Giải Sinh 11 Ôn tập chương 4 Sinh sản ở sinh vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo trang 179, 180.
Bạn đang đọc: Sinh học 11: Ôn tập chương IV
Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 179, 180 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức về sinh sản ở thực vật và động vật. Đồng thời nhanh chóng trả lời các câu hỏi nội dung bài học từ câu 1 đến câu 10 với kết quả mình đã làm thuận tiện hơn.
Giải Sinh học 11: Ôn tập chương IV
Câu 1
Dấu hiệu nào sau đây không phải đặc trưng của sinh sản ở sinh vật?
A, Vật chất di truyền được truyền đạt qua các thế hệ
B, Xen kẽ thế hệ
C, Hình thành cơ thể mới
D, Điều hòa sinh sản
Bài làm
B, Xen kẽ thế hệ
Câu 2
Sinh sản của Rêu thuộc hình thức nào?
A, Sinh sản vô tính
B, Sinh sản hữu tính
C, Sinh sản sinh dưỡng
D, Vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính
Bài làm
D, Vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính
Câu 3
Những loài nào sau đây có hình thức sinh sản trinh sinh?
A, Rệp, tò vò, kiến, cá mập đầu búa
B, Ong, kiến, tò vò, cá sấu
C, Ong, kiến, rồng Komodo, cá mập đầu búa
D, Ong, bướm, rồng Komodo, cá mập đầu búa
Bài làm
A, Rệp, tò vò, kiến, cá mập đầu búa
Câu 4
Ngô là loài thực vật có cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Hoa đực (bông cờ) xếp thành chùm ở đỉnh cây, còn hoa cái phát sinh từ chồi nách. Thông thường, vào mùa sinh sản, hạt phấn từ hoa đực rơi xuống hoa cái cùng cây để thụ phấn và thụ tinh, sau đó hình thành hạt; hạt này phát triển thành cây con mang đặc điểm di truyền của chính cây ban đầu. Trong nông nghiệp, người ta thường tạo ra các dòng ngô bất thụ đực để tránh hiện tượng thụ phấn giữa hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Ở các dòng ngô bất thụ đực, hoa đực không tạo được hạt phấn hoặc hạt phấn không có khả năng thụ tinh, còn hoa cái vẫn có khả năng tạo giao tử.
a, Các cây ngô bất thụ đực có khả năng tạo hạt không? Nếu có thì chứng thực hiện điều đó bằng cách nào?
b, Việc tạo ra các dòng ngô bất thụ đực có ý nghĩa gì đối với nông nghiệp
Bài làm
a, Cây ngô bất thụ đực vẫn có thể sinh sản hữu tính vì cây này vẫn còn hoa cái để kết hợp với giao tử đực do cây bình thường tạo ra. Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống cây trồng.
b, Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ nhụy của cây làm bố
Câu 5
Hãy chú thích Hình 1 và vẽ sơ đồ vòng đời của dương xỉ thể hiện rõ sự xen kẽ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính
Bài làm
Chú thích Hình 1:
(1) Thể giao tử: Hợp tử phát triển thành thể bào tử mới và một cây non lớn lên từ túi trứng của cây mẹ là thể giao tử
(2) Thể bào tử trưởng thành (2n)
(3) Ổ túi bài tử ở mặt dưới lá. Mỗi ổ là một cụm túi bào tử
(4) Túi bào tử
(5) Phát tán bào tử
(6) Thể giao tử non
(7) Túi trứng có chứa trứng
(8) Thể giao tử trưởng thành
(9) Tinh trùng
Câu 6
Hãy nêu một số thành tựu của thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi và trong sinh sản ở người ở nước ta
Câu 7
Hãy đề xuất các biện pháp hạn chế mang thai, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên
Câu 8
Hãy liệt kê tên một số động vật có khả năng tái sinh phần cơ thể đã mất (đuôi, chân)
Câu 9
Hãy thống kê thời gian mang thai của một số động vật và cho biết thời gian mang thai có tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể của con non khi mới sinh ra không?
Câu 10
Hãy tìm hiểu thực trạng nạo phá thai ở nước ta và đề xuất biện pháp phòng tránh