Giáo án Ngữ văn 10 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Giáo án Ngữ văn 10 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất cẩn thận, trình bày khoa học cả học kì 1, kì 2 theo chương trình sách giáo khoa. Giáo án Văn 10 Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án dạy môn Ngữ văn lớp 10 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Giáo án Ngữ văn 10 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)

Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất. Đồng thời giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu nhanh chóng xây dựng hoàn thiện giáo án dạy học cho riêng mình. Vậy sau đây là trọn bộ giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục giáo án lớp 10.

Giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Bài 1. TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)

Môn: Ngữ văn 10 – Lớp: ……..

Số tiết: … tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.

– Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản truyện kể; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện kể thuộc hai nề văn hóa khác nhau.

– Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn.

– Viết được văn bản nghị luận đúng quy trình; phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một truyện kể.

– Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể; nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói; biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

– Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

ĐỌC VĂN BẢN VÀ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

TIẾT…: VĂN BẢN 1. THẦN TRỤ TRỜI

(Thần thoại Việt Nam)

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.

– Biết nhận xét nội dung bao quát của VB Thần trụ trời; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua hoạt động đọc.

b. Năng lực riêng biệt

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thần trụ trời;

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thần trụ trời;

– Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản;

– Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các văn bản khác có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

– Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Thần Trụ Trời.

b. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ những truyện thần thoại đã biết.

c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về những truyện thần thoại đã biết.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi cho cả lớp: Em biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ cho cả lớp cùng nghe về những truyện thần thoại ấy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV đặt câu hỏi và nêu yêu cầu, suy nghĩ về những truyện thần thoại mà bản thân mình biết, chuẩn bị kể trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, khen ngợi HS.

– Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Chúng ta vừa được các bạn chia sẻ về những truyện thần thoại. Tiết học hôm nay, cô và cả lớp sẽ cùng tìm hiểu một truyện thần thoại của dân tộc ta, đó là Thần Trụ Trời.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học và tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề Tạo lập thế giới. Nắm được các khái niệm về một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài Tạo lập thế giới.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Tạo lập thế giới.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV mời 1 HS đọc chủ đề của Bài học số 1 (Tạo lập thế giới) trước lớp.

– GV đặt câu hỏi cho HS: Theo các em, nội dung của chủ đề Bài 1. Tạo lập thế giới là gì?.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Trong bài học này, qua việc đọc các truyện thần thoại, em sẽ hiểu người xưa nhận thức như thế nào về quá trình tạo lập thế giới.

1. Giới thiệu bài học

– Chủ đề Tạo lập thế giới bao gồm các văn bản thần thoại, cho thấy nhận thức của người xưa về quá trình tạo lập thế giới.

– Tên và thể loại của các VB đọc chính và VB đọc kết nối chủ đề:

Tên văn bản

Thể loại

Thần Trụ Trời

Thần thoại

Prô-mê-tê và loài người (Thần thoại Hy Lạp)

Thần thoại

Đi san mặt đất

Truyện

Cuộc tu bổ lại các giống vật

Thần thoại

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu:Nắm được một số yếu tố của truyện thần thoại.

b. Nội dung:HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến một số yếu tố của truyện thần thoại.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức về một số yếu tố của truyện thần thoại.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm học tập

– GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin trong SGK và nêu yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV yêu cầu, sau đó thảo luận nhóm, đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

2. Tri thức ngữ văn

Thần thoại là một trong những thể loại truyện dân gian. Thần thoại kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật văn hóa; qua đó, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. So với các thể loại truyện dân gian khác, thần thoại có những đặc điểm riêng thể hiện qua các yếu tố không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật,…

Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể.

Thời gian trong thần thoại là thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng.

Cốt truyện thần thoại thường là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình sáng tạo nên thế giới, con người và văn hóa của các nhân vật siêu nhiên.

Nhân vật trong thần thoại thường là thần, có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa.

Tính chỉnh thể của tác phẩm là sự thống nhất, toàn vẹn của tác phẩm. Ở đó, mọi bộ phận, yếu tố, chi tiết,… đều có ý nghĩa và được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, nhất quán nhằm thể hiện tập trung, nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm.

Hoạt động 3: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin cơ bản về VB Thần Trụ Trời.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về thông tin cơ bản của VB Thần Trụ Trời.

c. Sản phẩm học tập: Những thông tin cơ bản về VB Thần Trụ Trời mà HS tiếp thu được.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, dựa vào những kiến thức trong SGK, nêu thông tin chung về thần thoại Việt Nam VB Thần Trụ Trời.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS nghe GV yêu cầu, đọc thông tin trong SGK để chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Thần thoại Việt Nam

– Thần thoại Việt Nam do được ghi chép muộn nên đã bị mất mát khá nhiều. Những truyện thần thoại Việt Nam tiêu biểu gồm: Thần Trụ Trời, Thần Mưa, Thần Biển, Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, Sự tích lúa thần,…

2. VB Thần Trụ Trời và nhóm truyện lí giải về sự hình thành thế giới buổi ban đầu

Thần Trụ Trời là VB Thần thoại Việt Nam, thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên.

– VB Thần Trụ Trời trong SGK được trích theo Nguyễn Đổng Chi, Lược khảo về thần thoại Việt Nam,.

– Các dân tộc anh em khác trên đất nước Việt Nam cũng có nhiều truyện thú vị lí giải về sự hình thành thế giới buổi ban đầu như vậy. Nếu người Kinh có Then Luông, người Mông có Dự Nhung, người Dao có Thần Bàn Cổ, người Ê-đê có Ai Điê, người Chăm có Tầm Thênh,… Trong nhận thức của con người thời cổ, thế giới bao la được hình thành, được sắp đặt trật tự là nhờ vào công lao to lớn của các vị thần.

Hoạt động 4: Khám phá văn bản

a. Mục tiêu:Nắm được đặc điểm văn bản Thần Trụ Trời.

b. Nội dung:HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi về bài Bầy chim chìa vôi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Bầy chim chìa vôi.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẦM

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS đọc thầm VB.

– GV lưu ý HS: Khi gặp các câu hỏi trong box và những chỗ được đánh dấu, chúng ta hãy dừng lại suy nghĩ nhanh, tự trả lời thầm trong đầu nhằm tạo thói quen và rèn luyện kĩ năng đọc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe GV yêu cầu và lưu ý, sau đó đọc thầm VB.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS trả lời các câu hỏi trong các box trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng yêu cầu của GV, sau đó thảo luận theo cặp để tóm tắt.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS trình bày phần tóm tắt trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 3:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi 1 và 2 trong SGK: 1. Chỉ ra các chi tiết về không gian, thời gian của câu chuyện. 2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ Trời là một truyện thần thoại.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS thảo luận theo cặp để trả lời câu 1 và 2.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả thảo luận trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 4:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi cho HS: Em có nhận xét gì về không gian và thời gian trong thần thoại? Rõ ràng, đây là tưởng tượng của người xưa và không đúng khoa học. Vậy giá trị không gian, thời gian ở đây là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe GV đặt câu hỏi, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS trả lời trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận theo cặp: Nhân vật thần thoại trong VB này là ai? Nhân vật đó được miêu tả như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, thống nhất về nội dung bao quát của truyện Thần Trụ Trời, Thông điệp của tác phẩm và nhận xét về cốt truyện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe GV yêu cầu, thảo luận để thống nhất về nội dung, thông điệp và nhận xét về cốt truyện của Thần Trụ Trời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

3. Đọc, kể, tóm tắt

– Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ Trời:

+ Quá trình tạo lập nên trời đất: Thần ở trong đám hỗn độn, mờ mịt, và bỗng có một lúc thần đứng dậy, ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời, đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt. Từ đó, trời đất phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp. Khi trời đã cao và đã khô, thần lại phá cột đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi. Mỗi hòn đá văng đi, biến thành một hòn núi hay một hòn đảo; đất tung tóe ra mọi nơi thành gò, thành đống, thành những dải đồi cao. Vì thế cho nên mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi, chỗ lõm. Chỗ thần đào đất, đào đá mà đắp cột ngày nay thành biển rộng.

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Không gian, thời gian trong thần thoại

– Không gian: vũ trụ đang trong quá trình tạp lập: Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm, lạnh lẽo.

– Thời gian: cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng: Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như có muôn vật và loài người.

Các hình ảnh đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời,… khá quen thuộc trong các thần thoại giải thích về nguồn gốc thế giới. Dù cách miêu tả không gian trời đất như thế trong thần thoại không còn phù hợp với nhận thức thế giới của độc giả ngày nay nhưng nó vẫn có sức hấp dẫn riêng vì nó cho chúng ta hiểu người xưa, trong thế giới hoang sơ thuở ban đầu, đã hình dung về vũ trụ, thế giới như thế nào.

2. Nhân vật thần thoại

– Nhân vật: là một vị thần có hình dáng khổng lồ, sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới.

Thần Trụ Trời được phác họa bằng những nét đơn giản: Chân thần dài không thể tả xiết nên bước một bước là có thể từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác; thần đứng dậy, ngẩng đầu là có thể đội trời lên.

Phác họa những nét riêng của một vị thần Trụ Trời, có thể đội trời, đắp cột chống trời nên cũng khó lẫn với nhân vật khác.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

– Cốt truyện: đơn giản, ngắn gọn, xoay quanh việc vị thần đắp cột chống trời, tạo lập thế giới.

2. Nội dung – Ý nghĩa

– Qua truyện Thần Trụ Trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về nguồn gốc của thế giới rất thô sơ.

– Thế giới là do một vị thần đắp cột chống trời mà tạo ra. Các chi tiết miêu tả trời và đất ban đầu dính vào nhau, sau nhờ vị thần khổng lồ “đội trời”, đắp cột chống trời mà trời đất phân chia, và các chi tiết giải thích về nguồn gốc núi, đảo, gò, đống, biển,… cho thấy nhận thức thô sơ đó của người thời cổ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Thần Trụ Trời đã học.

b. Nội dung: GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm, HS suy nghĩ, trả lời.

c. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các phương án đúng theo nội dung đã học của văn bản Thần Trụ Trời.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm bằng cách lần lượt nêu các câu hỏi, sau đó chốt đáp án:

Câu 1. VB Thần Trụ Trời thuộc loại văn bản nào?

A. Truyền thuyết

B. Truyện cổ tích

C. Thần thoại

D. Sử thi

Câu 2. Đoạn văn dưới đây cho em liên tưởng đến truyền thuyết nào của người Việt?

Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.

A. Lạc Long Quân – Âu Cơ

B. Thánh Gióng

C. Sự tích Hồ Gươm

D. Sự tích bánh chưng, bánh giầy

Câu 3. Trong VB Thần Trụ Trời, tác giả đã nhắc đến những vị thần nào?

A. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời

B. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.

C. Ông Đếm sao, ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú.

D. Ông Tát bể, ông Kể sao, ông Đào sông, ông Xây rú, ông Trụ Trời.

Câu 4. Theo VB Thần Trụ Trời, vì sao mặt đất ngày nay không bằng phẳng, mà có chỗ lồi, chỗ lõm?

A. Do sự kiến tạo của Trái Đất.

B. Do chiếc trụ trời bị gãy.

C. Do thần phá cột trụ trời đi, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi.

Câu 5. Theo VB Thần Trụ Trời, vị thần Trụ Trời sau này được gọi là gì?

A. Trời

B. Ngọc Hoàng

C. Cả A và B đều đúng

D. Thiên đế

…………………

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

NÓI VÀ NGHE. GIỚI THIỆU, ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA MỘT TRUYỆN KỂ

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

– Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể; nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói; biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt:

– Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

– Năng lực giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

– Năng lực nghe và nắm bắt ý kiến, quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó.

3. Phẩm chất:

– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

– Giáo án;

– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

b. Nội dung: HS huy động tri thức đã có để thực hiện hoạt động khởi động.

c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS về bài học Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV đặt câu hỏi gợi dẫn cho HS: Trong Bài 1. Tạo lập thế giới, chúng ta đã học những văn bản nào? Em có nhận xét, đánh giá gì về nội dung và nghệ thuật của một văn bản truyện kể trong những văn bản đã học đó?.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– HS lắng nghe câu hỏi của GV, suy nghĩ để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

– GV mời 1 – 2 HS phát biểu trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá.

– GV dẫn vào bài học mới: Ở tiết trước, chúng ta đã học viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể. Cũng là đánh giá một truyện kể, nhưng tiết học này, các em sẽ được học cách thể hiện thông qua hành động nói. Chúng ta cùng đi vào bài Nói và nghe: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

a. Mục tiêu: Xác định được các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi của GV liên quan đến các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS liên quan đến các bước giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin trong SGK và tóm tắt nội dung của các bước giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

– Các nhóm nghe yêu cầu của GV, sau đó thực hiện việc đọc và tóm tắt.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ

– GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

– GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Xác định các bước giới thiệu về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

1. Bước 1: Chuẩn bị nói

– Tìm ý và lập dàn ý

+ Tìm ý: Cần chuẩn bị ý tưởng theo yêu cầu của bài nói; Nên có thêm một số ý tưởng liên quan đến cách thức trình bày bài nói sao cho hiệu quả. Đặc biệt lưu ý:

▪ Tìm những câu mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây chú ý, tạo ấn tượng đối với người nghe.

▪ Sử dụng công cụ hỗ trợ như: bản tóm tắt các ý chính để khi cần nhìn lướt qua là nhớ; chuẩn bị một hình ảnh minh họa cho nội dung truyện kể để tăng tính thuyết phục cho lí lẽ và bằng chứng (nếu có điều kiện).

▪ Dự kiến trước một số điểm nghi vấn, băn khoăn, thắc mắc mà người nghe có thể nêu lên tìm cách trả lời, giải đáp.

+ Lập dàn ý: Dựa vào những ý đã tìm, phác thảo dàn ý cho bài nói bằng cách điền vào Phiếu giới thiệu và đánh giá về nội dung, nghệ thuật của một truyện kể dân gian hoặc truyện ngụ ngôn bằng thơ gợi ý trong SGK.

– Luyện tập: Tập phát âm to, rõ ràng; tập điều chỉnh cao độ, nhịp độ, tập biểu cảm.

2. Bước 2: Trình bày bài nói

– Khi trình bày cần mở đầu và kết thúc một cách hấp dẫn, ấn tượng.

– Có thể sử dụng những mẫu câu giới thiệu, đánh giá về truyện kể gợi ý trong SGK.

– Lưu ý: Khi trình bày cần tôn trọng và tương tác với người nghe (bằng mắt, bằng cách nêu câu hỏi cho người nghe trong quá trình trình bày,…).

3. Bước 3: Trao đổi, đánh giá

– Trao đổi:

+ Trong vai trò là người nói: Biết lắng nghe và ghi chép những câu hỏi hoặc ý kiến góp ý của các bạn về nội dung, hình thức bài trình bày; giải thích và làm rõ những điều người nghe chưa rõ hoặc có ý kiến khác với mình.

+ Trong vai trò là người nghe: Biết lắng nghe bài trình bày của bạn mình, biết nêu câu hỏi hoặc ý kiến góp ý về nội dung, hình thức của bài trình bày của người nói hoặc yêu cầu người nói giải thích và làm rõ những điều mình chưa rõ hoặc y kiến có sự khác biệt.

Dù ở vai nào cũng phải tôn trọng các ý kiến khác của mình; có thái độ cầu thị, nghiêm túc, lắng nghe xã hội,…

– Đánh giá: Tập đánh giá bài nói từ cả vai trò người nói lẫn vai trò người nghe; biết sử dụng bảng kiểm để đánh giá bài nói.

……………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm giáo án Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *