Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 sách Chân trời sáng tạo (HK 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 sách Chân trời sáng tạo (HK 2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 Chân trời sáng tạo (HK 2) tổng hợp toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm theo từng bài có đáp án chi tiết kèm theo.

Bạn đang đọc: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 7 sách Chân trời sáng tạo (HK 2)

Trắc nghiệm Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo các chủ đề trọng tâm, khoa học, phù hợp với mọi đối tượng học sinh có học lực từ trung bình, khá đến giỏi. Với mỗi bài học đều bao gồm nhiều dạng bài tập tổng hợp cả trắc nghiệm. Qua đó giúp thầy cô tham khảo, để giao đề ôn tập cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng đón đọc.

Trắc nghiệm Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo học kì 2

Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô Đinh – Tiền – Lê

Câu 1. Ngô Quyền xưng vương vào năm nào?

A. Năm 938.
B. Năm 939.
C. Năm 968.
D. Năm 981.

Câu 2. Người đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước là

A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Lê Hoàn.
C. Ngô Quyền.
D. Lý Công Uẩn.

Câu 3. Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là

A. Đinh Bộ Lĩnh.
B. Lê Hoàn.
C. Ngô Quyền.
D. Lý Công Uẩn.

Câu 4. Vua Đinh Tiên Hoàng đã đặt quốc hiệu nước ta là

A. Đại Việt.
B. Đại Nam.
C. Đại Cồ Việt.
D. Việt Nam.

Câu 5. Đơn vị hành chính cấp cơ sở trong bộ máy chính quyền dưới thời Đinh – Tiền Lê là

A. phủ.
B. huyện.
C. xã.
D. châu.

Câu 6. Tầng lớp giữ địa vị thống trị trong xã hội thời Ngô – Đinh- Tiền Lê là

A. địa chủ và nông dân tự canh.
B. nông dân lĩnh canh và thợ thủ công.
C. quan lại và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.
D. vua, quan và một bộ phận nhà sư, đạo sĩ.

Câu 7. Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền chọn địa phương nào làm kinh đô?

A. Hoa Lư.
B. Cổ Loa.
C. Phong Châu.
D. Phú Xuân.

Câu 8. Kinh đô của nhà nước Đại Cồ Việt được đặt ở

A. Hoa Lư.
B. Cổ Loa.
C. Phong Châu.
D. Phú Xuân.

Câu 9. Nhà Tống lợi dụng cơ hội nào để lăm le xâm lược Đại Cồ Việt?

A. Đại Cồ Việt đang rơi vào tình trạng “loạn 12 sứ quân”.
B. Đất nước rối ren, Lê Hoàn đảo chính lật đổ nhà Đinh.
C. Triều Đinh lục đục, chia rẽ; vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi.
D. Triều đình suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua thay cho vua Đinh.

Câu 10. Lê Hoàn lên ngôi vua lập ra nhà Tiền Lê trong hoàn cảnh như thế nào?

A. Đất nước đang trong tình trạng phân liệt, “loạn 12 sứ quân”.
B. Đất nước thanh bình, thịnh trị; kinh tế phát triển, xã hội ổn định.
C. Nhà Tống hoàn thành cuộc xâm lược và đặt ách cai trị ở Đại Cồ Việt.
D. Nhà Đinh suy yếu, vua mới còn nhỏ tuổi, quân Tống lăm le xâm lược.

Câu 11. “Ngụ binh ư nông” có nghĩa là gì?

A. Khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
B. Bảo vệ vua, bảo vệ kinh thành.
C. Những ưu đãi cho quân lính.
D. Gửi quân ở nhà nông.

Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý

Câu 1. Nhà Lý được thành lập năm nào?

A. Năm 1009.
B. Năm 1010.
C. Năm 1075.
D. Năm 1077.

Câu 2. Vị vua đầu tiên của vương triều Lý là

A. Lý Thái Tổ.
B. Lý Thái Tông.
C. Lý Thánh Tông.
D. Lý Nhân Tông.

Câu 3. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu thành

A. Đại Cồ Việt.
B. Đại Nam.
C. Việt Nam.
D. Đại Việt.

Câu 4. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là

A. Quốc triều hình luật.
B. Hoàng triều luật lệ.
C. Hình luật.
D. Hình thư.

Câu 5. Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của ai?

A. Lý Nhân Tông.
B. Lý Thường Kiệt.
C. Trần Thủ Độ.
D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 6. Vua quan nhà Lý và nhân dân đều tôn sùng tôn giáo nào?

A. Thiên Chúa giáo.
B. Nho giáo.
C. Phật giáo.
D. Đạo giáo.

Câu 8. Hằng năm, các vua nhà Lý thực hiện lễ cày ruộng tịch điền để

A. thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp.
B. khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.
C. củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
D. thể hiện uy quyền và tài năng trị quốc của bản thân.

Câu 9. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư về

A. Đại La.
B. Phong Châu.
C. Phú Xuân.
D. Thiên Trường.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải chính sách của nhà Lý để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?

A. Cho nông dân nhận ruộng công cày cấy và nộp thuế cho nhà nước.
B. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.
C. Cho phép buôn bán và tùy ý giết mổ trâu, bò.
D. Tổ chức làm thủy lợi và đắp đê điều; khuyến khích khẩn hoang.

Câu 11. Công trình kiến trúc nổi tiếng của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý là

A. chùa Diên Hựu.
B. thành Tây Đô.
C. chùa Thiên Mụ.
D. thành Phú Xuân.

Câu 12. Nội dung sau đây cho thấy nhà Lý chú trọng đến việc phát triển giáo dục?

A. Quy định rõ ràng thể lệ, thời gian thi Hương, thi Hội, thi Đình.
B. Dựng bia ở Văn Miếu để vinh danh các vị Tiến sĩ.
C. Xây dựng Văn Miếu – Quốc Tử Giám, tổ chức khoa thi đầu tiên.
D. Quy định ba năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ.

………..

Tải file tài liệu để xem thêm trắc nghiệm Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *