11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THCS giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận để hoàn thành bài tập cuối khóa tập huấn Tìm hiểu Chương trình GDPT 2018.
Bạn đang đọc: 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THCS
Với đáp án 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Công nghệ, Lịch sử – Địa lý, Toán, Ngữ văn, Âm nhạc, Tin học, Khoa học tự nhiên cấp THCS, thầy cô sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, nhanh chóng trả lời các câu hỏi tự luận tập huấn Tìm hiểu chương trình tổng thể. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp THCS
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Âm nhạc THCS
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
– Học sinh biết nghe nhạc không lời, biết vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.
– Đọc đúng cao độ, trường độ, kết hợp gõ đệm.
– Hát đúng cao độ, trường độ và lời ca, vận động theo bài hát. Biết hát xướng – xô.
– Nhận biết và thể hiện đúng nhịp lấy đà.
– Theo dõi và nhận xét, đánh giá bạn
– Hát kết hợp với chơi body percussion.
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
– Theo dõi lắng nghe vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu.
– Đọc gam Đô trưởng.
– Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay nghe nhạc kết hợp gõ đệm.
– Học hát, hát đúng giai điệu, lời ca. Hát theo các hình thức khác nhau ( Xướng – xô).
– Hát kết hợp với chơi body percussion.
– Biểu diễn theo hình thức body percussion.
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Những phẩm chất:
– Nhân ái, chăm chỉ, trách nhiệm, yêu nước.
– Biểu hiện về phẩm chất: qua bài học các em biết yêu nước, tự hào về quê hương đất nước. Yêu nền dân ca Việt Nam, bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc.
– Biểu hiện về năng lực: Thể hiện âm nhạc (HS thể hiện được hát xướng xô), cảm thụ và hiểu biết âm nhạc (biết trân trọng các làn điệu dân ca và hiểu biết về bài hát dân ca)
– Năng lực đặc thù: Ngôn ngữ, nghe, phát triển óc tư duy sáng tạo.
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
– Sách giáo khoa âm nhạc 6.
– Tài liệu học tập: Tác giả bản nhạc Czardas; thông tin về bài Ca ngợi tổ quốc; thông tin về Dân ca Nam Bộ.
– Dụng cụ học tập: Thanh phách, song loan, trống con.
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
– Đọc: Đọc theo kí hiệu bàn tay, sử dụng nhạc cụ gõ. Hát: luyện tập, biểu diễn, hát kết hợp gõ đệm bằng thanh phách, song loan.
– Nghe: Máy nghe
– Nhìn: Quan sát tranh, video
– Làm: Sử dụng thanh phách hoặc song loan, trống con kết hợp gõ đệm
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
– Nghe và xem video bản nhạc Czardas và bài hát Lí kéo chài
– HS đọc nhạc từng câu, hát từng câu theo lối móc xích.
– HS hát cả bài, thể hiện sắc thái bài hát Lí kéo chài; HS đọc cả bài Ca ngợi tổ quốc theo kí hiệu Âm nhạc.
– Hoàn thành bài hát thể hiện theo hình thức: Hát lĩnh xướng, hát tập thể.
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
– Nghe nhạc: Hs nắm bắt được thông tin tác giả; HS nghe được bản nhạc Czardas
– Đọc nhạc: Hs đọc đúng cao độ, trường độ bài TĐN, ghép được lời ca.
– Hát: Hát hòa giọng, trình bày lối hát Xướng – xô, thể hiện sắc thái vui tươi rộn ràng.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
– Đàn phím điện tử
– Máy nghe và bản ghi âm Czardas
– Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, trống con.
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
– Đọc: Đọc đúng gam Đô trưởng, đọc đúng tên nốt cao độ trường độ bài tập đọc nhạc Ca ngợi Tổ quốc,
– Nghe: Bản nhạc Czardas; nghe giới thiệu về Dân ca Nam Bộ; nghe hát bài Lí kéo chài.
– Nhìn: Hs quan sát video clip về tác giả tác phẩm, bản nhạc Czardas và bài hát Lí kéo chài.
– Làm: Trao đổi về bản nhạc Czardas; Đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay; HS học hát theo hướng dẫn.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
– Phần nghe nhạc: Hs biết cảm nhận, biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu
– Phần đọc nhạc: Hs đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời ca bài tập đọc nhạc, biết kết hợp gõ đệm (Thanh phách, song loan….)
– Phần hát: Hát đúng giai điệu bài hát, biết thể hiện bài hát theo các hình thức khác nhau ( Xướng – xô), biết biểu diễn bài hát.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
– GV cho Hs nhận xét và tự đánh
– GV nhận xét về ưu điểm, tồn tại (Mang tính chất động viên, khuyến khích Hs), rút kinh nghiệm.
– Gv nhận xét đánh giá học sinh.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Tin học THCS
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Học sinh có thể kết nối các máy với nhau thông qua mạng. Học sinh có nhiều điều kiện hơn để tiếp cận thông tin thông qua các ứng dụng công nghệ. Học sinh hoàn toàn có thể tra cứu Internet và đọc được nhiều kiến thức hơn cả sách giáo khoa.
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
Học sinh sẽ được thực hiện 4 hoạt động học trong bài học mạng máy tính:
Hoạt động 1. Giới thiệu khái niệm mạng máy tính.
Hoạt động 2. Giới thiệu ích lợi mà mạng máy tính đem lại.
Hoạt động 3. Tìm hiểu các thành phần chủ yếu của mạng máy tính.
Hoạt động 4. Mạng không dây.
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Thông qua các hoạt động học những biểu hiện cụ thể của phẩm chất được hình thành và phát triển cho HS: có phẩm chất chăm chỉ trong quá trình tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện các hoạt động học; Có phẩm chất trung thực trong quá trình trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập; Có phẩm chất trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Thông qua các hoạt động học những biểu hiện cụ thể của năng lực được hình thành và phát triển cho HS: Sử dụng đúng các thiết bị, các phần mềm thông dụng và mạng máy tính phục vụ cuộc sống và học tập
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
SGK, phiếu học tập, máy tính, máy chiếu và các thiết bị học tập do giáo viên và HS chuẩn bị hút
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
– Nghiên cứu SGK, nghe và quan sát GV thao tác trên máy chiếu và thực hiện phiếu học tập có nội dung bài tập giáo viên đưa ra.
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
– Học sinh trả lời được câu hỏi và làm được bài tập 1, 2, 3, 4 mà giáo viên đưa ra.
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
– Giáo viên cần nhận xét, đánh giá phát biểu của học sinh trả lời những câu hỏi của giáo viên và trình bày kết quả
– Giáo viên nhận xét tinh thần làm việc, đánh giá kết quả của học sinh, giáo viên có thể động viên khích lệ tinh thần, thái độ học tập của học sinh.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
– Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như:
– Sách giáo khoa, Phiếu học tập.
– Đoạn cáp UTP đã bấm sẵn 2 đầu và một chiếc Switch hoặc modem, có thể dùng những thiết bị cũ, đã hỏng.
– Được sử dụng thiết bị có dây và thiết bị không dây trong kết nối mạng Internet.
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
– Đọc sách giáo khoa.
– Nghe và quan sát giáo viên và các bạn thao tác mẫu.
– Học sinh sử dụng 2 máy tính để kết nối với nhau thông qua Internet.
– Học sinh biết sử dụng đầu cáp UTP cắm vào modem hoặc Switch.
– Học sinh biết kết nối Internet với mạng có dây và mạng không dây.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
– Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là Phát biểu của học sinh trả lời những câu hỏi của giáo viên và trình bày kết quả các bài tập.
– Kết quả các em cắm 2 đầu sợi dây cáp UTP vào máy tính và Switch, …
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
– Giáo viên cần nhận xét, đánh giá phát biểu của học sinh trả lời những câu hỏi của giáo viên và trình bày kết quả.
– Tinh thần làm việc, đánh giá kết quả của học sinh, thao tác thực hành của học sinh, giáo viên có thể động viên khích lệ tinh thần, thái độ học tập của học sinh
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Công nghệ THCS
11 câu tự luận môn Công nghệ THCS – Mẫu 1
Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
– Nhận biết được tác dụng của dòng điện lên cơ thể con người và nguyên nhân gây tai nạn điện trong tình huống thực tế.
– Trình bày được một số nguyên nhân gây tai nạn điện.
– Trình bày được các nguyên tắc chung đảm bảo an toàn điện và một số biện pháp an toàn điện.
– Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học và thực tiễn cuộc sống.
Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
Các hoạt động học của học sinh
– Hoạt động theo dự án:, hoạt động nhóm, hoạt động trải nghiệm
+ Tìm hiểu tác động của dòng điện lên cơ thể người
+ Tìm hiểu một số nguyên nhân gây tai nạn điện
+ Tìm hiểu một số biện pháp gây tai nạn điện
+ Biết phòng ngừa tai nạn điện bằng cách thực hiện nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện và sửa chữa điện, giữ khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp và trạm biến áp
Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
– Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội về vấn đề an toàn điện
– Năng lực chung
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hs chủ động đề xuất cách thực hiện và phối hợp với các thành viên trong nhóm để tìm kiếm thu thập thông tin về các vấn đề liên quan tới an toàn điện để hoàn thành tốt nhất tiểu dự án của nhóm
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống trong quá trình thực hiện dự án của nhóm, phát hiện và nêu được tình huống của vấn đề trong quá trình thực hiện dự án nhóm mình
– Năng lực công nghệ
+ Giao tiếp công nghệ: đọc và hiểu về các ký hiệu về an toàn điện trên các thiết bị
+ Sử dụng công nghệ: phát hiện sớm và đề xuất được giải pháp xử lí các tình huống không an toàn điện cho người và sản phẩm công nghệ trong gia đình
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
– Sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
– Phiếu học tập
– Tranh ảnh liên quan đến tai nạn điện
– Video về các tai nạn do điện gây ra
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
* Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu để hình thành kiến thức mới:
· Đọc SGK
· Đọc phiếu học tập xác định nhiệm vụ học tập
· Xem clip để tìm kiếm thu thập thông tin, trả lời các câu hỏi của GV
· Nghe câu hỏi của giáo viên, câu trả lời của các bạn
· Quan sát tranh ảnh, video để hoàn thành nhiệm vụ học tập
· Làm việc theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
– Phiếu học tập về các nội dung theo yêu cầu để tìm hiểu an toàn điện
– Vẽ sơ đồ tư duy về các địa điểm được nhắc đến trong bài học theo trình tự xuất hiện trong bài
– Sưu tầm trên internet hình ảnh an toàn điện.
– Viết và nói bài thuyết minh an toàn điện của từng nhóm
– Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến, chỉ ra được hạn chế như lập luận, luận cứ liên quan.
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh về:
– Hoạt động hình thành kiến thức:
+ Quá trình học tập của học sinh của mỗi cá nhân hay nhóm.
+ Thái độ, hành vi và biểu hiện của học sinh trong quá trình xây dựng bài.
– Chốt lại những hoạt động của học sinh:
+ Những biểu hiện về sự tự tin của học sinh khi xây dựng kiến thức.
+ Năng lực và phẩm chất của học sinh.
– GV giao nhiệm vụ, mở, tổng kết, đánh giá ý kiến của học sinh và chốt ý chính.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như:
– Đọc lại thông tin an toàn điện, kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng
– Sử dụng máy tính để lập kế hoạch
– Giấy, bút chì, bút màu… vẽ một chi tiết trong tai nạn điện.
– Máy tính, điện thoại truy cập Internet để sưu tầm hình ảnh tai nạn điện, thực hành biện pháp phòng chống tai nạn điện
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Tìm hiểu được một số thông tin về an toàn điện và biện pháp phòng chống tai nạn qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: sách, báo, video, tranh ảnh…về an toàn điện, qua thực tế, qua mạng internet…
Câu 10: Sản thức mới là phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến gì?
Viết, nói được văn bản thuyết minh về tai nạn điện,phòng chống tai nạn điện (xác định được đối tượng thuyết minh, chỉ ra được các nguồn sẽ lấy thông tin để viết bài)
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
– Giáo viên nhận xét đánh giá khách quan ,chi tiết các hoạt động thảo luận,các sản phẩm dự án của học sinh.
– Chú ý đến việc khen thưởng,tuyên dương và hoan nghênh các ý tưởng sáng tạo, các cá nhân hoạt động nổi trội .
– Giáo viên có bảng chấm điểm với các tiêu chí công khai, tiến hành đánh giá kết quả và cho điểm từng học sinh. Sau khi đánh giá, giáo viên gợi ý,mở rộng vấn đề có liên quan.
-Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, đánh giá định tính và định lượng, đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập. Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học. Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.
– Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
11 câu tự luận môn Công nghệ THCS – Mẫu 2
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
– Học sinh phải lắng nghe, ghi chép và đặt câu hỏi để đảm bảo hiểu rõ nội dung trọng tâm của bài học
– Khi làm việc theo nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ được phân công, các cá nhân hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm dần hoàn thiện sản phẩm để thống nhất ý tưởng và hoàn thiện sản phẩm cuối cùng của nhóm mình, tiến hành báo cáo và đánh giá từng thành viên trong nhóm, nộp sản phẩm tiến hành báo cáo kết quả thực hiện các chủ đề
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
– Học sinh thực hiện hoạt động nhóm, làm các phiếu học tập với những chủ đề khác nhau, sau đó kiểm tra đánh giá lẫn nhau
– Học sinh thực hành lắp ráp, hoàn thành các sản phẩm kĩ thuật máy móc được học trong bài dạy
– Học sinh ghi chép lý thuyết đầy đủ trong mỗi tiết học để lấy tư liệu học tập
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
* Về phẩm chất:
– Chăm chỉ: Hoàn thành nhiệm vụ học tập nhóm, cá nhân mà cô giáo đưa ra, tập trung và kiên trì trong quá trình học tập; Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn
– Trách nhiệm: Giữ gìn, bảo quản các chi tiết trong, sau quá trình lắp ráp; Đóng gói lại hộp dụng cụ sau khi hoàn thành bài học; Có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội về các vấn đề an toàn sức khỏe, tính mạng…
* Về năng lực:
– Năng lực chung có:
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi với các thành viên khác về nội dung bài học; Chủ động đề xuất cách thực hiện và phối hợp với các thành viên trong nhóm để tìm kiếm, thu thập thông tin về các vấn đề liên quan đến nội dung bài học vào bài thực hành đề hoàn thành tốt nhất tiểu dự án của nhóm; Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề trong bài học, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm; Tổ chức thuyết phục người khác.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Xác định được yêu cầu và tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học. Phân tích được tình huống trong quá trình thực hiện dự án nhóm, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong quá trình thực hiện dự án. Phát hiện và giải quyết vấn đề
+ Năng lực tự chủ và tự học: Tự lực, tự học, tự hoàn thiện
– Năng lực công nghệ có:
+ Đánh giá công nghệ: Bước đầu đưa ra nhận xét phù hợp
+ Thiết kế mỹ thuật: Kể tên được
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
* Học sinh sử dụng những thiết bị dạy học:
– Sách giáo khoa, thiết kế mẫu, mô hình, dụng cụ, phiếu học tập, chuẩn bị các vật liệu thông dụng để hiểu được kiến thức trong bài học.
– Sưu tầm các tranh ảnh, video liên quan đến bài học, từ đó học sinh mới lĩnh hội được kiến thức.
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
– Học sinh đọc và chuẩn bị bài trong sách giáo khoa trước khi học bài mới
– Quan sát cấu tạo các mô hình mẫu, thiết kế mẫu, phân tích được chức năng của các chi tiết, tháo lắp được các bộ phận đơn giản của một sản phẩm máy móc
– Qua tranh ảnh, vi deo học sinh phải hiểu và đọc được nội dung trong đó liên quan đến bài học
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
* Nghiên cứu yêu cầu cần đạt:
– Lựa chọn nội dung bài học
– Chuẩn bị phiếu học tập, thiết bị học tập phù hợp
* Thực hiện nhiệm vụ:
– Đọc trước bài học trong sách
– Chuẩn bị các vật liệu thông dụng, tranh ảnh, video liên quan đến bài học
– Học sinh quan sát, ghi chép, thảo luận, báo cáo, thảo luận nhóm và hoàn thiện phiếu học tập.
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
– Giáo viên nhận xét, đánh giá, bổ sung câu trả lời của học sinh, hoặc thảo luận giữa các nhóm với nhau,
– Giáo viên nhận xét câu trả lời, thảo luận nhóm của học sinh, tổng hợp và hoàn thiện kiến thức trọng tâm bài học.
– Giáo viên rút ra kết luận trọng tâm chính của bài học.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
– Học sinh được sử dụng, dụng cụ trực quan như tranh ảnh, vi deo, mô hình, vật thể để có thể vận dụng kiến thức bài học
– Vận dụng nội dung kiến thức vừa học và tài liệu tham khảo để làm bài
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
– Học sinh đọc lại nội dung kiến thức trọng tâm trong học bài mới để vận dụng làm bài
– Quan sát cấu tạo các mô hình mẫu, thiết kế mẫu, phân tích được chức năng của các chi tiết, tháo lắp được các bộ phận đơn giản của một sản phẩm máy móc để vận dụng vào bài làm
– Qua trang ảnh, vi deo, học sinh phải hiểu và đọc được nội dung trong đó liên quan đến bài học có thể làm được các bài tập trong sách.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
– Hoàn thành mô hình kỹ thuật của sản phẩm trong bài học
– Hoàn thành phần trả lời câu hỏi của giáo viên.
– Hoàn thành các phiếu học tập.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
– Giáo viên cần nhận xét, đánh giá các sản phẩm mà nhóm trưng bày, cử đại diện thuyết trình ý tưởng và cho học sinh đánh giá sản phẩm lẫn nhau.
– Tổng hợp các phiếu học tập và công bố kết quả của từng nhóm cũng như từng học sinh.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Lịch sử – Địa lý THCS
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức kĩ năng của chủ đề.
– Biết được nguồn gốc và đặc điểm cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật
– những thành tựu và hạn chế của cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại.
– Xác định được được trên bản đồ phạm vi Biển Đông, các nước và vùng lãnh thổ có chung Biển Đông với Việt Nam.
– Xác định được trên bản đồ các mốc xác định đường cơ sở, đường phân chia vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam với Trung Quốc.
Trình bày được các khái niệm vùng nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Nêu được đặc điểm môi trường biển đảo và vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo.
Trình bày được tài nguyên biển và thềm lục địa việt Nam.
Vậy để học sinh nắm được mục tiêu trên học sinh cần phải chủ động nắm vững kiến thức tìm tòi học hỏi từ nhiều phương tiện và bằng nhiều hình thức khác nhau. Phương pháp mới để chiếm lĩnh được kiến thức
– Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.
– Chứng minh được các thế mạnh để phát triển kinh tế của vùng về khoáng sản và thuỷ điện, cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cây công nghiệp, rau quả), chăn nuôi gia súc lớn và về kinh tế biển.
– Trình bày được việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng và nêu được hướng phát triển.
– Nêu được ý nghĩa của phát triển kinh tế
– xã hội đối với quốc phòng an ninh.
– Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng.
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
– Hoạt động khởi động
– Hoạt động nhận thức / hình thành kiến thức mới
– Tìm hiểu về chủ đề thông qua sách, internet, radio, các phương tiện thông tin đại chúng….
– Hoạt động củng cố
– Hoạt động vận dụng
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Thông qua hoạt động học những phẩm chất như yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm sẽ được hình thành và phát triển cho học sinh. Môn Lịch sử và Địa lí thông qua nội dung của môn học và hoạt động giáo dục, cho HS những nhận thức và tình cảm về lịch sử nhân loại, về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, về sự lựa chọn các con đường phát triển của các quốc gia, về đất nước và con người Việt Nam. Từ đó bồi dưỡng các phẩm chất yêu nước, yêu quê hương, yêu thiên nhiên; xây dựng ở HS ý thức, niềm tin và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa nhân loại; HS biết yêu quý người lao động, tôn trọng những giá trị nhân văn khác nhau, rèn luyện sự tự tin, trung thực, khách quan.
Chương trình môn Địa lí cấp trung học cơ sở góp phần phát triển các năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).
– Năng lực tự chủ và tự học được thể hiện thông qua năng lực tư duy độc lập, tự tổ chức, quản lí các hoạt động học tập. Khả năng tự học thể hiện khi HS biết đặt ra các câu hỏi về lịch sử và địa lí; HS biết tự tìm kiếm nguồn thông tin, tri thức bổ sung; biết tổ chức thông tin thu thập được; biết phân tích thông tin lịch sử và địa lí; biết trả lời câu hỏi lịch sử và địa lí; tự mình thực hiện những nhiệm vụ được phân công khi tham quan dã ngoại, khảo sát thực địa và trong các tình huống làm việc độc lập khác.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: môn Lịch sử và Địa lí cấp trung học cơ sở giúp HS hình thành và phát triển năng lực đối thoại liên văn hóa, tôn trọng sự khác biệt, hướng tới sự hòa giải và hợp tác trên cơ sở nắm được những đặc trưng của địa lí, lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam và của các dân tộc khác trong khu vực và thế giới; có thái độ tích cực trong việc góp phần chung tay giải quyết các vấn đề của xã hội và nhân loại (bảo tồn và phát triển di sản văn hóa, khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ hòa bình và phát triển bền vững,…).
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện ở việc HS biết thực hiện các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp trong giải quyết vấn đề; biết suy luận khoa học, có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề mới, đặc biệt là những vấn đề về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội loài người
Ngoài ra học sinh còn có thể hình thành các năng lực đặc thù của bộ môn như: năng lực khoa học, năng lực tin học, năng lực lịch sử, năng lực địa lí…
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
– Bản đồ/lược đồ
– Sơ đồ
– Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục);
– Một số hình ảnh, video clip,
– Phiếu học tập
– Bài trình chiếu powerpoint;
– Giấy A0, bút;
– Phiếu học tập
– Sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu trên mạng internet…
– Sử dụng điện thoại thông minh, laptop, máy tính, bảng nhóm.
– Sử dụng các tư liệu tìm kiếm được trên mạng internet.
– Tài liệu do giáo viên cung cấp.
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
Học sinh đọc:
+ Các tư liệu do giáo viên cung cấp.
+ Các tư liệu tìm tòi trên mạng internet.
=> thông qua các phương tiện học liệu như sách, văn bản in, qua smartphone, máy tính.
Học sinh nghe:
+ Tư liệu dạng Video, clip do giáo viên cung cấp hoặc trên các trang mạng youtube, thông qua hệ thống loa hay thiết bị smartphone, máy tính.
Học sinh nhìn:
+ Quan sát các biểu đồ, sơ đồ, atlat địa lí, bản đồ.
Học sinh làm:
+ Thảo luận nhóm.
+ Phiếu ý kiến, phiếu học tập.
=> thông qua các buổi học trực tiếp trên lớp, qua mail, group lớp học tập.
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Hoàn thành phiếu học tập
Hoàn thành bài tập cuối khóa được giáo viên giao.
Học sinh nộp bài lên hệ thống.
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Giáo viên cần thay đổi cách nhận xét đánh giá về kết quả hoạt động của học sinh coi việc đánh giá là một công cụ học tập chứ không phải là công cụ đo lường, vì vậy nội dung đánh giá cần hướng tới đầu ra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong quá trình học tập, động viên sự tiến bộ của học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết học tiếp thu tri thức mới, ôn tập cũng như các tiết thực hành.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
– Bản đồ/lược đồ
– Sơ đồ
– Atlat Địa lí Việt Nam (NXB Giáo dục);
– Một số hình ảnh, video clip,
– Phiếu học tập
– Giấy A0, bút;
– Phiếu học tập
– sách giáo khoa, sách tham khảo, các tài liệu trên mạng internet…
– Sử dụng điện thoại thông minh, laptop, máy tính, bảng nhóm.
– Sử dụng các tư liệu tìm kiếm được trên mạng internet.
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Học sinh đọc:
+ Các tư liệu do giáo viên cung cấp.
+ Các tư liệu tìm tòi trên mạng internet.
=> thông qua các phương tiện học liệu như sách, văn bản in, qua smartphone, máy tính.
Học sinh nghe:
+ Tư liệu dạng Video, clip do giáo viên cung cấp hoặc trên các trang mạng youtube, thông qua hệ thống loa hay thiết bị smartphone, máy tính.
Học sinh nhìn:
+ Quan sát các biểu đồ, sơ đồ, atlat địa lí, bản đồ.
Học sinh làm:
+ Thảo luận nhóm.
+ Phiếu ý kiến, phiếu học tập.
=> thông qua các buổi học trực tiếp trên lớp, qua mail, group lớp học tập.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Hoàn thành phiếu học tập
Hoàn thành bài tập cuối khóa được giáo viên giao.
Học sinh nộp bài lên hệ thống.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Giáo viên sử dụng các phương pháp đánh giá như sau:
- Phương pháp đánh giá bằng kết quả các bài thi (thi viết, thực hành).
- Phương pháp đánh giá bằng kết quả các bài tiểu luận/ bài tập về nhà.
- Phương pháp đánh giá bằng kết quả các bài tập trên lớp.
- Phương pháp đánh giá bằng kết quả phỏng vấn, vấn đáp.
- Phương pháp tự đánh giá.
- Phương pháp đánh giá lẫn nhau.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Ngữ Văn THCS
Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Trả lời:
HS đọc hiểu được một văn bản thông tin
HS viết được văn bản thuyết minh
HS thuyết minh được về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…
a) Đọc hiểu: biết đọc hiểu một văn bản thông tin, cụ thể:
– Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản Động Phong Nha- Đệ nhất kì quan động; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
– Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản Động Phong Nha – Đệ nhất kì quan động
– Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, bản đồ…) dùng để biếu đạt thông tin trong văn bản Động Phong Nha – Đệ nhất kì quan động.
– Liên hệ với những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của bản thân
– Nhận biết được nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế quan trọng như: UN, UNESCO, UNICEF, WHO, WB, TMF, ASEAN, WTO,…
– Nhận biết được câu đơn, câu ghép, các kiểu câu ghép, các kết từ để nối câu ghép; sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp.
b) Kĩ năng viết
– Viết văn bản thuyết minh (về một danh lam thắng cảnh, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa, bảo đảm các bước)
– Biết cách trích dẫn văn bản của người khác
c) Kĩ năng nói và nghe
– Thuyết minh miệng về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa
– Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
Trả lời:
HS được thực hiện các “hoạt động học”:
* Hoạt động đọc hiểu
– Khởi động
– Hình thành kiến thức
+ Đọc hiểu nội dung khái quát của văn bản “Động Phong Nha – Đệ nhất kì quan động”
+ HS tìm hiểu tác động của văn bản
+ HS liên hệ, mở rộng, vận dụng
+ HS tự đọc văn bản thông tin
* Hoạt động viết
– Khởi động
– Hình thành kiến thức: HS thực hành viết văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
* Hoạt động nghe nói:
– HS trao đổi về bài tập đã chuẩn bị ở nhà (bài trình bày trên máy tính hoặc đề cương bài nói); yêu cầu mỗi nhóm thống nhất nội dung và hình thức bài nói để thuyết trình trước lớp.
HS trả lời câu hỏi,xem video, đọc văn bản, hoàn thành phiếu học tập, thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận…
Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Trả lời:
* Phẩm chất: Góp phần giúp học sinh biết yêu mến và tự hào về những danh lam thắng của quê hương, đất nước; có ý thức bảo vệ và tuyên truyền giới thiệu về những cảnh đẹp ấy. HS có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ
* Năng lực
– Đọc- hiểu:
+ Có năng lực ngôn ngữ (đọc); giao tiếp, hợp tác (hoạt động nhóm); tìm hiểu tự nhiên, xã hội (nêu được một số thông tin về những địa điểm du lịch qua mạng internet)
+ Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản, giải thích được ý nghĩa nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản
+ Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó
+ Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian
+ Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ(tranh ảnh, bản đồ…) dùng để biếu đạt thông tin trong văn bản
+ Nhận biết được nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế quan trọng như: UN, UNESCO, UNICEF, WHO, WB, TMF, ASEAN, WTO,…
+ Nhận biết sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp.
+ Nhận biết được câu đơn, câu ghép, các kiểu câu ghép, các kết từ để nối câu ghép
+ Nêu được tác động của văn bản
+ Liên hệ, mở rộng, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
+ Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng từ bài học chính để tự đọc hiểu văn bản thông tin tương tự.
– Viết: có năng lực ngôn ngữ:
+ Huy động những hiểu biết về cách viết văn thuyết minh
+ Viết được văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa, bảo đảm các bước chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin)
+ Thực hành viết văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
+ Có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết cách trích dẫn văn bản của người khác
– Nói và nghe:
+ Thuyết minh được về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa
+ Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày (bằng ngôn ngữ nói); chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (bằng ngôn ngữ nói)
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Trả lời
HS được sử dụng: máy tính hoặc điện thoại kết nối mạng, phiếu học tập, xem tranh ảnh, video…
– Máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa
– Văn bản dạy học: Động Phong Nha- đệ nhất kì quan động (lấy theo https://phongnhaexplorer.com/phong- nha/dong- phong- nha- 5.html)
– Video khám phá Phong Nha (theo địa chỉ video https://www.youtube.com/watch?)
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
Trả lời:
HS đọc ngữ liệu văn bản, xem tranh ảnh, video trên trang web, hoàn thành phiếu học tập
– Điền vào phiếu học tập đã có
– Truy cập Internet đọc văn bản và xem video giới thiệu Động Phong Nha và trả lời thông tin cập nhập về nội dung bài học; mục đích, tác dụng của video trong bài học.
– Truy cập Internet giải thích tên của các tổ chức quốc tế
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Trả lời:
– Phiếu học tập về các nội dung theo yêu cầu để tìm hiểu văn bản và động Phong Nha (nhan đề, nội dung bố cục, ngôn ngữ, phương tiện chuyển tải thông tin, tác giả, đối tượng văn bản hướng tới và sức thu hút của văn bản…)
– Vẽ sơ đồ tư duy về các địa điểm được nhắc đến trong bài học theo trình tự xuất hiện trong bài
– Hiếu biết bước đầu về các tổ chức Quốc tế quan trọng, giới thiệu ngắn gọn về chức năng các tổ chức đó
– Tìm thông tin trích dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp, dấu câu sử dụng trong trích dẫn
– Ghi lại các từ ngữ ca ngợi động Phong Nha
– Xác định câu ghép
– Sưu tầm trên internet hai văn bản nói về động Phong Nha. Nhận xét về cách dẫn trực tiếp, gián tiếp, câu ghép trong hai văn bản vừa tìm được
– Viết và nói bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử có sử dụng sơ đồ, bảng biểu
– Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến, chỉ ra được hạn chế như lập luận, luận cứ liên quan.
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Trả lời:
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh về:
– Hoạt động hình thành kiến thức:
+ Quá trình học tập của học sinh của mỗi cá nhân hay nhóm.
+ Thái độ, hành vi và biểu hiện của học sinh trong quá trình xây dựng bài.
– Chốt lại những hoạt động của học sinh:
+ Những biểu hiện về sự tự tin của học sinh khi xây dựng kiến thức.
+ Năng lực và phẩm chất của học sinh.
– GV giao nhiệm vụ, mở, tổng kết, đánh giá ý kiến của học sinh và chốt ý chính.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Trả lời
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như:
– Đọc lại thông tin từ văn bản, kết hợp với liên tưởng, tưởng tượng
– Sử dụng máy tính để lập kế hoạch
– Giấy, bút chì, bút màu… vẽ một chi tiết trong động Phong Nha
– Máy tính, điện thoại truy cập Internet để sưu tầm văn bản viết về động Phong Nha, thực hành đọc hiểu với một trong các văn bản đó
Câu 9: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Trả lời:
Tìm hiểu được một số thông tin về những địa điểm du lịch qua nhiều kênh thông tin khác nhau như: sách, báo, video, tranh ảnh…về danh lam thắng cảnh, qua thực tế, qua mạng internet…
Câu 10: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Trả lời:
Viết, nói được văn bản thuyết minh về danh lam thắng cảnh (xác định được đối tượng thuyết minh, chỉ ra được các nguồn sẽ lấy thông tin để viết bài)
Câu 11: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Trả lời:
– Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, đánh giá định tính và định lượng, đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập. Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học. Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.
– Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
– Nội dung kiến thức:
+ Xác định được đối tượng
+ Đảm bảo về cấu trúc, nội dung thuyết minh
– Trình bày:
+ Ngôn ngữ: rõ ràng, lưu loát. diễn cảm
+ Phi ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt…
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Toán cấp THCS
Câu 1.
Vận dụng kiến thức Toán vào thực tiễn và các môn học khác
Câu 2.
a. Hoạt động khởi động
Mục đích là tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp các em ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với học bài mới.
Giáo viên sẽ tạo tình huống học tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của học sinh có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong tài liệu làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. Từ đó, giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Vị vậy, các câu hỏi, hay nhiệm vụ trong hoạt động khởi động là những câu hỏi, hay| vấn để mở, chưa cần HS phải có câu trả lời hoàn chỉnh.
Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm tiếp cận, hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
b. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục đích là giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới và bổ sung vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của mình.
Giáo viên giúp học sinh hình thành được những kiến thức mới thông qua các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở các sản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để học sinh chính thức ghi nhận và vận dụng.
c. Hoạt động luyện tập
Mục đích của hoạt động này là giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được.
Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề nảy sinh trong học tập hay thực tiễn.
Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên cần giúp học sinh lĩnh hội cả về tri thức lẫn phương pháp, biết cách thức giải quyết vấn đề đặt ra trong “Hoạt động khởi động”.
- Hoạt động vận dụng
Mục đích là giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng đã học để phát hiện và giải quyết các tình huống/vấn đề nảy sinh trong cuộc sống gần gũi, ở gia đình, địa phương.
Giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện những hoạt động, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, mô tả yêu cầu cần đạt (về sản phẩm) để học sinh lưu tâm thực hiện.
Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đội hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
- Hoạt động tìm tòi mở rộng
Mục đích là giúp học sinh không ngừng tiến tới, không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, góp phần học tập suốt đời.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài sách vở, ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
Cũng như Hoạt động vận dụng, hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia. Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.
Câu 3.
Cẩn thận, nhanh nhẹn, sáng tạo
Các năng lực
+ Năng lực đặc thù: năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công cụ và phát triển toán học, năng lực tư duy và lập luận logic
+ Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
Câu 4.
Giáo viên giúp học sinh hình thành được những kiến thức mới thông qua các hoạt động khác nhau như: nghiên cứu tài liệu; tiến hành thí nghiệm, thực hành; hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
Câu 5.
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ học liệu để hình thành kiến thức
– Học sinh làm các thao tác sau:
+ HS nhìn rồi thực hành theo yêu cầu SGK
+ HS viết, đọc phần lập luận của mình
Câu 6.
Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về kiến thức mà chỉ giúp học sinh phát biểu được vấn đề để chuyển sang các hoạt động tiếp theo nhằm tiếp cận, hình thành những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lời hoặc giải quyết được vấn đề.
Câu 7.
Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
Câu 8.
– Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề nảy sinh trong học tập hay thực tiễn. Giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện những hoạt động, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, mô tả yêu cầu cần đạt (về sản phẩm) để học sinh lưu tâm thực hiện.
– Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như: sách giáo khoa, phiếu bài tập, các băng giấy.
Câu 9.
– Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ phiếu bài tập, để luyện tập vận dụng kiến thức mới: * Phiếu bài tập: Học sinh thảo luận nhóm, trình bày bài giải
– Trong hoạt động này, học sinh được luyện tập, củng cố các đơn vị kiến thức vừa học thông qua áp dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề nảy sinh trong học tập hay thực tiễn.
– Giáo viên cần gợi ý để học sinh phát hiện những hoạt động, sự kiện, hiện tượng nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, mô tả yêu cầu cần đạt (về sản phẩm) để học sinh lưu tâm thực hiện.
Câu 10.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức ngoài sách vở, ngoài lớp học. Học sinh tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết bằng những cách khác nhau.
Câu 11:
– Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết, đánh giá định tính và định lượng, đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập. Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học. Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.
– Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên cấp THCS
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy Vật lí THCS
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học xong chủ đề lực học sinh làm được:
- Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo
- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật
- Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo)
- Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc
- Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc
- Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ
- Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng
- Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát
- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ
- Thực hiện được thí nghiệm chứng tỏ vật chịu tác dụng của lực cản khi chuyển động trong nước (hoặc không khí)
- Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng), trọng lượng của vật (độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật)
- Thực hiện thí nghiệm chứng minh được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo.
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
Trong chủ đề lực học sinh được thực hiện các hoạt động học sau:
- Hoạt động tìm hiểu về lực.
- Hoạt động tìm hiểu kết quả tác dụng của lực.
- Hoạt động vận dụng.
- Hoạt động biểu diễn lực.
- Hoạt động tìm hiểu về ma sát.
- Hoạt động đo lực cản trong nước.
- Hoạt động phân biệt khối lượng trọng lượng.
- Hoạt động Khảo sát mối quan hệ độ giãn lò xo vào khối lượng vật treo.
- Hoạt động vận dụng.
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học về chủ đề lực có thể hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất năng lực sau:
– Các phẩm chất: Trung thực, chăm chỉ, trách nhiệm.
– Các năng lực được hình thành:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực tự chủ, tự học.
- Năng lực đặc thù: Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí; Năng lực kiến thức vật lí; Năng lực phương pháp thực nghiệm; Năng lực trao đổi thông tin; Năng lực cá nhân của HS.
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài chủ đề lực, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu: Phiếu học tập, Quan sát thí nghiệm, Tiến hành thí nghiệm, sách giáo khoa.
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
- Học sinh làm việc theo nhóm thảo luận rút ra kết quả.
- Lắng nghe giáo viên nhận xét.
- Quan sát Tranh ảnh, Thí nghiệm mà giáo viên đưa ra.
- Theo dõi giáo viên phân tích từng tình huống.
- Lắng nghe bổ sung, nhận xét của giáo viên, bạn bè để chỉnh sửa lỗi sai cho mình từ đó rút ra được kết luận chính xác
- Quan sát và tiến hành thí nghiệm để giải quyết các tình huống học tập.
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:
- Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học.
- Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ mà GV phân công.
- Biết quan sát thí nghiệm và ghi chép kết quả thí nghiệm để giải quyết vấn đề.
- Hiểu và thực hiện được nội dung bài học sử dụng an toàn đồ dùng thí nghiệm.
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Để nhận xét, đánh giá thực hiện kết quả hình thành kiến thức mới của học sinh giáo viên cần:
- Đánh giá, nhận xét thường xuyên và kịp thời
- Phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong chương trình học.
- Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hóa; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá của các bạn, đánh giá của cha mẹ học sinh.
- Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, phẩm chất và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần học tập của học sinh, qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ở trong và ngoài nhà trường, để HS khám phá và thêm yêu thích môn học.
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức… sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực vận động có sự tư duy sáng tạo ở học sinh.
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa, tài liệu trên mạng internet, các phương tiện truyền thông, các vật dụng, thiết bị mà giáo viên đưa ra.
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
- Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên khái niệm ban đầu.
- Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn: biết cách Nhận biết được các trường hợp cụ thể về tác dụng của lực trong thực tế và Giải thích được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan tới tác dụng của lực.
- Áp dụng kiến thức thường xuyên trong cuộc sống: Biết ảnh hưởng của lực ma sát đến an toàn giao thông.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:
- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể như: Tham gia thảo luận nhóm một cách tự giác, tích cực rèn luyện tính tự giác trong học tập, tư thế, tác phong nghiêm túc trong học tập.
- Thể hiện sự yêu thích môn học, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung như: Học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các kiến thức mới vào trong cuộc sống hằng ngày.
- Môn Khoa học tự nhiên còn tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, tăng sự đoàn kết trong tập thể.
- Giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực phẩm chất như: năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng, năng lực khoa học.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh giáo viên cần nhận xét, đánh giá:
- Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để các em không e ngại khi chưa làm đúng, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng nhóm với mình để cùng nhau tìm các giải pháp, câu trả lời chính xác.
- Đặc biệt chú ý đặc trưng của môn học khoa học tự nhiên là sự coi trọng nguyên tắc đối xử cá biệt trong quá trình giảng dạy. Luôn nhắc và yêu cầu học sinh tập trung quan sát, lắng nghe giáo viên hướng dẫn để vận dụng vào bài học cũng như trong cuộc sống.
- Để học sinh có thể hoàn thành lượng bài tập mà học sinh không bị ức chế, nhàm chán dẫn đến không tập trung và không thích học tập, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt, phong phú các hình thức tổ chức học tập:
- Thảo luận nhóm đôi, nhóm 4;
- Chia nhiệm vụ theo tổ, tổ chức các trò chơi học tập,….
- GV luôn luôn quan sát, lắng nghe, hướng dẫn, giúp đỡ, nêu gợi ý cho các nhóm trong quá trình thảo luận nếu cần.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy Sinh học THCS
Câu 1: Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Bước đầu vận dụng kiến thức khoa học và kĩ năng để giải quyết vấn đề của một số tình huống đơn giản trong thực tiễn; mô tả, dự đoán, giải thích được các hiện tượng khoa học đơn giản. Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Trình bày được ý kiến cá nhân nhằm vận dụng kiến thức đã học vào bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững
Bước đầu Bước đầu vận dụng kiến thức khoa học và kĩ năng để giải quyết vấn đề của
Sau khi học bài học, để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề học sinh cần phải làm:
Bước đầu vận dụng kiến thức khoa học và kĩ năng để giải quyết vấn đề của một số tình huống đơn giản trong thực tiễn: mô tả, dự đoán, giải thích được các hiện tượng khoa học đơn giản. Ứng xử thích hợp trong một số tình huống
- Vận dụng các kiến thức đã học phân loại được các môi trường sống của sinh vật.
- Liệt kê những yếu tố xuất hiện, ảnh hưởng tới đời sống sinh vật
- Vận dụng kiến thức xác định và phân loại theo nhóm vật sống vật không sống.
Câu 2: Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học? đáp án câu hỏi tập huấn module 1 môn sinh học
Học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động học:
- Khởi động
- Hình thành kiến thức
- Luyện tập
- Vận dụng
Câu 3: Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát triển những năng lực phẩm chất sau:
Về phẩm chất:
- Cùng với các môn học khác, môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, bao gồm những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Môn Khoa học tự nhiên góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
- Thông qua dạy học, môn Khoa học tự nhiên sẽ giáo dục cho học sinh biết yêu lao động, có ý chí vượt khó; có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
Về năng lực: Bài học góp phần hình thành, phát triển các năng lực sau đây:
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Biết sưu tầm tranh ảnh phục vụ bài học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các yêu cầu GV đưa ra.
Năng lực đặc thù
- Nhận thức khoa học tự nhiên
- Tìm hiểu tự nhiên
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học
Câu 4: Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu sau:
- Clip về môi trường sống cá Piranha bụng đỏ, cá sấu, cò thìa cánh hồng, cây sung: Giúp học sinh phát hiện, tìm ra những yếu tố ảnh hưởng tới đời sống của cá Piranha. Và giúp học sinh phân loại được môi trường sống của sinh vật.
- Hình ảnh về môi trường sống, các nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh.
Câu 5: Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
- Quan sát Clip về môi trường sống cá Piranha bụng đỏ, cá sấu, cò thìa cánh hồng, cây sung
- Học sinh báo cáo kết quả tìm được theo nhóm. thảo luận rút ra kết quả
- Lắng nghe giáo viên nhận xét
- Quan sát Tranh ảnh, video mà giáo viên đưa ra
- Theo dõi giáo viên phân tích từng yếu tố sinh thái
Câu 6: Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:
- Trình bày được khái niệm môi trường sống của sinh vật
- Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các nhiệm vụ mà GV phân công.
- Dựa vào khái niệm, phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh.
- Vận dụng kiến thức về giới hạn sinh thái thiết kế được môi trường sống phù hợp cho một hoặc một số loài sinh vật (Cây trồng, vật nuôi theo mùa hoặc giai đoạn sinh trưởng)
Câu 7: Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Để nhận xét, đánh giá thực hiện kết quả hình thành kiến thức mới của học sinh giáo viên cần:
- Đánh giá, nhận xét thường xuyên và kịp thời
- Phải căn cứ vào mục tiêu và các yêu cầu cần đạt đối với từng lớp học, cấp học trong chương trình học.
- Đánh giá phải bảo đảm toàn diện, khách quan, có phân hóa; kết hợp giữa đánh giá thường xuyên và định kì; kết hợp giữa đánh giá của giáo viên, tự đánh giá và đánh giá của các bạn, đánh giá của cha mẹ học sinh.
- Đánh giá phải coi trọng sự tiến bộ của học sinh về năng lực, phẩm chất và ý thức học tập; có tác dụng thúc đẩy và hỗ trợ học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực; tạo được hứng thú và khích lệ tinh thần học tập của học sinh, qua đó khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ở trong và ngoài nhà trường, để HS khám phá và thêm yêu thích môn học.
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của người học. Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức… sang đánh giá năng lực vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các năng lực vận động có sự tư duy sáng tạo ở học sinh.
Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu: tranh ảnh, sách giáo khoa,.. thiết bị mà giáo viên đưa ra.
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
- Học sinh dựa vào vốn kiến thức mình tìm được và nội dung giáo viên hướng dẫn hình thành nên khái niệm ban đầu.
- Tiến hành vận dụng các kiến thức mới vừa học để áp dụng vào cuộc sống thực tiễn: biết cách Nhận biết được các trường hợp cụ thể về tác dụng của lực trong thực tế và Giải thích được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan tới tác dụng của lực.
- Áp dụng kiến thức thường xuyên trong cuộc sống: Biết ảnh hưởng của lực ma sát đến an toàn giao thông.
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:
- Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể như: Tham gia thảo luận nhóm một cách tự giác, tích cực rèn luyện tính tự giác trong học tập, tư thế, tác phong nghiêm túc trong học tập.
- Thể hiện sự yêu thích môn học, ham học hỏi, tìm tòi, khám phá, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung như: Học sinh thực hiện các hoạt động tìm tòi, khám phá, tra cứu thông tin và thực hiện các kiến thức mới vào trong cuộc sống hằng ngày.
- Môn Khoa học tự nhiên còn tạo cơ hội cho học sinh thường xuyên được trao đổi, trình bày, chia sẻ và phối hợp thực hiện ý tưởng trong các bài thực hành, tăng sự đoàn kết trong tập thể.
- Giúp học sinh bước đầu hình thành, phát triển năng lực phẩm chất như: năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh, năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng, năng lực khoa học.
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
Về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh giáo viên cần nhận xét, đánh giá:
– Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để các em không e ngại khi chưa làm đúng, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng nhóm với mình để cùng nhau tìm các giải pháp, câu trả lời chính xác.
– Đặc biệt chú ý đặc trưng của môn học khoa học tự nhiên là sự coi trọng nguyên tắc đối xử cá biệt trong quá trình giảng dạy. Luôn nhắc và yêu cầu học sinh tập trung quan sát, lắng nghe giáo viên hướng dẫn để vận dụng vào bài học cũng như trong cuộc sống.
– Để học sinh có thể hoàn thành lượng bài tập mà học sinh không bị ức chế, nhàm chán dẫn đến không tập trung và không thích học tập, người giáo viên phải vận dụng linh hoạt, phong phú các hình thức tổ chức học tập:
- Thảo luận nhóm đôi, nhóm 4;
- Chia nhiệm vụ theo tổ, tổ chức các trò chơi học tập,….
– GV luôn luôn quan sát,lắng nghe, hướng dẫn, giúp đỡ, nêu gợi ý cho các nhóm trong quá trình thảo luận nếu cần.
11 câu phân tích kế hoạch bài dạy Hóa Học THCS
Câu 1. Sau khi học bài học, học sinh “làm” được gì để tiếp nhận (chiếm lĩnh) và vận dụng kiến thức, kỹ năng của chủ đề?
Sau khi học xong bài học, học sinh cần:
- Tiến hành được thí nghiệm, quan sát và nhận xét được hiện tượng của thí nghiệm, chứng minh trong phản ứng hóa học khối lượng của các chất được bảo toàn
- Biết vận dụng định luật để làm bài tập .
- Viết được phương trình chữ của các phản ứng hóa học
- Viết được công thức về khối lượng của phản ứng hóa học
- Giải thích được hiện tượng đơn giản trong cuộc sống liên quan đến định luật
- Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh, trật tự
Câu 2. Học sinh sẽ được thực hiện các “hoạt động học” nào trong bài học?
Trong bài học, học sinh sẽ được thực hiện các hoạt động:
Hoạt động 1: khởi động
- Xem Clips và trả lời các câu hỏi
Hoạt động 2: Thí nghiệm kiểm chứng tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng
- Hoạt động theo nhóm do giáo viên phân công
- Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn trong phiếu học tập
- Thảo luận nhóm, ghi lại kết quả theo bảng trong phiếu học tập
- Báo cáo kết quả
- Theo dõi các nhóm báo cáo và nhận xét
- So sánh về tổng khối lượng các chất phản ứng và tổng khối lượng các chất sản phẩm trong các phản ứng hóa học?
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
- Hoàn thành bài tập 1 trong phiếu học tập số 2.
- Tham gia trò chơi theo nhóm củng cố lại kiến thức của bài học
Câu 3. Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học, những “biểu hiện cụ thể” của những phẩm chất, năng lực nào có thể được hình thành, phát triển cho học sinh?
Thông qua các “hoạt động học” sẽ thực hiện trong bài học có thể hình thành, phát triển cho học sinh những phẩm chất năng lực sau:
1/ Phẩm chất
- Chăm chỉ: chăm học, ham học hỏi, có ý thức tự giác trong học tập
- Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động, không ỷ lại, tôn trọng tập thể
2/ Năng lực:
+ Năng lực chung:
- Học sinh tích cực chủ động trong học tập nghiên cứu tìm hiểu nội dung bài học.
- Học sinh nghiêm túc và tích cực trong hoạt động nhóm, phát biểu được ý tưởng của bản thân và của nhóm về các nội dung bài học.
- Rèn luyện khả năng tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo.
- Tập hợp nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự.
- Hỗ trợ các thành viên trong nhóm các tiến hành thí nghiệm.
- Ghi chép kết quả làm việc nhóm một cách chính xác, có hệ thống.
- Thảo luận với các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành nhiệm vụ.
+ Năng lực chuyên biệt:
- Phát biểu được nội dung của định luật bảo toàn khối lượng: “Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”
- Giải thích được cơ sở khoa học của định luật bảo toàn khối lượng (dựa vào bản chất phản ứng hóa học dẫn đến sự bảo toàn số lượng nguyên tử các nguyên tố trong phản ứng hóa học).
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng của các chất trong một số phản ứng cụ thể. –
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát và nhận xét được hiện tượng của thí nghiệm từ đó rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.
- Giải thích được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan tới định luật bảo toàn khối lượng-
- Vận dụng được các kiến thức để giải quyết một số bài tập đơn giản.
Câu 4. Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/ học liệu:
– Sách giáo khoa
– Phiếu học tập
– Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm gồm:
- Dd BaCl2, dd Na2SO4, dd NaOH, dd phenolphthalein, dd CuSO4, dd FeCl3
- Cân điện tử, bảng phụ, nam châm to, bút dạ xanh, công tơ hút
Câu 5. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để hình thành kiến thức mới?
* Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu để hình thành kiến thức mới:
- Đọc kênh chữ trong SGK để giải thích định luật
- Đọc phiếu học tập xác định nhiệm vụ học tập
- Xem clip để tìm kiếm thu thập thông tin, trả lời các câu hỏi của GV
- Nghe câu hỏi của giáo viên, câu trả lời của các bạn
- Làm thí nghiệm, quan sát kết quả thí nghiệm
- Tập hợp nhóm theo yêu cầu, tiến hành thảo luận, điền vào phiếu học tập
- Làm các bài tập định tính và định lượng
Câu 6. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là gì?
Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động để hình thành kiến thức mới là:
- Hoàn thành phiếu học tập
- Làm được thí nghiệm
- Trả lời được các câu hỏi của giáo viên
- Phát biểu được nội dung định luật bảo toàn khối lượng
- Giải thích được định luật BTKL
- Áp dụng định luật làm được các bài tập vận dụng
- Biết tập hợp, thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên
Câu 7. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh?
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới của học sinh là:
Giáo viên cần nhận xét, đánh giá học sinh dựa vào:
- Mục tiêu bài học đã đưa ra ở đầu bài,
- Đánh giá tinh thần hợp tác, tự học tự rèn, tính tự chủ, có trách nhiệm trong các hoạt động học
- Đánh giá khả năng tư duy, phản biện của học sinh dựa vào hệ thống câu hỏi, tính chính xác trong các phiếu học tập và làm bài tập, các thí nghiệm kiểm chứng, thao tác làm thí nghiệm
Câu 8. Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu nào?
Khi thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới trong bài học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học/học liệu như:
- Phiếu học tập số 2 có ghi 2 bài tập vận dụng định luật BTKL
- Bảng phụ, bút lông
- Bảng phụ ghi 4 câu hỏi cho HS tham gia trò chơi do giáo viên tổ chức
Câu 9. Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/học liệu như thế nào (đọc/nghe/nhìn/làm) để luyện tập/vận dụng kiến thức mới?
Học sinh sử dụng thiết bị dạy học/ phiếu học tập để luyện tập vận dụng kiến thức mới:
- HS đọc 2 bài tập trong phiếu học tập số 2, vận dụng kiến thức đã học làm 2 bài tập này
- Nghe giáo viên giao nhiệm vụ, luật chơi
- Chia lớp thành 4 đội chơi, cử nhóm trưởng, thư kí, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các bạn trong nhóm
- Thảo luận nhóm làm 4 bài tập trong bảng phụ mà giáo viên giao
Câu 10. Sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là gì?
Sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới là:
Học sinh phải biết áp dụng định luật bảo toàn khối lượng tính được:
- Khối lượng của các chất trong phản ứng
- Viết được công thức về khối lượng của phản ứng
- Giải thích được hiện tượng thực tiễn đơn giản liên quan đến định luật
- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng
Câu 11. Giáo viên cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/vận dụng kiến thức mới của học sinh?
* Giáo viên phải luôn thể hiện sự quan tâm, động viên của mình đối với học sinh, để các em không e ngại khi chưa làm đúng, giúp các em mạnh dạn trao đổi, đặt câu hỏi với giáo viên và với bạn cùng nhóm với mình để cùng nhau tìm các giải pháp, câu trả lời chính xác.
- Kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết.
- Đánh giá định tính và định lượng.
- Đánh giá bằng cách sử dụng các công cụ khác nhau như câu hỏi, bài tập, quan sát.
- Đánh giá tổng kết thông qua mức độ đạt được các yêu cầu tiết học.
- Thông qua học sinh trả lời các câu hỏi qua quan sát các em thực hiện các hoạt động học.