Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 năm 2023 – 2024

Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 năm 2023 – 2024

Đề thi học kì 2 lớp 9 năm 2023 – 2024 tổng hợp 113 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề kiểm tra.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 năm 2023 – 2024

TOP 113 đề kiểm tra cuối kì 2 lớp 9 năm 2023 được biên soạn nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập để các em đạt kết quả cao hơn trong kì thi kiểm tra học kì 2 sắp tới. Các đề kiểm tra học kì 2 lớp 9 được biên soạn đầy đủ, nội dung sát với chương trình sách giáo khoa hiện hành. Đây cũng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi học kì 2 môn Vật lí 9, đề thi học kì 2 Toán 9, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 9.

TOP 113 Đề thi học kì 2 lớp 9 năm 2023 – 2024

    1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 9

    1.1 Đề thi cuối kì 2 Văn 9

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Câu 1: ( 2 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời những câu hỏi bên dưới:

    “Ta làm con chim hót
    Ta làm một cành hoa
    Ta nhập vào hòa ca
    Một nốt trầm xao xuyến.

    Một mùa xuân nho nhỏ
    Lặng lẽ dâng cho đời
    Dù là tuổi hai mươi
    Dù là khi tóc bạc.”

    a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả?

    b. Nêu một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên?

    c. Em hãy cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?

    Câu 2: ( 1 điểm)

    a. Hãy nêu tên các thành phần biệt lập đã được học.

    b. Chỉ ra và nêu tên cụ thể thành phần biệt lập có trong đoạn văn sau đây:

    “ Hồi còi thứ hai của chị Thao.Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu…”

    (Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm)

    Từ nội dung của đoạn thơ ở phần Đọc- hiểu , em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.

    Câu 2 (5,0 điểm)

    Cảm nhận cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

    1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 9

    A. Hướng dẫn chung

    – Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

    – Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.

    – Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.

    – Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00 điểm).

    B. Đề và hướng dẫn chấm:

    Phần

    Hướng dẫn chấm

    Điểm

    I

    I. ĐỌC- HIỂU ( 3,0 điểm)

    1a

    -Tác phẩm: Mùa xuân nho nhỏ

    -Tác giả: Thanh Hải

    0,5

    1b

    Học sinh có thể kể ra được một trong các biện pháp tu từ sau ( phải có minh chứng cụ thể)

    -Điệp ngữ: Ta làm…Ta làm; Dù là…Dù là

    – Liệt kê: Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm

    – Điệp từ: Ta

    – Hoán dụ: Tuổi hai mươi, tóc bạc

    -Ẩn dụ: Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm

    0,5

    1c

    Học sinh nêu được tác dụng phù hợp với biện pháp tu từ đã chọn trong nội dung của đoạn thơ

    1,0

    2a

    – Kể tên các thành phần biệt lập:

    + Thành phần tình thái

    + Thành phần gọi-đáp

    + Thành phần cảm thán

    + Thành phần phụ chú

    0,5

    2b

    – Xác định đúng thành phần biệt lập: Dường như

    – Nêu đúng tên: Thành phần tình thái

    0,25

    0,25

    II. LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

    II

    1

    2

    Từ nội dung của đoạn thơ ở phần Đọc- hiểu , em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 10 đến 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.

    2,0

    a. Đúng hình thức đoạn văn ( mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn).

    0,25

    b. Xác định đúng vấn đề nghị luận trong đoạn văn.

    0,25

    c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ các dẫn chứng. có thể viết đoạn theo định hướng sau:

    – Giới thiệu được vấn đề: Ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.

    – Giải thích khái niệm lẽ sống cao đẹp.

    – Đưa ra các biểu hiện của lẽ sống cao đẹp trong cuộc sống ngày nay.

    – Bàn luận mở rộng vấn đề: Khi một con người sống mà không biết cống hiến, không biết cho đi thì những con người ấy sẽ như thế nào?

    – Bản thân của em rút ra cho mình những bài học gì trong cuộc sống?

    – Khẳng định ý nghĩa lẽ sống cao đẹp là cần thiết cho thế hệ trẻ ngày nay.

    1,0

    d. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.

    0,25

    e. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu.

    0,25

    Cảm nhận cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

    5,0

    a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về đoạn thơ; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

    0,5

    b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

    0,5

    c. Triển khai các luận điểm nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

    Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:

    3,0

    * Mở bài:

    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác

    – Giới thiệu được cái sâu lắng, nhạy cảm trước cảnh biến đổi của đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

    * Thân bài:

    Khổ 1: Tín hiệu của cảnh vật chuyển từ hạ sang thu

    -Sự biến đổi của thiên nhiên lúc chuyển mùa sang thu:

    + Những nét đặc trưng: Hương ổi, gió se, sương chùng chình

    + Sự kết hợp giữa các từ ngữ: Bỗng- phả-hình như

    Vẻ đẹp của thiên nhiên được cảm nhận tinh tế từ những dấu hiệu vô hình, mờ ảo, rất hẹp và rất gần; thu đến một cách bất ngờ, đột ngột, không báo trước.

    -Tâm trạng của nhà thơ ngỡ ngàng với những cảm xúc bâng khuâng.

    Khổ 2: Đất trời chuyển mình sang thu

    -Thời khắc giao mùa được cụ thể bằng những sắc thái đổi thay của cảnh vật:

    + Sông “ dềnh dàng” với dáng chậm chạp, thong thả như đang trầm xuống, không còn nữa dòng chảy dữ dội, cuồn cuộn trong ngày hè mưa lũ.

    + Hình ảnh đàn chim bắt đầu “vội vã” bay về phương Nam tránh rét.

    + Đám mây mùa hạ duyên dáng “vắt nửa mình sang thu”

    Thiên nhiên được quan sát ở một không gian rộng hơn, nhiều tầng bậc

    -Tâm trạng của nhà thơ với những cảm nhận tinh tế, sâu sắc đã làm nên nét riêng cho mùa thu làng quê Bắc bộ Việt Nam.

    Khổ 3: Biến đổi của cảnh vật và những suy ngẫm có tính triết lí về cuộc đời.

    Vẫn là những hình ảnh quen thuộc nắng, mưa, sấm của mùa hạ nhưng mức độ đã vơi dần, ít dần, bớt bất ngờ. Thiên nhiên dần dần đi vào thế ổn định

    + Nắng hạ vẫn còn nhưng không chói chang.

    + Mưa cuối hạ vẫn còn nhưng đã vơi.

    + Sấm còn như cũng không còn rền vang nữa.

    – Hai câu thơ cuối vừa có ý nghĩa tả thực vừa là một hình ảnh ẩn dụ gửi gắm những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời: Khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước mọi biến động bất thường của cuộc đời.

    * Nghệ thuật:

    – Thể thơ năm chữ, nhịp chậm, âm điệu nhẹ nhàng.

    – Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, sáng tạo trong việc dùng từ ngữ.

    – Phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ độc đáo.

    * Kết bài:

    Đánh giá chung và nêu suy nghĩ, tình cảm của của bản thân về bài Sang thu.

    d. Sáng tạo: có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ thuật đoạn thơ.

    0,5

    e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, ngữ nghĩa của từ

    0,5

    Tổng điểm

    10,0

    1.3 Ma trận đề thi học kì 2 Văn 9

    Nội dung

    Mức độ cần đạt

    Tổng số

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    I. Đọc hiểu

    Câu 1

    – Ngữ liệu: văn bản nghệ thuật ( truyện hiện đại, thơ hiện đại Việt Nam)

    – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

    + 01 đoạn thơ, 01 đoạn văn/văn bản hoàn chỉnh.

    + Độ dài khoảng từ 4-8 câu thơ hoặc từ 5-7 câu văn.

    + Tương đương với văn bản HS đã được học chính thức trong chương trình lớp 9 HKII.

    – Mùa xuân nho nhỏ

    – Viếng lăng Bác

    – Sang thu

    – Nói với con

    – Con cò

    – Những ngôi sao xa xôi

    -Bến quê

    Câu 2

    – Ngữ liệu: đoạn văn, đoạn hội thoại.

    – Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu:

    + 01 đoạn văn hoặc 01 đoạn hội thoại.

    + Tương đương với những bài HS đã được học chính thức trong chương trình lớp 9 HKII

    – Khởi ngữ

    -Các thành phần biệt lập

    -Nghĩa tường minh và hàm ý

    -Liên kết câu và liên kết đoạn văn.

    -Ôn tập tiếng Việt

    -Tổng kết ngữ pháp

    – Nhận diện tác giả, tác phẩm.

    – Chỉ ra chi tiết biện pháp tu từ trong đoạn thơ.

    – Kể tên các thành phần biệt lập

    -Chỉ ra được thành phần biệt lập và cho biết tên gọi cụ thể.

    – Nhận biết thành phần chính, thành phần phụ của câu

    – Hiểu được giá trị của biện pháp tu từ.

    -Hiểu được ý nghĩa nội dung của đoạn thơ, đoạn văn đối với cuộc sống.

    – Nêu nội dung của đoạn thơ, đoạn văn.

    – Giải thích lỗi liên kết trong đoạn văn và chữa lỗi.

    – Giải thích nội dung của hàm ý

    -Nhận xét về lẽ sống của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ.

    Tổng

    Số câu

    4

    1

    5

    Số điểm

    2,0

    1,0

    3,0

    Tỉ lệ

    20%

    10%

    30%

    II. Làm văn

    Câu 1: Nghị luận xã hội

    – Khoảng 15-20 dòng giấy thi

    – Trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong đoạn thơ đọc hiểu ở phần I.

    Viết đoạn văn

    Câu 2: Nghị luận văn học

    – Nghị luận về một đoạn thơ/ bài thơ.

    Hoặc:

    – Nghị luận về một đoạn trích văn xuôi/ tác phẩm văn xuôi.

    – Ngữ liệu:

    +Mùa xuân nho nhỏ

    + Viếng lăng Bác

    + Sang thu

    + Nói với con

    + Con cò

    + Những ngôi sao xa xôi

    + Bến quê

    Viết bài văn.

    Tổng

    Số câu

    1

    1

    2

    Số điểm

    2,0

    5,0

    7,0

    Tỉ lệ

    20%

    50%

    70%

    Tổng cộng

    Số câu

    4

    1

    1

    1

    7

    Số điểm

    2,0

    1,0

    2,0

    5,0

    10,0

    Tỉ lệ

    20%

    10%

    20%

    50%

    100%

    Xem thêm bản đặc tả chi tiết trong file tải về

    2. Đề thi cuối kì 2 Toán 9

    2.1 Đề thi học kì 2 Toán 9

    TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ……….

    (Đề thi gồm 2 trang)

    ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 2

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN: TOÁN 9

    Thời gian: 90 phút

    (Không kể thời gian phát đề)

    Bài 1: (2 điểm) Cho hàm số

    Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 năm 2023 – 2024và d: Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 năm 2023 – 2024

    a) Vẽ hai đồ thị (P) và (d) trên cùng một hệ trục tọa độ.

    b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d) bằng phép tính.

    Bài 2: (1.5 điểm) Cho phương trình: 2x2 + 7x – 5= 0 có 2 nghiệm x1 và x2. Không giải phương trình, hãy tính giá trị biểu thức: A = x1-5x2) (x2 -5x1)

    Bài 3: (1.5 điểm) Bạn Mai dự định để dành tiền mua quà nhân ngày 8/3 cho mẹ nên đã bỏ heo đất. Hôm đó bạn đập heo đất và đếm được có tất cả 40 tờ tiền loại 5000 đồng và 10000 đồng. Vì tính mua cho mẹ cái áo ấm có giá 350 000 đồng nên bạn Mai xin ba thêm 25000 đồng. Hỏi bạn Mai để dành được bao nhiêu tờ tiền mỗi loại?

    Bài 4: (1.5 điểm) Một công ty giao cho cửa hàng 100 hộp khẩu trang y tế để bán ra thị trường. Lúc đầu cửa hàng bán 29 hộp khẩu trang với giá bán một hộp khẩu trang là 50 000 đồng. Do nhu cầu của thị trường nên từ hộp khẩu trang thứ 30 đến hộp khẩu trang thứ 70 mỗi hộp khẩu trang có giá bán tăng 15% so với giá lúc đầu, từ hộp khẩu trang thứ 71 đến hộp khẩu trang thứ 100 mỗi hộp khẩu trang có giá bán giảm 10% so với giá lúc đầu.

    a) Hỏi số tiền cửa hàng thu được khi bán 100 hộp khẩu trang là bao nhiêu ?

    b) Biết rằng: với số tiền thu được khi bán 100 hộp khẩu trang, sau khi trừ đi 10% tiền thuế giá trị gia tăng VAT cửa hàng vẫn lãi 1 641 750 đồng. Hỏi mỗi hộp khẩu trang công ty giao cho cửa hàng có giá là bao nhiêu?

    Bài 5: (1 điểm) Một ly nước dạng hình trụ có chiều cao là 15 cm, đường kính đáy là 5 cm, lượng nước tinh khiết trong ly cao 10 cm.

    a) Lượng nước được chứa trong ly là bao nhiêu centimet khối ?

    b) Người ta thả vào ly nước 5 viên bi hình cầu có cùng thể tích, đồng chất và ngập hoàn toàn trong nước làm nước trong ly dâng lên bằng miệng ly. Hỏi thể tích của mỗi viên bi là bao nhiêu milimet khối (Giả sử độ dày của ly, đế ly là không đáng kể).

    Cho biết công thức tính thể tích hình trụ là: V = r2 h

    Trong đó r là bán kính đáy, h là chiều cao hình trụ, 3,14

    Công thức tính thể tích hình cầu là V = R3

    Trong đó R là bán kính của hình cầu

    Bài 6: (2.5 điểm) Cho ∆ABC (AB

    a. Chứng minh tứ giác BFEC nội tiếp,tứ giác CEHD nội tiếp

    b. Tia AD cắt đường trong tâm O tại K (K khác A). Tia KE cắt (O) tại M ( M khác K). Chứng minh góc BEF bằng góc BCK

    c. Gọi I là giao điểm của BM và EF. Qua E vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại S. Chứng minh tứ giác ASIM nội tiếp

    2.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 Toán 9

    Nội dung

    Điểm

    Bài 1 (2 đ)a

    Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 năm 2023 – 2024

    0,25đ

    0,25đ

    0,25đ +

    0,25đ

    b

    Phương trình hoành độ giao điểm của (P) và (d) là:

    1/4x2 = -1/2x + 2

    Suy ra Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 năm 2023 – 2024

    Giải phương trình ta được:

    x1=2 suy ra y1=1x2 = -4 suy ra y2=4

    Vậy toạ độ giao điểm của P và (d) là (2 ; 1) và (-4 ; 4)

    0,5đ

    0,5đ

    Bài 2(1,5 đ)

    Theo hệ thức Vi-ét ta có :

    Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 năm 2023 – 2024

    Khi đó :

    Bộ đề thi học kì 2 lớp 9 năm 2023 – 2024

    0,25đ

    0,25đ

    0,25đ

    0,25đ

    0,25đ

    0,25đ

    Bài 3 (1.5đ)

    Gọi x (tờ) là số tờ tiền loại 5000 đồng

    Gọi y (tờ) là số tờ tiền loại 5000 đồng

    ĐK: x,y nguyên dương

    Vì Mai để dành được 40 tờ tiền

    Nên ta có phương trình : x+y = 40 (1)

    Vì Mai tính mua cho mẹ cái áo ấm có giá 350000 đồng nên bạn Mai xin ba thêm 25000 đồng

    ta có phương trình : 5000x + 10000y = 350 000- 25000 ( 2)

    Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình :

    x+y = 40

    5000x + 10000y = 325 000

    Giải hệ phương trình ta được : x =15, y = 25

    Vậy Mai để dành được 15 tờ 5000 đồng và 25 tờ 10 000 đồng

    0,25đ

    0,25đ

    0,25đ

    0,25đ

    Bài 5 (1.5đ)

    a) Số tiền mua 29 hộp đầu tiên

    29. 50 000 = 1 450 000 (đồng)

    Số tiền mua 41 hộp (từ hộp 30 đến hộp 70)

    41. 50 000. 115% = 2 357 500 (đồng)

    Số tiền mua 30 hộp (từ hộp 71 đến hộp 100)

    30. 50 000. 90% = 1 350 000 ( đồng)

    Hỏi số tiền cửa hàng thu được khi bán 100 hộp khẩu trang là

    1 450 000+2 357 500+1 350 000 = 5 157 500 (đồng)

    b) Giá 1 hộp khẩu trang công ty giao cho cửa hàng là

    ( 5 157 500.90% – 1 641 750) : 100 = 30 000 (đồng)

    0,25đ

    0,25đ

    0,25đ

    0,25đ

    0,5đ

    Bài 6 (1đ)

    a) Lượng nước chứa trong ly là : 3,14. 2,52.10= 196.25 (cm3)

    b) Lượng nước dâng lên chính là thể tích của cả 5 viên bi

    3,14. 2,52.(15 – 10) = 98,125 (cm3)

    Thể tích của một viên bi

    98,125 : 5 = 19,625 (cm3)

    19,625 cm3 = 19 625 mm3

    0,5đ

    0,25đ

    0,25đ

    Xem thêm đáp án chi tiết trong file tải về

    2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Toán 9

    TT

    Chủ đề

    Nội dung/Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Tổng điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    1

    Đồ thị hàm số

    Vẽ đồ thị hàm số (P) và y = ax + b (d)

    1

    (Bài a)

    (1,0đ)

    Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d)

    1

    (Bài b)

    (1,0đ)

    2

    Hệ thức Vi-et và ứng dụng

    Hệ thức Vi-et

    1

    (Bài 2)

    (1,5 đ)

    1,5đ

    3

    Bài tập ứng dụng thực tế

    Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

    1

    (Bài 3)

    (1,5đ)

    Dạng ứng dụng tăng giảm

    1

    Bài 4a

    (1,0đ)

    1

    Bài 4b

    (0,5đ)

    Dạng toán ứng dụng hình không gian

    1

    (Bài 5a)

    (0,5đ)

    1

    (Bài 5b)

    (0,5đ)

    4

    Hình học

    Tứ giác nội tiếp

    1

    (Bài 6a)

    (1,0đ)

    2,5đ

    1

    (Bài 6b)

    (1đ)

    1

    (Bài 6c)

    (0,5đ)

    Tổng: Số câu

    Điểm

    1

    5

    5,5đ

    3

    2,5đ

    2

    11

    10 đ

    Tỉ lệ %

    10%

    55%

    25%

    10%

    100%

    Tỉ lệ chung

    65%

    35%

    100%

    BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ THAM KHẢO KIỂM TRA CUỐI KÌ II TOÁN 9. NĂM HỌC 2023-2024

    TT

    Chương/Chủ đề

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    VD cao

    1

    Đồ thị hàm số

    Đồ thị hàm số y = ax2 (P) và

    y = ax + b (d)

    (a khác 0)

    Vận dụng:

    – Vẽ đồ thị hàm số y = ax2 và y = ax + b trên cùng hệ trục tọa độ

    1

    (Bài 1a)

    Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d)

    Thông hiểu:

    – Vận dụng phương trình bậc hai một ẩn trong việc tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d).

    1

    (Bài 1b)

    2

    Hệ thức Vi-et và ứng dụng

    Hệ thức Vi -et

    Thông hiểu:

    – Tính được tổng, tích, x12+x22 các nghiệm của phương trình bậc hai một ẩn bằng hệ thức Vi-et . Sự dụng kiến thức nhân đa với đa để tính giá trị của biểu thức

    1

    (Bài 2)

    3

    Bài tập ứng dụng thực tế

    Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

    Thông hiểu:

    – Phân tích đề bài, tìm mối quan hệ giữa số tờ tiền và số tiền cho trong đề bài, gọi ẩn, từ đó lập được hệ 2 phương trình bậc nhất 2 ẩn.

    – Giải hệ phương trình, đối chiếu điều kiện để trả lời câu hỏi đề bài yêu cầu.

    1

    Bài 3

    Dạng ứng dụng tăng giảm

    Thông hiểu:

    – Tính được số tiền phải trả bằng công thức tăng/giảm

    Vận dụng:

    – Vận dụng kiến thức về tăng giảm, tỉ số % để tính tiền vốn

    1

    Bài 4a

    1

    Bài 4b

    Dạng toán ứng dụng hình không gian

    Thông hiểu:

    – Tính được thể tích của hình

    Vận dụng cao:

    – Vận dụng hợp lí công thức thể tích hình trụ, hình cầu để giải quyết một số bài toán thực tiễn.

    1

    Bài 5a

    1

    Bài 5b

    4

    Hình học

    Tứ giác nội tiếp

    Nhận biết:

    – Nhận biết được tứ giác nội tiếp đường tròn.

    1

    (Bài 6a)

    Vận dụng:

    – Vận dụng các định lý, hệ quả của các loại góc với đường tròn, mối quan hệ giữa các góc, phối hợp các kiến thức để chứng minh hai góc bằng nhau

    Vận dụng cao:

    – Phối hợp tổng hợp các kiến thức tính chất các góc trong đường tròn, tam giac đồng dạng , hệ thức trong tam giác vuông để chứng minh tứ giác nội tiếp

    1

    (Bài 6b)

    1

    (Bài 6c)

    3. Đề thi học kì 2 môn Sinh học 9

    3.1 Đề thi cuối kì 2 Sinh học 9

    I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn đáp án đúng.

    Câu 1. Nguyên nhân dẫn đến ưu thế lai là:

    A. do gen lặn đồng hợp biểu hiện tính trạng xấu
    B. các gen trội có lợi biểu hiện tính trạng tốt ở F1
    C. các gen tương ứng tranh nhau biểu hiện ra kiểu hình
    D. cả A và B

    Câu 2. Mục đích của tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần là gì?

    A. cũng cố một số đặc tính mong muốn nào đó
    B. Loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể
    C. Chuẩn bị tạo ưu thế lai
    D. cả A, B, C

    Câu 3. Nhân tố vô sinh của môi trường gồm

    A. Đất, đá, nước
    B. Đất, đá, cá
    C. Nước, sinh vật, cỏ cây
    D. Khí hậu, thực vật

    Câu 4. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước nhiều nhất là:

    A. túi nilon
    B. khói bụi
    C. lũ lụt, đioxin
    D. núi lửa, bê tông xây dựng

    Câu 5. Hậu quả ô nhiễm môi trường là:

    A. bệnh tật
    B. ổn định hệ sinh thái

    C. biến đổi khí hậu theo hướng tốt
    D. làm sạch không khí

    Câu 6. Tài nguyên tái sinh gồm:

    A. rừng, than đá
    B. rừng, nước, sinh vật
    C. mặt trời, vàng, dầu mỏ
    D. khí đốt, SV

    Câu 7. Địa y là mối quan hệ……… giữa tảo và nấm

    A. cạnh tranh
    B. hội sinh
    C. cộng sinh
    D. kí sinh

    Câu 8. Phương pháp chủ yếu tạo ưu thế lai ở TV là:

    A. lai khác dòng
    B. lai kinh tế
    C. lai cùng loài
    D. gây đột biến nhân tạo

    Câu 9. Thời kì xã hội nào con người gây suy thoái môi trường nhiều nhất:

    A. Nguyên thuỷ
    B. Nông nghiệp
    C. Công nghiệp
    D. Chiếm hữu nô lệ

    Câu 10. Lá lốt là nhóm TV:

    A. ưa sáng
    B. ưa bóng
    C. ưa ẩm
    D. ưa khô

    Câu 11. Bệnh nào sau đây không di truyền ở người?

    A. Đao
    B. Tơc nơ
    C. Claiphento
    D. Cảm cúm

    Câu 12. Tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường nước nhiều nhất

    A. Nước thải CN
    B. Rác thải sinh hoạt
    C. Túi nilon
    D. Rác thải nông nghiệp

    II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

    Câu 13. (2,0 điểm) Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật.

    Câu 14. (2,0 điểm) Cho các sinh vật sau: Sâu ăn lá, chuột, gà, cáo, hổ, châu chấu, giun đất, lúa, bò. Hãy lập 4 chuỗi thức ăn từ các sinh vật trên.

    Câu 15. (2,0 điểm) Nêu các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất.

    Câu 16. (1,0 điểm) Tại sao giao phối gần và tự thụ phấn bắt buộc gây thoái hóa giống nhưng người ta vẫn áp dụng trong sản xuất.

    3.2 Đáp án đề thi học kì 2 Sinh 9

    PHÒNG GD&ĐT ……………

    TRƯỜNG THCS ……………

    HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HK II

    NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN SINH HỌC – LỚP 9

    I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    Đáp án

    B

    D

    A

    C

    A

    B

    C

    A

    C

    B

    D

    A

    II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

    Câu

    Nội dung đáp án

    Điểm

    Câu 13

    (2,0điểm)

    – Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí của thực vật như quang hợp, hô hấp và hút nước của cây.

    – Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống nơi quang đãng

    – Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi thiếu ánh sáng.

    – Ánh sáng ảnh hưởng tới các hoạt động của động vật: Nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, sinh trưởng, sinh sản…

    – Nhóm động vật ưa sáng: Gồm những động vật hoạt động ban ngày.

    – Nhóm động vật ưa tối: Gồm những động vật hoạt về ban đêm, sống trong hang, hốc đất…

    0,5

    0.25

    0.25

    0.5

    0.25

    0.25

    Câu 14

    (2,0điểm)

    – HS tự viết chuỗi thức ăn

    Mỗi chuỗi đúng 0,5đ

    Câu 15

    (2,0điểm)

    Biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất

    – Hạn chế sử dụng túi nilon

    – Trồng cây để giữ đất, chống sạt lở, bảo vệ nguồn nước ngầm trong đất

    – Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất bảo vệ thực vật

    – Cải tạo đất hoang hóa bằng phân hữu cơ

    – Quản lý chặt chẽ, không để rò rỉ chất phóng xạ của các nhà máy điện nguyên tử

    – Nghiêm cấm các vụ thử vũ khí hạt nhân

    – Có biện pháp xử lý các vật liệu xây dựng: bê tông, vữa khi phá nhà cửa xây mới

    – Chôn lấp rác khoa học.

    0,25

    0,25

    0,25

    0,25

    0,25

    0,25

    0,25

    0,25

    Câu 16

    (1,0điểm)

    – Trong chọn giống người ta dùng phương pháp này để củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn do tạo ra dòng đồng hợp

    – Mặt khác còn tạo dòng thuần chủng

    – Thuận lợi cho sự đánh giá kiểu gen từng dòng

    – Phát hiện các gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.

    0,25

    0,25

    0,25

    0,25

    3.3 Ma trận đề thi học kì 2 Sinh học 9

    TT

    Phần/chương

    Chủ đề/ bài

    Nội dung kiểm tra

    Số lượng câu hỏi từng mức độ

    Tổng số câu

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng thấp

    Vận dụng cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    1

    Sinh vật và môi trường

    Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến đời sống sinh vật, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các loài SV.

    4

    1

    4

    1

    2

    Hệ sinh thái

    Lập chuỗi thức ăn, lưới thức ăn trên cơ sở các sinh vật đã cho. Phân chia các nhóm sinh vật dựa trên ảnh hươngr của nhân tố sinh thái

    1

    1

    3

    Con người, dân số và môi trường. Bảo vệ môi trường

    Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Các biện pháp bảo vệ môi trường, nhận biết các dạng tài nguyên.

    4

    1

    4

    1

    4

    Ứng dụng di truyền học

    Giải thích vai trò của tự thụ phấn và giao phối gần, ưu thế lai trong chọn giống

    4

    1

    4

    1

    Tổng số câu

    8

    1

    4

    1

    1

    1

    12

    4

    Tổng số điểm

    2,0

    2,0

    1,0

    2,0

    2

    1,0

    3,0

    7,0

    Tỉ lệ %

    40

    30

    20

    10

    30

    70

    4. Đề thi học kì 2 GDCD 9

    4.1 Đề thi cuối kì 2 GDCD 9

    I. Khoanh tròn vào câu trả lời có đáp án đúng

    Câu 1: Cơ sở quan trọng của hôn nhân là:

    A. Tình yêu chân chính
    B. Tình yêu có sự tính toán
    C. Tình yêu không giới hạn
    D. Tình yêu cùng giới.

    Câu 2: Thuế có tác dụng:

    A. Cung cấp vốn cho hệ thống kinh tế quốc doanh, ổn định doanh nghiệp.
    B. Cung cấp tiềm lực kinh tế cho doanh nghiệp phát triển và ổn định vốn cho doanh nghiệp
    C. Ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.
    D. Ổn định doanh thu của nhà nước, đầu tư và phát triển vốn đầu tư từ bên ngoài.

    Câu 3: Em hãy cho biết hành vi nào vi phạm pháp luật về kinh doanh?

    A. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế
    B. Buôn bán kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai.
    C. Buôn bán mặt hành nhà nước cấm, kê khai không đúng mặt hàng kinh doanh.
    D. Nộp thuế môn bài theo từng mặt hàng theo tỉ lệ chiết khấu phần trăm theo quy định.

    Câu 4. Em hãy cho biết công dân Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền tham gia quản lí nhà nước bằng những hình thức nào?

    A. Trực tiếp
    B. Trực tiếp và gián tiếp
    C. Gián tiếp
    D. Không có quyền

    II. Nối cột A tương ứng với cột B cho phù hợp với từng loại hình vi phạm đối với trách nhiệm pháp lí của công dân.

    A. Loại hình vi phạm

    Nối A+B

    B. Trách nhiệm pháp lí

    1. Vi phạm pháp luật hình sự

    1 + …..

    a. Là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính.

    2. Vi phạm pháp luật hành chính

    2 + …..

    b. Là trách nhiệm của người vi phạm kỷ luật phải chịu các hình thức kỷ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc .. áp dụng với công chức viên chức.. thuộc quyền quản lý của mình.

    3. Vi phạm pháp luật dân sự

    3 + …..

    c. Là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được qui định trong bộ luật hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội.

    4. Vi phạm kỷ luật

    4 + …..

    d. Là trách nhiệm của các nhân, cơ quan tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1: (2,0 điểm) Bảo vệ tổ quốc là gì? Là một học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường, em cần thực hiện nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc bằng cách nào?

    Câu 2: (2,0 điểm) Em hiểu như thế nào về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân?

    Câu 3: (2,0 điểm) Tú (14 tuổi- Học sinh lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học. Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại, phóng vụt qua chẳng may va vào ông Ba, người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai bị ngã và ông Ba bị thương nặng.

    a) Em hãy nhận xét hành vi của Tú.

    b) Tú đã vi phạm những loại pháp luật gì và phải chịu trách nhiệm pháp lí gì trong trường hợp này?

    Câu 4: (2,0 điểm) Bằng thực tế, em hãy cho biết tác hại của việc kết hôn sớm đối với bản thân và gia đình?

    4.2 Đáp án đề thi cuối kì 2 GDCD 9

    I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

    Đề

    Câu

    Đáp án

    I

    II

    1

    2

    3

    4

    1

    2

    3

    4

    Đáp án

    A

    C

    C

    D

    c

    a

    d

    b

    II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)

    Câu

    Đáp án

    Điểm

    Câu 1

    2,0 điểm

    – Bảo vệ tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam.

    – Để thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường học sinh chúng ta phải ra sức học tập tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự, tích cự tham gia phong trào bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và nơi cư trú. Sẵn sàng tham gia nghĩa vụ quân sự đồng thời tích cực vận động người thân trong gia đình tham gia nghĩa vụ quân sự.

    1,0 đ

    1,0 đ

    Câu 2

    2,0 điểm

    – Quyền và ngĩa vụ lao động của công dân cáo nghĩa là:

    Mọi công dân có quyền sủ dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm,lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội. Đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

    – Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước.

    – Lao động và nghĩa vụ của mỗi nông dân đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước.

    1,0 đ

    0,5 đ

    0,5 đ

    Câu 3

    2,0 điểm

    – Nhận xét: Hành vi của Tú là sai.

    – Tú vi phạm:

    + Pháp luật hành chính và có trách nhiệm chịu các biện pháp xử phạt hành chính

    + Tú vi phạm kỷ luật, vi phạm nội qui qui định của nhà trường và chịu các hình thức xử phạt của nhà trường

    + Tú có trách nhiệm dân sựu là bồi thường cho ông Ba nhằm khôi phục hiện trạng ban đầu.

    0,5đ

    0,5đ

    0,5đ

    0,5đ

    Câu 4

    2,0 điểm

    Hs nêu được một số tác hại như:

    – Do chưa phát triển đầy đủ về sinh lí của người mẹ nên ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.

    – Chưa có sự hiểu biết đầy đủ về hôn nhân và gia đình nên dẫn đến gia đình dễ tan vỡ.

    – Phải vất vả mưu sinh vì gia đình nhỏ.

    – Không được vô tư và vui chơi như các bạn cùng trang lứa…

    0,5 đ

    0,5 đ

    0,5 đ

    0,5 đ

    (Tùy theo cách diễn đạt và ý kiến của học sinh giáo viên chấm điểm cho phù hợp).

    4.3 Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 9

    Nội dung kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Cộng

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    TN

    TL

    TN

    TL

    Thấp

    cao

    Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

    Biết cơ sở quan trọng của hôn nhân

    Liên hệ thực tế chỉ ra được tác hại của việc kết hôn sớm.

    Số câu

    1

    1

    2

    Số điểm

    0,25

    2

    2,25

    Tỉ lệ

    2,5%

    20%

    22,5%

    Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế

    Biết được tác dụng của thuế đối với nhà nước. Chỉ ra được hành vi kinh doanh sai quy định của pháp luật

    Số câu

    2

    2

    Số điểm

    0,5 đ

    0,5 đ

    Tỉ lệ

    5 %

    5 %

    Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

    Nêu được khái niệm về lao động hiểu quền và nghĩa vụ lao động của công dân

    Số câu

    1

    1

    Số điểm

    2

    2 đ

    Tỉ lệ

    20%

    20%

    Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân

    Biết được các hình thức tham gia quản lí nhà nước của công dân

    Số câu

    1

    1

    Số điểm

    0,25 đ

    0,25 đ

    Tỉ lệ

    2,5 %

    2,5 %

    Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân

    Hiểu được các trách nhiệm pháp lí tương ứng với loại hình vi phạm

    Vận dụng kiến thức đã học chỉ ra hành vi vi phạm và trách nhiệm pháp lí của người vi phạm trong tình huống giả định

    Số câu

    1

    1

    2

    Số điểm

    1 đ

    2 đ

    3 đ

    Tỉ lệ

    10%

    20%

    30%

    Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc

    Nêu lên được thế nào là bảo vệ tổ quốc, trách nhiệm của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường với nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc.

    Số câu

    1

    1

    Số điểm

    2

    2,0 đ

    Tỉ lệ

    20%

    20%

    Tổng câu

    4

    1

    1

    1

    1

    1

    9

    Tổng điểm

    1

    2

    1

    2

    2

    2

    10

    Tỉ lệ

    20%

    20%

    10%

    30%

    10%

    10%

    100%

    …………………

    Tải file tài liệu để xem thêm  Đề thi cuối kì 2 lớp 9 năm 2023 – 2024

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *