Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu – Kết nối tri thức 10

Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu – Kết nối tri thức 10

Tài liệu Soạn văn 10: Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, nhằm giúp các bạn học sinh chuẩn bị bài.

Bạn đang đọc: Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu – Kết nối tri thức 10

Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu – Kết nối tri thức 10

Soạn bài Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

Mong rằng các bạn học sinh lớp 10 sẽ tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu sẽ được chúng tôi giới thiệu dưới đây để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn.

Soạn văn 10: Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu

    Lắng nghe và phản hồi về một bài thuyết trình

    Chuẩn bị nói và nghe

    a. Chuẩn bị nói

    – Dù đặt trọng tâm vào việc rèn luyện kỹ năng lắng nghe và phản hồi về nội dung thuyết trình kết quả nghiên cứu, nhưng tiết Nói và nghe này không thể thiếu nội dung nói. Nếu là người được chỉ định hay được phân công thuyết trình Bạn cần thực hiện đầy đủ các thao tác đã được hướng dẫn làm Bài 4, trong đó, việc đầu tiên là phải xây dựng được một bài thuyết trình kết quả nghiên cứu dựa trên bài 2 công trình nghiên cứu đã có.

    – Khi thuyết trình, dựa trên văn bản đã soạn, cần nêu rõ vấn đề nghiên cứu các luận điểm chính được đề xuất, những bằng chứng và lý lẽ đã sử dụng để làm rõ hệ thống luận điểm đặc biệt cần nhấn mạnh những phát hiện mới về vấn đề. Để viết thuyết trình đạt hiệu quả cao thu hút được sự chú ý của người nghe bạn có thể sử dụng thêm các phương tiện hỗ trợ như hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu… nhằm cụ thể hóa trực quan hóa nội dung bài thuyết trình.

    b. Chuẩn bị nghe

    – Bạn cần tìm hiểu trước về tên của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu, cũng là vấn đề sẽ được trình bày để có định hướng nghe phù hợp. Cần hình dung hướng triển khai của chính mình để dễ nhận ra nét riêng trong cách giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu mà tác giả bài thuyết trình đã thực hiện.

    Thực hành nói và nghe

    a. Người nói

    – Mở đầu: Nêu vấn đề nghiên cứu và lí do chọn vấn đề đó; trình bày ngắn gọn về cách thức và quá trình thực hiện công việc nghiên cứu.

    – Triển khai: Dựa vào văn bản báo cáo kết quả nghiên cứu để trình bày tóm tắt các luận điểm, thông tin chính có trong công trình nghiên cứu, kết hợp việc trình chiếu PowerPoint (nếu có).

    – Kết luận: Khái quát lại những kết quả nghiên cứu chính, khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và gợi mở những hướng tiếp cận mới.

    b. Người nghe

    – Nắm bắt được mục đích nghiên cứu của người thuyết trình.

    – Nhận biết cấu trúc của bài thuyết trình kết quả nghiên cứu . Khi lắng nghe thuyết trình, nên ghi lại các từ khóa, dùng một số kí hiệu thông dụng để đánh dấu các luận điểm lớn, luận điểm nhỏ và mối quan hệ giữa chúng.

    – Theo dõi và đánh giá được tác dụng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, động tác hình thể mà tác giả của bài hay báo cáo nghiên cứu đã sử dụng lúc thuyết trình.

    – Phát hiện các tư liệu, bằng chứng nhưng chưa đủ độ tin cậy trong bài thuyết trình: xem xét kĩ xuất xứ các dữ liệu, bằng chứng được cung cấp để kiểm chứng tính chính xác, trung thực, đáng tin cậy của nguồn thông tin, phát hiện ra những điểm mâu thuẫn trong lập luận của người thuyết trình.

    Trao đổi

    a. Người nghe

    • Đặt câu hỏi với thái độ tìm hiểu chân thành.
    • Phản biện những điều còn mơ hồ.
    • Đánh giá khái quát về nội dung thuyết trình…

    b. Người nói

    Tiếp nhận ý kiến, trao đổi và phản hồi với người nghe.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *