Soạn bài Ôn tập trang 130 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập trang 130 Chân trời sáng tạo

Download.vn muốn giới thiệu về tài liệu Soạn văn 8: Ôn tập trang 130, cung cấp kiến thức hữu ích.

Bạn đang đọc: Soạn bài Ôn tập trang 130 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập trang 130 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập trang 130

Mong rằng tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo dưới đây.

Soạn bài Ôn tập trang 130

Câu 1. Nêu và giải thích đặc điểm của hài kịch. Minh hoạt một trong những đặc điểm ấy bằng các dẫn chứng rút ra từ một trong ba văn bản hài kịch đã đọc.

– Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xấu.

– Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ… ) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công – phản công: thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi, thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin – từ chối,… Mọi hành động lớn nhỏ trong kịch nói chung, hài kịch nói riêng đều dẫn tới xung đột và giải quyết xung đột, qua đó, thể hiện chủ đề của tác phẩm.

– Xung đột kịch thường nảy sinh dựa trên sự đối lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực. Có nhiều kiểu xung đột: xung đột giữa cái cao cả với cái cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cải thấp kém với cái thấp kém,…. Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cải thấp kém.

– Lời thoại là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân (độc thoại) hay nói với khán giả (bàng thoại), góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển.

– Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý về cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào – ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ,…

– Ví dụ về Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

  • Nhân vật hài kịch: ông Giuốc-đanh thiếu hiểu biết nhưng thích học đòi
  • Hành động làm nảy sinh xung đột: bác phó may là ăn bớt tiền, may hoa ngược, ăn bớt vải; ông Giuốc-đanh là than trách vì đôi bít tất chật, chất về vấn đề hoa bị may ngược, phàn nàn về việc phó may ăn bớt vải
  • Lời thoại: đối thoại, độc thoại
  • Có lời chỉ dẫn sân khấu

Câu 2. Nêu chủ đề, thủ pháp gây cười được sử dụng trong ba văn bản: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Cái chúc thư, Thuyền trưởng tàu viễn dương.

Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục

Cái chúc thư

Thuyền trưởng tàu viễn dương

Chủ đề

Sự tốn kém và lố bịch của ông Giuốc-đanh trong việc mặc lễ phục nhằm thỏa mãn ham muốn “học làm sang”.

Những con người tham lam, vì tiền mà có thể làm những việc lừa dối, trái lương tâm

Phê phán người mắc căn bệnh sĩ.

Thủ pháp gây cười

phóng đại, lặp lại và tăng tiến

hoán đổi vị thế giữa các nhân vật, tạo những lời thoại đứt đoạn, tạo sự mâu thuẫn giữa những lời đối thoại hoặc độc thoại

phóng đại, tương phản giữa bên ngoài và bên trong

Câu 3. Đặt một câu có sử dụng trợ từ, thán từ lấy đề tài từ các văn bản hài kịch đã học. Xác định trợ từ, thán từ và nêu tác dụng của chúng.

– Thán từ: Chao ôi , hình ảnh ông Giuốc-đanh hiện lên mới thật khôi hài!

– Trợ từ: Ông Giuốc-đanh đã mất những ba lần tiền cho lời khen của thợ phụ.

Câu 4. Theo em, vì sao khi viết một văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống, người viết không được để thiếu bất kì phần nào trong các phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết thúc?

  • Đó là cơ sở để người nhận kiến nghị giải quyết đúng sự việc.
  • Đáp ứng được chuẩn mực chung của văn bản hành chính.
  • Tăng tính trân trọng khi giao tiếp, sự đúng đắn của vấn để được trình bày, đề xuất.

Câu 5. Em rút ra được lưu ý gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội?

  • Cần tìm hiểu cụ thể về vấn đề xã hội được trình bày.
  • Đưa ra được ý kiến đúng đắn về vấn đề xã hội.
  • Chuẩn bị các ý chính cần trình bày.

Câu 6. Tiếng cười trong hài kịch có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của con người?

  • Giúp cuộc sống của con người vui vẻ, lạc quan hơn.
  • Tránh xa được những thói hư, tật xấu trong xã hội.
  • Nhận diện được những hành vi chưa đúng chuẩn mực, từ đó hình thành lối sống thanh lịch, văn minh hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *