Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Giải Sinh 11 bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 11 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Sinh học 11 Chân trời sáng tạo tập 1 trang 10→22.

Bạn đang đọc: Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Giải Sinh 11 Chân trời sáng tạo trang 10, 11, 12, 13, 14, 15 .. , 22 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Đồng thời trả lời các câu hỏi nội dung bài học so sánh với kết quả mình đã làm.

Giải Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

    Trả lời câu hỏi Hoạt động hình thành kiến thức mới

    Câu hỏi 1: Tại sao thực vật cần phải hấp thụ nước?

    Gợi ý đáp án

    Thực vật cần phải hấp thụ nước vì:

    – Nước là thành phần cấu tạo của tế bào, nhờ có sức trương, nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể thực vật có một hình dạng nhất định.

    – Là dung môi hòa tan các muối khoáng và chất hữu cơ trong cây, vận chuyển các chất hòa tan.

    – Tham gia vào các phản ứng sinh hóa, trao đổi chất trong tế bào như phản ứng quang phân li nước, phản ứng thủy phân,…

    – Điều hòa nhiệt độ giúp cây chống nóng, không bị tổn thương ở nhiệt độ cao.

    Câu hỏi 2: Xem bảng 2.1, Hình 2.2 và liệt kê những biểu hiện của cây khi thiếu các nguyên tố khoáng.

    Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

    Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

    Gợi ý đáp án 

    Những biểu hiện của cây khi thiếu nguyên tố khoáng:

    – Cây sinh trưởng kém, cây yếu, dễ bị đổ ngã và nhiễm bệnh.

    – Lá hóa vàng, lá nhỏ hơn bình thường, từ màu lục đậm có thể chuyển sang màu đỏ tía hoặc xanh đen. Lá ngắn, khô, héo rũ hoặc biến dạng. Lá xuất hiện các mô bị hoại tử.

    – Mô phân sinh bị ức chế, thân rễ ngắn, lá mềm, chồi đỉnh không phát triển hoặc bị chết

    – Quả bị héo khô và rụng

    Câu hỏi 3: Quan sát sơ đồ ở Hình 2.3, hãy mô tả sơ lược quá trình trao đổi nước trong cây.

    Gợi ý đáp án 

    Nước được hấp thụ qua các lông hút ở rễ –> Nước di chuyển từ tế bào chất của tế bào lông hút qua tế bào chất của các lớp tế bào kế tiếp –> Nước vận chuyển trong thân, từ thân đến lá –> Thoát hơi nước ở lá.

    Câu hỏi 4: Cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở rễ khác nhau như thế nào?

    Gợi ý đáp án

    Nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo 2 cơ chế: thụ động và chủ động.

    Câu hỏi 5: Quan sát Hình 2.5, hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ.

    Gợi ý đáp án

    – Sự hấp thụ nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng được vận chuyển từ môi trường ngoài vào miền hút bằng lông hút.

    – Sự vận chuyển nước và muối khoáng: Nước và muối khoáng trong đất → lông hút → biểu bì → thịt vỏ → mạch gỗ của rễ.

    Câu hỏi 6: Quan sát Hình 2.6 và cho biết sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ và trong mạch rây xảy ra như thế nào?

    Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

    Câu hỏi 7: Sự thoát hơi nước ở lá được thực hiện như thế nào? Hãy giải thích nguyên nhân gây nên sự đóng, mở của khí khổng.

    Câu hỏi 8: Sự thoát hơi nước có vai trò như thế nào đối với đời sống của cây?

    Câu hỏi 9: Quan sát hình 2.19 và cho biết nguồn nitrogen cung cấp cho cây được tạo ra từ những hoạt động nào.

    Giải Hoạt động Luyện tập Sinh 11 Bài 2

    Câu hỏi: Quan sát số liệu về số lượng khí khổng ở hai mặt lá của một số loài thực vật dưới đây. Hãy rút ra nhận xét về sự phân bố của khí khổng ở lá cây Một lá mầm và lá cây Hai lá mầm.

    Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

    Gợi ý đáp án 

    Nhận xét: Ở cây một lá mầm, số lượng khí khổng tương đối đồng đều giữa hai mặt lá. Ở cây hai lá mầm, số lượng khí khổng ở mặt trên của lá thường ít hơn mặt dưới của lá.

    => Kết luận: Số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới của lá khác nhau tùy theo loài thực vật.

    Sự phân bố khí khổng có liên quan đến nhiệt độ ở môi trường sống. Mặt trên của lá tập trung ít khí khổng hơn so với mặt dưới. Sở dĩ phải có cấu tạo như vậy là bởi vì mặt trên của lá tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Nếu mặt trên có nhiều khí khổng thì mặt trên sẽ thoát hơi nước nhanh hơn rất nhiều so với mặt dưới. Khi đó, lá sẽ mất nhiều nước hơn và nhanh khô héo rồi chết.

    Giải Hoạt động Vận dụng Sinh 11 Bài 2

    Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: “Ở thời điểm buổi trưa mùa hè nắng nóng, người nông dân nên tưới bổ sung nước để cây trồng tăng cường quang hợp và đạt năng suất cao”. Em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích.

    Gợi ý đáp án 

    Em không đồng ý với ý kiến trên

    Giải thích:

    – Làm thay đổi nhiệt độ đột ngột theo hướng bất lợi cho cây.

    – Giọt nước đọng trên lá sau khi tưới, trở thành thấu kính hội tụ hấp thụ ánh sáng và đốt nóng lá, làm lá héo.

    – Đất nóng, tưới nước sẽ bốc hơi nóng, làm héo lá.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *