Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 8 sách Cánh diều giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 15 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 8 môn Mĩ thuật năm 2023 – 2024.
Bạn đang đọc: Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Mĩ thuật 8 sách Cánh diều
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Lịch sử – Địa lí, Công nghệ, Khoa học tự nhiên, HĐTN, Tin học, Âm nhạc, Giáo dục thể chất 8 sách Cánh diều để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới năm 2023 – 2024 của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 8 Cánh diều trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Đáp án tập huấn SGK Mĩ thuật 8 Cánh diều
Câu 1: Nội dung định hướng chủ đề trong SGK Mĩ thuật 8 – Cánh Diều là gì?
A. Nghệ thuật Cổ đại Việt Nam, thế giới.
B. Nghệ thuật Trung đại Việt Nam, thế giới.
C. Nghệ thuật Hiện đại Việt Nam, thế giới.
D. Nghệ thuật đương đại Việt Nam, thế giới.
Câu 2: Yêu cầu cần đạt của năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ thuộc nội dung Hướng nghiệp SGK Mĩ thuật 8 – Cánh Diều là gì?
A. Thu thập được tư liệu, tài liệu,… cho việc thực hiện sản phẩm. Phân biệt được tính tượng trưng, tính biểu tượng trong tác phẩm mĩ thuật. Phân biệt được yếu tố chính, phụ, trung gian,… ở sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
B. Liệt kê được một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình. Nêu được yếu tố đặc trưng của một số ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.
C. Viết được một bài luận hoặc làm một đoạn video/clip,… giới thiệu ngành nghề liên quan đến mĩ thuật tạo hình.
D. Hiểu được vai trò của mĩ thuật trong đời sống văn hoá, xã hội. Nhận định được lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với sở thích cá nhân.
Câu 3: “Tóm tắt được vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của một số nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam và thế giới,…” thuộc năng lực gì trong yêu cầu cần đạt của Chương trình Mĩ thuật lớp 8?
A. Nhận thức thẩm mĩ.
B. Quan sát thẩm mĩ.
C. Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ.
D. Phân tích và đánh giá thẩm mĩ.
Câu 4: Có bao nhiêu mạch nội dung giáo dục trong SGK Mĩ thuật 8 – Cánh Diều?
A. 5 mạch nội dung.
B. mạch nội dung.
C. 7 mạch nội dung.
D. 8 mạch nội dung.
Câu 5: Có bao nhiêu chủ đề học tập, bài học trong sách Mĩ thuật 8 – Cánh Diều?
A. 6 chủ đề, 15 bài học mới và 2 hoạt động cuối kì.
B. 5 chủ đề, 15 bài.
C. 5 chủ đề, 17 bài.
D. 6 chủ đề, 16 bài.
Câu 6: Cấu trúc của một bài học trong SGK Mĩ thuật 8 – Cánh Diều gồm bao nhiêu đề mục lớn?
A. 3 (Khám phá, sáng tạo, ứng dụng).
B. 4 (Quan sát, nhận thức, sáng tạo, thảo luận, ứng dụng).
C. 5 (Quan sát, sáng tạo, luyện tập, thảo luận, ứng dụng).
D. 6 (Nhận thức, sáng tạo, thảo luận, ứng dụng).
Câu 7: Mục “Tìm ý tưởng” trong sách Mĩ thuật 8 – Cánh Diều nhằm vào mục đích nào sau đây:
A. Rèn thói quen tư duy tìm ý tưởng trước khi thực hành cho học sinh.
B. Gợi ý cho học sinh các bước tư duy sáng tạo.
C. Có thể sử dụng ý tưởng để thực hành.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 8: Mục “Em có biết” trong mỗi bài học của sách Mĩ thuật 8 – Cánh Diều nhằm vào những mục tiêu nào sau đây:
A. Cung cấp kiến thức để học sinh thực hiện bước “quan sát – nhận thức”.
B. thói quen cho học sinh liên kết các phần trong sách giáo khoa.
C. Là tư liệu giúp giáo viên chốt kiến thức chuẩn cho học sinh.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 9: Mục “Ứng dụng” trong mỗi bài học của sách Mĩ thuật 8 – Cánh Diều nhằm những mục tiêu nào sau đây:
A. Gợi ý học sinh ứng dụng kiến thức, kỹ năng và sản phẩm của bài học vào cuộc sống.
B. Gợi ý học sinh nắm được các tác dụng của sản phẩm.
C. Gợi ý học sinh thuyết trình nêu quan điểm cá nhân, đánh giá sản phẩm Mĩ thuật.
D. Gợi ý học sinh sáng tạo sản phẩm Mĩ thuật.
Câu 10: Để đánh giá năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ, giáo viên nên tổ chức hoạt động cho học sinh như thế nào?
A. Đưa trước các nội dung và yêu cầu học sinh học thuộc.
B. Đưa ra một số nội dung để học sinh tự lựa chọn phương án đúng.
C. Gợi ý học sinh tự tìm hiểu các nội dung trong SGK và liên hệ với thực tiễn cuộc sống theo trải nghiệm của bản thân.
D. Yêu cầu học sinh phân tích tranh, tự tìm hiểu trên internet.
Câu 11: Một phiếu đánh giá năng lực học sinh được cung cấp trong đợt tập huấn có mấy bậc?
A. 3 (Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng)
B. 4 (Nhận biết; Thông hiểu; Vận dụng; Vận dụng cao)
C. 5 (Biết; Hiểu, Sáng tạo; Phân tích; Vận dụng)
D. Không rõ
Câu 12: Lựa chọn phương án đúng nhất để “Đánh giá phẩm chất của học sinh trong giáo dục Mĩ thuật”.
A. Chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét bằng lời về thái độ, tình cảm, hành vi ứng xử của học sinh khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
B. Chủ yếu bằng định lượng, thông qua hệ thống các bài tập mĩ thuật.
C. Chủ yếu bằng định lượng, sử dụng phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập, vấn đáp.
D. Chủ yếu dựa trên quan sát hoạt động thực hành, luyện tập mĩ thuật của học sinh.
Câu 13: Đâu là yêu cầu cần đạt của năng lực Sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ của nội dung mĩ thuật ứng dụng, môn Mĩ thuật lớp 8?
A. Biết vận dụng yếu tố văn hoá nghệ thuật truyền thống của một số dân tộc ít người vào thiết kế sản phẩm.
B. Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, nhóm.
C. Biết đặt câu hỏi, trả lời và trao đổi về tác giả, tác phẩm.
D. Nêu được các bước thực hành, sáng tạo.
Câu 14: Hãy chọn phương án phù hợp nhất để điền vào chỗ trống sau:
… là dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh hình thành các nhóm hợp tác, cùng nhau nghiên cứu, trao đổi ý tưởng và giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra.
A. Dạy học giải quyết vấn đề.
B. Dạy học tạo hình theo quy trình.
C. Dạy học hợp tác.
D. Dạy học thực hành.
Câu 15: Các bài thuộc chủ đề Mĩ thuật hiện đại trong sách Mĩ thuật 8 – Cánh Diều được đề xuất dạy 3 tiết nhằm dành thêm thời gian cho nội dung tích hợp lịch sử mĩ thuật. Giáo viên được gợi ý phân phối thời gian dạy học như thế nào?
A. Sử dụng 2 tiết đầu cho mục Quan sát – nhận thức và hướng dẫn quy trình sáng tạo. Dành 1 tiết cuối để học sinh luyện tập (thực hành sáng tạo sản phẩm).
B. Sử dụng 2 tiết cuối cho mục (luyện tập) để học sinh thực hành sản phẩm.
C. Tổ chức cho học sinh xem tranh là chính.
D. Dành 1 tiết cho hoạt động khác.