Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 gồm 3 đề thi có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác kèm theo ma trận. Thông qua đề thi giữa kì 2 GDCD 8 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TOP 3 Đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 3 đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

Bộ đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024

    1. Đề kiểm tra giữa kì 2 môn GDCD 8 Kết nối tri thức – Đề 1

    1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 GDCD 8

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3,0 điểm

    Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng:

    Câu 1: Hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình là hành vi

    A. Bạo lực giới.
    B. Bạo lực gia đình.
    C. Bạo lực học đường.
    D. Bạo lực xã hội.

    Câu 2: Hành vi ngược đãi, đánh đập các thành viên khác trong gia đình làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ là hình thức bạo lực gia đình về

    A. thể chất.
    B. tinh thần.
    C. kinh tế.
    D. tình dục.

    Câu 3: Khi các thành viên trong gia đình có những hành vi xâm phạm tới các quyền lợi kinh tế của các thành viên khác trong gia đình là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình về

    A. tinh thần.
    B. thể chất.
    C. kinh tế.
    D. tình dục.

    Câu 4: Hành vi làm tổn thương tới danh dự của các thành viên trong gia đình là một trong những hình thức bạo lực gia đình về

    A. tinh thần.
    B. thể chất.
    C. tình dục.
    D. kinh tế.

    Câu 5: Bạo lực gia đình về mặt thể chất thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình?

    A. Xúc phạm danh dự.
    B. Ngược đãi thân thể.
    C. Chiếm đoạt tài sản.
    D. Cưỡng ép sinh con.

    Câu 6: Bạo lực gia đình về mặt tình dục thể hiện ở hành vi nào dưới đây đối với các thành viên trong gia đình?

    A. Ngược đãi thân thể.
    B. Xúc phạm danh dự.
    C. Chiếm đoạt tài sản.
    D. Cưỡng ép sinh con.

    Câu 7: Bản danh sách mà trong đó liệt kê các khoản tiền được phân chia để sử dụng cho những mục đích cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là

    A. kế hoạch chi tiêu.
    B. kế hoạch rèn luyện.
    C. kế hoạch hội thảo.
    D. kế hoạch học tập.

    Câu 8: Tập hợp những hành động sử dụng tiền một cách phù hợp và hiệu quả, là nội dung của khái niệm nào sau đây?

    A. Kế hoạch tài chính.
    B. Kế hoạch chi tiêu.
    C. Quản lí tiền hiệu quả.
    D. Mục tiêu tài chính.

    Câu 9: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của việc lập kế hoạch chi tiêu?

    A. Giúp mỗi cá nhân có thể định hướng tương lai.
    B. Giúp mỗi người quản lý tiền một cách hiệu quả.
    C. Giúp con người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
    D. Phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.

    Câu 10: Việc lập kế hoạch chi tiêu cá nhân không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

    A. Cân bằng được tài chính.
    B. Chi tiêu những khoản không cần thiết.
    C. Thực hiện được tiết kiệm.
    D. Tạo dựng cuộc sống ổn định, ấm no.

    Câu 11: Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

    A. Kế hoạch chi tiêu cần cụ thể và thực hiện nghiêm túc.
    B. Những người giàu có thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.
    C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta phân bổ tiền phù hợp.
    D. Cần rèn luyện kĩ năng quản lí tài chính ngay từ khi còn nhỏ.

    Câu 12: Ý kiến nào dưới đây đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

    A. Chỉ những người chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
    B. Những người giàu có, dư dả thì không cần lập kế hoạch chi tiêu.
    C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp chúng ta cân bằng được tài chính.
    D. Học sinh nên tập trung học tập, không nên bận tâm đến tiền bạc.

    II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

    Câu 1: (3 điểm) Em hãy nhận xét việc làm của các bạn trong những trường hợp dưới đây:

    a. Lan có thói quen ghi chép lại các khoản thu chi của mình để đảm bảo cân đối giữa thu và chi, tránh tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền tiêu.

    b. Thấy bạn thân hay mua đồ ăn vặt, Nam nhắc nhở và khuyên bạn không nên chi tiêu như vậy vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ.

    c. Bạn H có thói quen chi tiêu không kiểm soát nên thường xuyên xin thêm tiền của bố mẹ.

    d. Bạn Bình lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng. Sau một thời gian, Bình nhận thấy chi lớn hơn thu và đã xem lại phần chi tiêu của các tháng trước. Nhận ra một số khoản chi chưa hợp lí nên Bình cắt giảm ngay.

    Câu 2: (3 điểm): Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi.

    Gần đây, bạn Ph nghỉ học nhiều ngày mà không có lí do. Khi cô giáo chủ nhiệm và các bạn đến nhà để tìm hiểu, bạn Ph cho biết, phải ở nhà để lo việc gia đình. Bạn Ph kể, mấy tháng nay, do công việc nhiều nên mẹ thường đi làm về muộn và hay đi công tác xa. Bố em nghi ngờ và ghen tuông nên thường xúc phạm mẹ. Mặc dù, gia đình nội, ngoại đã can ngăn nhưng bố của bạn Ph vẫn không thay đổi. Mẹ của bạn Ph không chịu đựng được nữa nên về nhà ngoại ở hẳn.

    Em hãy phân tích tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn Ph và các thành viên trong gia đình của bạn.

    Câu 3: (1 điểm): Đọc tình huống và trả lời câu hỏi.

    Bố mẹ cho H tiền để mua đồ dùng học tập và ăn sáng nhưng H mua quà vặt và các đồ dùng không cần thiết. Vẫn chưa thoả mãn nhu cầu của mình, H còn hỏi vay tiền bạn thân là S để mua thêm những thứ đồ xa xỉ.

    Em hãy nhận xét thói quen chi tiêu của H. Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H như thế nào?

    1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 8

    Phần I: Trắc nghiệm (3,0 đ):

    – Mỗi phương án đúng được 0.25 điểm.

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Đáp án

    B

    A

    C

    A

    B

    D

    A

    B

    C

    D

    B

    C

    II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    Câu 1

    (3,0 điểm)

    – Trường hợp a) Nhận xét: bạn Lan đã thiết lập được cho mình một thói quen chi tiêu hợp lí. Thói quen chi tiêu này giúp Lan có thể cân đối tài chính, tránh chi tiêu vào những việc không cần thiết.

    – Trường hợp b) Nhận xét: Bạn Nam đã biết cách chi tiêu hợp lí; đồng thời, hành động của Nam còn cho thấy, bạn ấy có sự quan tâm tới bạn bè và có ý thức giữ gìn sức khỏe

    – Trường hợp c) Nhận xét: Bạn H chưa biết cách lập và thực hiện kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng: chưa hết tháng H đã hết tiền tiêu.

    – Trường hợp d) Nhận xét: Bạn Bình đã biết cách điều chỉnh thói quen chi tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

    1,0 đ

    1,0 đ

    0,5 đ

    0,5 đ

    Câu 2

    (3,0 điểm)

    + Bạn Ph bị tổn thương về tinh thần, dẫn đến kết quả học tập giảm sút; Ph nghỉ học nhiều ngày, phải ở nhà để lo việc gia đình.

    + Mẹ bạn Ph bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm dẫn đến tâm lí tổn thương.

    + Hạnh phúc của gia đình bạn Ph có nguy cơ tan vỡ (mẹ bạn Ph không chịu được sự xúc phạm của bố bạn Ph nên đã bỏ về nhà ngoại ở hẳn).

    3,0 điểm

    Câu 3

    (1,0 điểm)

    Thói quen chi tiêu của H là chưa hợp lí, lãng phí tiền vào những mặt hàng không thiết yếu.

    Lời khuyên: H nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn luyện cho mình những thói quen chi tiêu hợp lí hơn.

    Nên lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu; rèn luyện cho mình những thói quen chi tiêu hợp lí hơn, ví dụ như:

    + Liệt kê những thứ cần mua trước khi đi mua sắm; từ đó xác định thứ tự ưu tiên những thứ cần mua.

    + Chỉ mua những thứ cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân.

    1,0 điểm

    1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8

    TT

    Chủ đề

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Tỉ lệ

    Tổng

    Điểm

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    1

    Bài 7: Phòng chống bạo lực gia đình

    6c

    1,5đ

    1c

    6 câu

    1câu

    4,5

    2

    Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu

    6c

    1,5đ

    1c

    1c

    6câu

    2câu

    5,5

    Tổng

    12

    1

    1

    1

    12

    3

    10 đ

    Tỉ lệ %

    30%

    30%

    30%

    10%

    30%

    70%

    10 đ

    Xem thêm bản đặc tả đề thi trong file tải về

    2. Đề thi giữa kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức – Đề 2

    2.1 Đề thi giữa kì 2 môn GDCD 8

    PHÒNG GD&ĐT…………

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

    Môn: GDCD– Lớp 8

    Năm học: 2023 – 2024

    Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Câu 1 (0,25 điểm). Những người thường có xu hướng gây ra bạo lực gia đình là người nào?

    A. Người mẹ hết mực yêu thương con cái
    B. Ông bà luôn cố gắng dạy dỗ con cháu thành người tốt
    C. Các anh chị em hòa thuận trong gia đình
    D. Người bố thường xuyên uống rượu

    Câu 2 (0,25 điểm). Kế hoạch chi tiêu là gì?

    A. Là tổng số tiền mà một cá nhân có dùng để chi tiêu
    B. Là danh sách khoản tiền sẽ được sử dụng trong thời gian nhất định với hạn mức đã được chia sẵn
    C. Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định
    D. Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai

    Câu 3 (0,25 điểm). Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?

    A. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng
    B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình
    C. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình
    D. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học

    Câu 4 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây không đúng khi bàn về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu?

    A. Các thói quen chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta đạt được mục tiêu tài chính.
    B. Lập kế hoạch chi tiêu mất thời gian và tạo ra sự khó chịu khi sử dụng tiền.
    C. Lập kế hoạch chi tiêu giúp ta tránh được các khoản chi tiêu không hợp lí.
    D. Mỗi cá nhân đều cần rèn luyện để tạo hình thành thói quen chi tiêu hợp lí.

    Câu 5 (0,25 điểm). “Thiết lập quy tắc thu, chi” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?

    A. Bước thứ nhất
    B. Bước thứ hai
    C. Bước thứ ba
    D. Bước thứ tư

    Câu 6 (0,25 điểm). Đâu không phải là hình thức phổ biến của bạo lực gia đình?

    A. Bạo lực về thể chất.
    B. Bạo lực về tâm hồn.
    C. Bạo lực về tình dục.
    D. Bạo lực về kinh tế.

    Câu 7 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây có thói quen chi tiêu hợp lí?

    A. Để có tiền mua thỏi son hàng hiệu, chị T đã ăn mì tôm mỗi ngày.
    B. Anh M thường xuyên vay tiền bạn để đi xem phim, đi du lịch,
    C. Chị H mua mĩ phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ vì giá thành rẻ.
    D. Anh K chỉ mua những thứ thật sự cần thiết, trong khả năng chi trả.

    Câu 8 (0,25 điểm). Theo em, đâu là hành vi nên thực hiện khi xảy ra bạo lực gia đình?

    A. Sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.
    B. Tỏ thái độ khiêu khích, tiêu cực khi bị đe dọa.
    C. Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc của bản thân để tìm cách giảm không khí nặng nề.
    D. Giấu giếm, bao che cho hành động bạo lực để tránh mất mặt người thân.

    Câu 9 (0,25 điểm). Nguyên nhân chính dẫn đến việc cha mẹ bạo hành con cái là gì?

    A. Vì cha mẹ không yêu thương con cái
    B. Vì cha mẹ luôn có tâm lí muốn rèn giũa nghiêm ngặt để con cái mới không hư hỏng
    C. Vì con cái trong gia đình thua kém con nhà hàng xóm
    D. Vì cha mẹ luôn muốn bản thân có được tiếng nói lớn trong gia đình

    Câu 10 (0,25 điểm). Ý kiến: Chỉ chọn những đồ đắt tiền để mua là chi tiêu hợp lí hay chưa?

    A. Hợp lí, vì đồ đắt mới bền.
    B. Chưa hợp lí, vì có thể dành số tiền đó để mua nhiều đồ rẻ hơn.
    C. Hợp lí, vì đồ đắt tiền thể hiện mình là người biết chi tiêu.
    D. Chưa hợp lí, vì có những món đồ không phù hợp với khả năng chi trả khiến mình dễ lâm vào nợ nần.

    Câu 11 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây đã biết cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí?

    A. Chị X dùng tiền lương và vay thêm tiền để mua chiếc túi xách hàng hiệu.
    B. Khi đi siêu thị, bạn C đòi mẹ mua cho mình nhiều loại đồ chơi đắt tiền.
    C. Anh M dùng hết số tiền tiết kiệm để mua một chiếc Iphone 14 Pro Max.
    D. Bạn T chia số tiền mình có thành nhiều khoản với mục đích khác nhau.

    Câu 12 (0,25 điểm). Một người có kế hoạch chi tiêu hợp lí có biểu hiện như thế nào?

    A. Mua sắm vô độ
    B. Chỉ mua khi mặt hàng đó có khuyến mại tặng kèm vật dụng
    C. Mua các đồ dùng thiết yếu cho mình, so sánh giá cả của các mặt hàng với nhau để tìm ra được sản phẩm giá cả phải chăng với chất lượng đảm bảo
    D. Ưu tiên mua thật nhiều đồ ăn cho cả gia đình

    Câu 13 (0,25 điểm). Bạo lực gia đình gây ra hệ lụy gì cho xã hội không?

    A. Không vì chỉ trong phạm vi gia đình không liên quan gì đến xã hội
    B. Gây mất khả năng lao động, thiệt hại về mặt kinh tế xã hội
    C. Làm xã hội có quy tắc và tầng lớp rõ ràng
    D. Khiến cho con cái nể sợ bố mẹ và không dám hư hỏng

    Câu 14 (0,25 điểm). Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?

    A. Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập
    B. Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm
    C. Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch
    D. Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn

    Câu 15 (0,25 điểm). Nhân vật nào dưới đây đã có cách ứng xử chưa phù hợp khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình?

    A. Bạn V nhờ sự trợ giúp từ cơ sở tư vấn tâm lí khi bị bố mẹ áp đặt, kiểm soát.
    B. Chị C tỏ thái độ và lời nói tiêu cực, thách thức khi hai vợ chồng tranh luận.
    C. Anh B xin lỗi vợ vì trong lúc say rượu anh đã thiếu kiềm chế, xúc phạm vợ.
    D. Thấy bố tức giận, bạn C vội sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.

    Câu 16 (0,25 điểm). Mỗi khi say rượu, ông H thường về nhà la hét ầm ĩ và đánh đập, chửi mắng, lăng mạ vợ con. Theo em, ông H đã có hành vi bạo lực gia đình trên những phương diện nào?

    A. Tình dục và kinh tế.
    B. Kinh tế và tinh thần.
    C. Thể chất và kinh tế.
    D. Thể chất và tinh thần.

    Câu 17 (0,25 điểm). Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hậu quả của bạo lực gia đình?

    A. Gây tổn thương đến cuộc sống của người bị bạo lực.
    B. Là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tệ nạn xã hội.
    C. Là nguyên nhân chính dẫn đến tan vỡ gia đình.
    D. Làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội

    Câu 18 (0,25 điểm). Vừa muốn tiết kiệm chi tiêu, lại vừa muốn làm đẹp, nên chị H thường đặt mua nhiều loại mĩ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu là em gái của chị H, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

    A. Mặc kệ, không quan tâm vì không liên quan đến mình.
    B. Ủng hộ chị H vì cách chi tiêu của chị hợp lí, thông minh.
    C. Khuyên chị mua sản phẩm phù hợp, có nguồn gốc rõ ràng.
    D. Không đồng tình nhưng cũng không khuyên ngăn chị H.

    Câu 19 (0,25 điểm). Em đồng tình với quan điểm nào sau đây khi bàn về vấn đề bạo lực gia đình?

    A. Chống bạo lực gia đình là trách nhiệm riêng của lực lượng công an.
    B. Bạo lực gia đình đã và đang gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.
    C. Người có hành vi bạo lực gia đình không vi phạm về pháp luật.
    D. Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.

    Câu 20 (0,25 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:

    Tình huống. Chú của bạn B sinh sống và làm việc tại Mỹ. Dịp này về Việt Nam thăm nhà, chú đã cho B một khoản tiền (1 triệu đồng). B dự định dùng số tiền này để đăng kí một khóa học đàn ghi-ta. Sáng chủ nhật, khi tới nhà bạn V chơi, B đã vui vẻ kể lại với V việc mình được chú cho tiền. Thấy vậy, V liền gợi ý: “Cậu có nhiều tiền vậy, hay chúng mình cùng tới rạp xem phim “Vua sư tử” đi”. Nếu là B, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

    A. Ngay lập tức đồng ý để không làm mất lòng bạn.
    B. Lảng tránh sang chuyện khác, coi như chưa nghe thấy.
    C. Từ chối, giải thích rõ kế hoạch chi tiêu với các bạn.
    D. Từ chối, lập tức bỏ về nhà, không giải thích gì thêm.

    Câu 21 (0,25 điểm). Một hôm, Hà đi học thêm về thấy gia đình hàng xóm có mâu thuẫn, bác trai có đập phá đồ đạc và không may gây cho bác gái bị chấn thương. Nếu em là Hà, trong tình huống như vậy, chứng kiến bác gái đang khóc lóc đau đớn thì em sẽ làm gì?

    A. Em sẽ báo cho công an tới xử lí vụ việc của gia đình hàng xóm.
    B. Em sẽ chạy sang can ngăn bác trai, đe dọa bác nếu đánh đập bác gái nữa thì sẽ báo công an.
    C. Em sẽ báo cho bố mẹ và tìm cách đưa bác gái tới cơ sở y tế để điều trị.
    D. Em sẽ kêu gọi hàng xóm xung quanh sang can ngăn và xử lí hành động của bác trai.

    Câu 22 (0,25 điểm). Bạn học sinh nào trong tình huống sau đây chưa biết cách chi tiêu hợp lí?
    Tình huống: Thấy V và K thường xuyên mua đồ ăn vặt được bày bán trước cổng trường, bạn N đã nhắc nhở và khuyên hai bạn không nên chi tiêu như vậy, vì vừa tốn kém vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.

    A. Bạn V.
    B. Bạn K.
    C. Bạn N.
    D. Hai bạn V và K.

    Câu 23 (0,25 điểm). Sắp tới ngày sinh nhật của mẹ, M muốn mua một món quà tặng mẹ, nhưng số tiền tiết kiệm của M chỉ có 150.000 đồng. Nếu là M, trong trường hợp trên, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

    A. Trộm tiền của bố để có thêm tiền mua quà tặng mẹ.
    B. Tự tay làm một món quà nhỏ (thiệp, bánh,…) tặng mẹ.
    C. Ngó lơ, coi như mình không biết ngày sinh nhật của mẹ.
    D. Vay thêm tiền của các bạn để mua quà đắt tiền tặng mẹ.

    Câu 24 (0,25 điểm). Em hãy bày tỏ quan điểm với ý kiến sau và giải thích lí do: “Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền im lặng khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nói ra sự thật”.

    A. Đồng tình, vì hành động không gây thiệt hại quá lớn về kinh tế và tâm lí nạn nhân nên có thể bỏ qua.
    B. Không đồng tình, vì không thành thật trước pháp luật thì nạn nhân cũng sẽ bị xử phạt theo quy định.
    C. Đồng tình, vì đây là việc cá nhân trong gia đình, nạn nhân có quyền được bảo vệ người thân.
    D. Không đồng tình, vì nạn nhân bị bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan thẩm quyền điều tra.

    B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    Câu 1 (3,0 điểm).

    a. Em hãy nêu những hình thức bạo lực gia đình phổ biến hiện nay.

    b. Bạo lực gia đình gây ra tác hại gì cho cá nhân, gia đình và xã hội?

    Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng của bản thân cho hợp lí.

    2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 GDCD 8

    I. TRẮC NGHIỆM

    Chúng tôi sẽ cập nhật trong thời gian sớm nhất

    II TỰ LUẬN

    Câu 1 (3,0 điểm).

    a. Những hình thức bạo lực gia đình phổ biến hiện nay.

    • Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;
    • Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
    • Cưỡng ép chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;
    • Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

    b. Bạo lực gia đình gây ra tác hại gì cho cá nhân, gia đình và xã hội?

    – Đối với cá nhân

    + Hậu quả đối với nạn nhân bị BLGĐ

    • Phụ nữ là nạn nhân chính của BLGĐ.
    • Về sức khỏe thể chất: sức khỏe bị hủy hoại, bị gây thương tích và đau đớn, có thể gây tàn tật suốt đời và dẫn đến tử vong.
    • Về sức khỏe tinh thần: luôn bị ám ảnh bởi bao lực, chán nản, buồn rầu, lo lắng, sợ hãi, hoang mang, trầm cảm, đôi khi cảm thấy cuộc sống nặng nề và tuyệt vọng.
    • Về sức khỏe tình dục: mang thai ngoài ý muốn, mắc các bệnh phụ khoa, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, HIV,…

    + Hậu quả đối với người gây ra BLGĐ

    • Phá hỏng mối quan hệ GĐ, bị người khác khinh thường, ghét bỏ.
    • Bị nhắc nhở, phạt hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng với nạn nhân.

    – Đối với GĐ

    Gây thiệt hại về kinh tế GĐ, hạnh phúc GĐ tan vỡ, ảnh hưởng cuộc sống GĐ và tương lai của con cái sau này. Như đã nói là gần 80% số vụ ly hôn hàng năm có nguyên nhân từ BLGĐ.

    – Đối với cộng đồng xã hội

    – Gây mất trật tự xã hội, là mầm mống phát sinh tội phạm và tệ nạn xã hội, giảm sút nguồn lao động, cản trở sự phát triển và tiến bộ xã hội.

    Câu 2 (1,0 điểm). Lập kế hoạch chi tiêu hằng tháng của bản thân cho hợp lí.

    Bảng kế hoạch này tùy các em trình bày tuy nhiên cần thực hiện theo các bước sau

    • Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
    • Bước 2: Xác định các khoản cần chi.
    • Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi
    • Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu
    • Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

    2.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 GDCD 8

    Tên bài học

    MỨC ĐỘ

    Tổng số câu

    Điểm số

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    VD cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    Bài 7:

    Phòng, chống bạo lực gia đình

    2

    0

    6

    0

    4

    0

    0

    1

    12

    1

    4,0

    Bài 8:

    Lập kế hoạch chi tiêu

    2

    1

    6

    0

    4

    0

    0

    0

    12

    1

    6,0

    Tổng số câu TN/TL

    4

    1

    12

    0

    8

    0

    0

    1

    24

    2

    10,0

    Điểm số

    1,0

    3,0

    3,0

    0

    2,0

    0

    0

    1,0

    6,0

    4,0

    10,0

    Tổng số điểm

    4,0 điểm

    40%

    3,0 điểm

    30%

    2,0 điểm

    20%

    1,0 điểm

    10%

    10 điểm

    100 %

    10 điểm

    BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

    MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

    Nội dung

    Mức độ

    Yêu cầu cần đạt

    Số câu TL/

    Số câu hỏi TN

    Câu hỏi

    TN

    (số câu)

    TL

    (số câu)

    TN

    TL

    Bài 7

    12

    1

    Phòng, chống bạo lực gia đình

    Nhận biết

    – Nhận biết được khái niệm bạo lực gia đình và người thường gây ra bạo lực gia đình.

    – Nhận biết được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến và tác hại của bạo lực gia đình với cá nhân, gia đình và xã hội.

    2

    1

    C1, C3

    C1 (TL)

    Thông hiểu

    – Nhận diện được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.

    – Nêu được việc làm cần thực hiện khi xảy ra bạo lực gia đình.

    – Biết được nguyên nhân chính dẫn đến bạo lực gia đình.

    – Xác định được tác hại của bạo lực gia đình đối với xã hội.

    – Xác định được nhân vật ứng xử chưa đúng khi bạo lực gia đình xảy ra.

    – Biết được hậu quả của bạo lực gia đình đối với bản thân, gia đình và xã hội.

    6

    C6, C8, C9, C13, C15, C17

    Vận dụng

    – Xác định được hình thức bạo lực gia đình trong tình huống cụ thể.

    – Bày tỏ được quan điểm với các vấn đề bạo lực gia đình.

    – Xử lí được các tình huống bạo lực gia đình.

    4

    C16, C19, C21, C24

    Vận dụng cao

    Bài 8

    12

    1

    Lập kế hoạch chi tiêu

    Nhận biết

    – Nhận biết được khái niệm kế hoạch chi tiêu.

    – Nhận biết được các bước lập kế hoạch chi tiêu.

    2

    1

    C2, C5

    Thông hiểu

    – Xác định được ý kiến chưa đúng về vấn đề lập kế hoạch chi tiêu.

    – Biết được biểu hiện của nhân vật có thói quen chi tiêu hợp lí.

    – Bày tỏ quan điểm trước các vấn đề liên quan đến chi tiêu hợp lí.

    – Giải thích được lí do cần kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.

    6

    C4, C7, C10, C11, C12, C14

    Vận dụng

    – Xử lí được tình huống và khuyến khích mọi người chi tiêu hợp lí.

    – Biết được như thế nào là chi tiêu chưa hợp lí trong tình huống cụ thể.

    – Thực hiện được các việc làm thể hiện chi tiêu hợp lí.

    4

    C18, C20, C22, C23

    Vận dụng cao

    Lập được kế hoạch chi tiêu hằng tháng của bản thân hợp lí.

    1

    C2 (TL)

    ………..

    Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 GDCD 8 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *