Trung Bộ.

+ Khai thác dầu khí phát triển mạnh, tăng nhanh, chiếm vị trí hàng đầu trong sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

4. Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển:

– Tiềm năng:

+Gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

+ Có nhiều vũng, vịnh, cửa sông để xây dựng các cảng biển.

– Thực trạng:

+ Nước ta có khoảng 120 cảng biển, lớn nhất là cảng Sài Gòn.

+ Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ, hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn ở BB, Nam Bộ, Trung Bộ.

+ Dịch vụ hàng hải phát triển toàn diện.

+ Phát triển nhanh, ngày càng hiện đại cùng với quá trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

B. Một số câu hỏi trắc nghiệm Địa 8

Câu 1: Quần cư nông thôn không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có mật độ dân số thấp
B. Sống theo làng mạc, thôn xóm.
C. Nghề chủ yếu là sản xuất nông, lâm ngư nghiệp.
D. Chủ yếu là nhà cao tầng, khu dân cư, biệt thự…

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí trang 15, hãy cho biết mật độ dân số của Đà Nẵng là:

A. 101 – 200 người/km2
B. 201 – 500 người/km2
C. 501 – 1000 người/km2
D. 1001 – 2000 người/km2

Câu 3: Ý nào sau đây không đúng khi nhận xét về chất lượng lao động nước ta

A. Chất lượng lao động cao.
B. Lao động nước ta có kinh nghiệp trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao
D. Lao động Việt Nam cần cù chịu khó thông minh, sáng tạo.

Câu 4: Hiện nay mặc dù tỉ lệ tăng dân số nước ta đã giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tăng nhanh là do

A. đời sống đại bộ phận nhân dân được cải thiện.
B. kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao.
C. quy mô dân số lớn, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao.
D. hiệu quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình chưa cao.

Câu 5: Nội dung nào sau đây không thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta?

A. Mở rộng quy mô các thành phố.
B. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
C. Số dân thành thị tăng nhanh.
D. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.

Câu 6: Phía Bắc của vùng Bắc Trung Bộ giáp với dãy núi nào?

A. Dãy Bạch Mã.
B. Dãy Trường Sơn Bắc.
C. Dãy Tam Điệp.
D. Dãy Hoành Sơn.

Câu 7: Ngành công nghiệp nào không phải là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ?

A. Khai thác khoáng sản.
B. Sản xuất Địa liệu xây dựng.
C. Chế biến nông sản xuất khẩu.
D. Sản xuất máy nông nghiệp.

Câu 8: Khu vực ngoài nhà nước gồm

A. Địa phương, tư nhân.
B. Tư nhân, cá thể, tập thể
C. Địa phương, tư nhân, cá thể.
D. Nước ngoài, cá thể, địa phương

Câu 9: Ở vùng thấp từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả là địa bàn cư trú chủ yếu của:

A. Dân tộc Tày; Nùng.
B. Dân tộc Thái, Mường.
C. Dân tộc Mông.
D. Dân tộc Ê- đê, Gia rai.

Câu 10: Cho bảng số liệu sau:

Độ tuổi Năm 1999 Năm 2009
Từ 0 đến 14 tuổi 33,5 25
Từ 15 đến 59 tuổi 58,4 66
Trên 60 tuổi 8.1 9

Tỉ lệ dân số phụ thuộc của năm 1999 và 2009 lần lượt là:

A. 91,9 và 91,0
B. 66,5 và 75
C. 41,6 và 34
D. 34 và 41,6

Câu 11: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô:

A. Vừa và nhỏ
B. Vừa
C. Lớn
D. Rất Lớn

Câu 12: Đặc điểm nào sau đây đúng với nguồn lao động nước ta:

A. Dồi dào, tăng nhanh
B. Tăng chậm
C. Hầu như không tăng
D. Dồi dào, tăng chậm

Câu 13: Ý nào sau đây không phải là thành tựu của nền kinh tế nước ta khi tiến hành đổi mới:

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và khá vững chắc.
B. Chênh lệch về kinh tế giữa các vùng miền còn lớn.
C. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tích cực.
D. Hội nhập nền kinh tế khu vực và toàn cầu diễn ra nhanh chóng.

Câu 14: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta:

A. Cây lương thực
B. Cây hoa màu
C. Cây công nghiệp
D. Cây ăn quả và rau đậu

Câu 15: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với:

A. Các đồng cỏ tươi tốt
B. Vùng trồng cây ăn quả
C. Vùng trồng cây công nghiệp
D. Vùng trồng cây lương thực

Câu 16: Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế – xã hội và có vai trò:

A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
B. Giữ gìn môi trường sinh thái.
C. Bảo vệ con người và động Địa.
D. Thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi.

Câu 17: Các nhân tố có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp của nước ta là:

A. Dân cư và lao động.
B. Thị trường, chính sách phát triển công nghiệp
C. Các nhân tố kinh tế – xã hội.
D. Cơ sở Địa chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng

Câu 18: Yếu tố nào tác động mạnh mẽ đến sự phân bố ngành dịch vụ?

A. Vị trí địa lí thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.
B. Nền kinh tế phát triển năng động.
C. Giao thông vận tải phát triển.
D. Sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế.

Câu 19: Sự phân bố các trung tâm thương mại không phụ thuộc vào:

A. Quy mô dân số.
B. Sức mua của người dân.
C. Sự phát triển của các hoạt động kinh tế.
D. Nguồn lao động chất lượng cao.

Câu 20: Về mặt tự nhiên Trung du và miền núi Bắc Bộ có đặc điểm chung là:

A. chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình.
B. chịu tác động rất lớn của biển.
C. chịu ảnh hưởng sâu sắc của vĩ độ.
D. chịu ảnh hưởng nặng của mạng lưới thủy văn.

Câu 21: Loài gia súc nào của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng cao nhất so với cả nước?

A. Bò.
B. Dê.
C. Trâu.
D. Ngựa.

Câu 22: Những thế mạnh kinh tế quan trọng hàng đầu của Trung du và miền núi Bắc Bộ là:

A. công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm và phát triển ngành thủy sản
B. trồng cây lương thực, cây ăn quả và khai thác lâm sản
C. giao thông vận tải biển và nuôi trồng thủy sản
D. khai thác khoáng sản và phát triển thủy điện

Câu 23: Thế mạnh về tự nhiên tạo cho Đồng bằng Sông Hồng có khả năng phát triển mạnh cây vụ đông là:

A. đất phù sa màu mỡ.
B. nguồn nước mặt phong phú.
C. có một mùa đông lạnh.
D. địa hình bằng phẳng.

Câu 24: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là:

A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Bắc Trung Bộ

Câu 25: Khó khăn không phải trong sản xuất lương thực của vùng Bắc Trung Bộ là:

A. Đồng bằng hẹp
B. Đất đai kém màu mỡ
C. Nhiều thiên tai
D. Người dân có kinh nghiệm sản xuất.

Câu 26: Khoáng sản chính của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là:

A. Sắt, đá vôi, cao lanh.
B. Than nâu, mangan, thiếc.
C. Đồng, Apatít, vàng.
D. Cát thủy tinh, ti tan, vàng.

Câu 27: Hoạt động kinh tế ở khu vực đồi núi phía tây vùng Duyên hải Nam Trung Bộ không có ngành:

A. chăn nuôi gia súc lớn
B. nuôi bò, nghề rừng
C. công nghiệp, thương mại
D. trồng cây công nghiệp

Câu 28: Về mật độ dân số, Tây Nguyên hiện là vùng:

A. Có mật độ thấp chỉ sau Đồng bằng sông Hồng.
B. Dân cư đông đúc do nhập cư từ các vùng khác.
C. Có mật độ dân số thấp nhất cả nước.
D. Có mật độ trung bình so với các vùng khác.

Câu 29: Loại khoáng sản giàu trữ lượng nhất ở Tây Nguyên là:

A. Bô xit
B. Vàng
C. Kẽm
D. Than đá.

Câu 30: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở Đông Nam Bộ là:

A. Đát xám và đất phù sa
B. Đất badan và đất feralit
C. Đất phù sa và đất feralit
D. Đất badan và đất xám

Câu 31: Đông Nam Bộ có thể phát triển nhanh không phải là nhờ:

A. Là trung tâm kinh tế phía Nam.
B. Gần nhiều vùng giàu tiềm năng.
C. Gần trung tâm các nước Đông Nam Á.
D. Nền nông nghiệp tiên tiến nhất.

Câu 32: Bên cạnh là vựa lúa số 1 của cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long còn phát triển mạnh:

A. Nghề rừng.
B. Giao thông.
C. Du lịch.
D. Thuỷ hải sản.

Câu 33: Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

A. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau.
B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng.
C. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu.
D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.

Câu 34: Đâu không phải là cảng biển:

A. Đà Nẵng
B. Cần Thơ
C. Vũng Tàu
D. Quy Nhơn

Câu 35: Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển:

A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.
B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.
C. Phòng chống ô nhiễm biển.
D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.

Câu 36: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê hàng đầu nước ta là vì:

A. Có nhiều diệt tích đất phù sa phù hợp với cây cà phê.
B. Có nguồn nước ẩm rất phong phú.
C. Có độ cao lớn nên khí hậu mát mẻ.
D. Có nhiều diện tích đất feralit rất thích hợp với cây cà phê.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *